Sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc giải rượu
Tình trạng “quá chén” rất thường gặp ở đấng mày râu trong những ngày lễ và dùng thuốc giải rượu là biện pháp được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe.
Tiềm mất tật mang
Chị Lê Hải Minh (29 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, do đặc thù công việc, chồng chị thường xuyên phải tiếp khách nên chị tìm mua thuốc giải rượu cho anh. Qua lời quảng cáo của một số bạn bè, chị đã bỏ ra cả triệu đồng mua một hộp “thần dược” chống say rượu có xuất xứ Đài Loan cho chồng uống. Tuy nhiên, tiền mất nhưng “lợi” không có, chỉ thấy “tật” mang, chồng chị đi uống rượu bia về vẫn say, đồng thời còn thấy sức khỏe suy yếu.
Anh Hưng 45 tuổi (Thịnh Liệt- Hoàng Mai) được giai đình đưa vào viện cấp cứu với triệu chứng chảy máu dạ dày, suy gan. Được biết, anh Hưng thường hay phải đi tiếp khách nên đã mua viên giải rượu về uống sau mỗi lần như vậy. Sau một thời gian dùng thuốc, anh thấy mình thường xuyên bị mẩn ngứa, nổi mụn, tức ngực. Theo kết luận của bác sĩ, anh bị như vậy là do lạm dụng thuốc giải rượu và dùng quá liều quy định.
Còn anh Nhân (Kỹ sư xây dựng Hà Đông – Hà Nội) cho biết, vì khả năng uống rượu bia của anh rất kém, nhưng công việc đòi hỏi phải tiếp khách nhiều nên anh đã mua “thần dược uống mãi không say” theo lời một cậu bạn. Anh thử dùng thì thấy đúng là hiệu quả thực sự. Vậy là từ đó, lúc nào anh cũng mang 2-3 viên để có thể dùng bất kì lúc nào. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn anh thấy trong người cồn cào, ruột gan nóng ran. Sau khi đi khám được bác sĩ cho biết vì quá lạm dụng vào thuốc giải rượu nên chức năng gan của anh bị tổn thương.
Lạm dụng thuốc giải rượu có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Rất nguy hiểm khi lạm rụng thuốc
Video đang HOT
Hiện nay loại thuốc này được quảng cáo với tính năng giải rượu siêu tốc có công dụng bảo vệ gan, chống say, giải hết độc tố trong cơ thể do uống bia rượu, làm mất những cảm giác khó chịu khi uống rượu, bia; giúp người say rượu, bia nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường; giúp bảo vệ gan, ngăn chặn tác hại của rượu bia gây nên đối với cơ thể.
Theo bác sĩ Mạnh Quân (BV Tâm thần Trung ương) chia sẻ khi rượu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành aceraldehyd, một chất gây ra các biểu hiện mất tỉnh táo. Các thành phần trong thuốc giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyde và đào thải nó khỏi cơ thể. Có một số viên giải rượu chứa vitamin như B1, B6 PP, acid glutamic, acid fumaric…. Tuy nhiên, nhìn chung đây là thuốc hỗ trợ dinh dưỡng. Có người say rượu uống thuốc vào có cảm giác buồn nôn, bần thần, buồn ngủ và sợ rượu. Chín ảo giác này lại khiến nhiều người lạm dụng thuốc.
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ BV Thanh Nhàn dùng các loại sản phẩm giải rượu này thường xuyên sẽ làm tăng men gan, giảm chất bảo vệ gan, hoại tử tế bào gan, viêm loét đường tiêu hóa. Vì vậy, dùng nhiều loại thuốc giải rượu được cho là thần dược này rất dễ bị ngộ độc nặng.
Và việc giải rượu không thể bảo vệ hoặc phục hồi chức năng gan và hệ thần kinh trung ương. Vì thế người tiêu dùng tuyệt đối không được lạm dụng thuốc. Người sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng cần đến sự tư vấn của bác sĩ tránh để tiềm mất tật mang.
Một số cách phòng tránh say rượu
Rượu bia rất có hại cho sức khỏe hạn chế tác hại của rượu là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Trước khi uống rượu bia chúng ta nên ăn đồ ăn nhẹ có nhiều dầu mỡ, chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Không nên uống rượu bia kết hợp với các loại nước ngọt có ga sẽ làm ta dễ bị say nhanh hơn. Nếu bạn say và cảm thấy buồn nôn, đừng cố gắng kìm nén lại, cứ nôn ra hết những gì có thể. Nôn là phản ứng của cơ thể để tự giải độc. Nên nhớ say chính là một trạng thái nhiễm độc chất cồn.
Sau khi uống rượu bia có thể ăn hoặc uống các loại trái cây có nhiều vitamin như: bưởi, cam, quýt…Cùng trò truyện trong khi uống không những không bị say mà còn khiến người uống tỉnh táo hơn.
Trong khi uống rượu không được uống các loại thuốc chống nôn, vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
Đừng uống quá nhiều rượu bia bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng tới gan nhanh hơn và gây hại tới sức khỏe của mọi người. Hạn chế uống rượu chính là cách để bảo vệ gan của bạn được mạnh khỏe.
Theo VNE
10 việc cần rửa tay ngay sau khi xong
Chúng ta từ nhỏ đều biết trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay, còn những lúc nào nữa cũng cần rửa tay?
1. Sau khi đọc báo xong phải rửa tay. Mực in báo thông thường sử dụng dung môi hữu cơ như ethanol, isopropanol, toluene.... Những vật chất này sẽ bị lưu lại ở tay và có hại cho sức khỏe.
2. Buổi sáng sau khi lấy sữa hay lấy báo (do người đưa sữa/ đưa báo mang đến buổi sáng) cũng nên rửa tay. Bởi vì chai đựng sữa hay hòm đựng báo đều có vi khuẩn.
3. Đi ra ngoài về nên rửa tay. Thời gian ra ngoài, đôi tay không tránh khỏi việc tiếp xúc với những vật dụng công cộng như tay nắm cửa, tay vịn thang cuốn, nút ấn thang máy..., những nơi này đều là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi rút bệnh, vô cùng bẩn. Vì thế, sau khi đi ra ngoài về nhất định phải rửa tay trước rồi mới đi làm những việc khác.
4. Sau khi cầm tiền, xổ số, dùng máy ATM... cũng nên rửa tay.
5. Ăn uống ở ngoài, sau khi xem xong menu chọn đồ ăn cũng không nên quên rửa tay. Bởi vì cuốn menu thực ra rất bẩn, rất ít nhà hàng nào thường xuyên định kỳ vệ sinh khử trùng cuốn menu.
6. Sau khi sử dụng máy tính, con chuột, điện thoại đều nên rửa tay. Đây đều là những đồ vật bị mọi người không để ý, không chú trọng nhưng lại vô cùng bẩn.
7. Phơi quần áo xong phải rửa tay
Những vi khuẩn trên quần áo bẩn và trong máy giặt trong quá trình giặt sẽ bám trên bề mặt quần áo. Trong quá trình phơi quần áo hai tay sẽ bị dính phải những vi khuẩn này, quần áo được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời chiếu vào và đạt được mục đích khử trùng cuối cùng, nhưng tay thì thường bị chúng ta lãng quên.
8. Sau khi hắt hơi, ho dùng tay che miệng hoặc lau nước mũi... cũng cần phải rửa tay.
9. Tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi trong nhà hay tiếp xúc với gia cầmcũng cần rửa sạch tay để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm có liên quan.
10. Sai khi thay bỉm cho con hay cho người già, hoặc sau khi xử lý những vật bẩn đều cần phải rửa tay.
Tóm lại, chúng ta đừng nên coi thường việc rửa tay này, việc tuy nhỏ nhưng có thể giúp chúng ta ngăn chặn được rất nhiều căn bệnh phát sinh.
Theo Dân Trí
Đừng quá hoảng với "thanh kiếm" cong Đêm muộn, thấy điện phòng con vẫn bật sáng, ba bắt gặp con trai đang hì hụi làm gì đó với "cậu bạn nhỏ". Con thẽ thọt cho biết, "kiếm" của con hình như không được thẳng. Con trai à, thực ra, số nam giới gặp phải tình trạng "kiếm cong" như con không phải là ít. Những bất thường này của "cậu...