Sự nghiệp bất ổn của dàn sao trẻ Premier League sau 10 năm
Bendtner, Rafael, Bale, Evans vào đội hình tiêu biểu Premier League dành cho độ tuổi U21 ở mùa 2009/10. Sau 10 năm, chỉ Gareth Bale chạm tới đẳng cấp thế giới.
Vito Mannone (1988) từng được HLV Arsene Wenger trao cơ hội ở 5 vòng đầu tiên Premier League. Anh giữ sạch lưới trong 2 chiến thắng của Arsenal trước Wigan và Fulham. Tuy nhiên, thủ thành người Italy không cạnh tranh lại Manuel Almunia. Sau đó, Mannone trôi dạt sang nhiều đội bóng nhỏ và tạm dừng chân ở CLB Esbjerg (Đan Mạch).
Jonny Evans (1988) và Phil Jones (1992) là 2 trung vệ khoác áo Man United trong nhiều năm. Trong đó, Evans gắn bó với “Quỷ đỏ” từ nhỏ còn Jones cập bến Old Trafford sau khi khẳng định tài năng tại Blackburn Rovers. Họ chưa bao giờ được đánh giá cao và thoát khỏi cái bóng của cặp Vidic – Ferdinand. Hiện tại, Evans là trụ cột của Leicester còn Jones tiếp tục kiếp dự bị ở Man United.
Rafael Da Silva (1990) từng là hậu vệ phải số một của Man United sau thời của Patrice Evra. Guardian đánh giá anh sở hữu lối chơi năng nổ, luôn tích cực trên sân. Trong 7 mùa giải khoác áo Man United, anh giành được 3 chức vô địch Premier League. Năm 2015, Rafael chuyển sang chơi cho Lyon.
Emiliano Insua (1989) được Liverpool chiêu mộ từ Boca Juniors vào năm 2007 và trở thành sự lựa chọn số một của “Lữ đoàn đỏ” trong mùa giải 2009/10 ở vị trí hậu vệ trái. Anh chơi khá ổn nhưng HLV Roy Hodgson lại đẩy anh sang Galatasaray để nhường chỗ cho Paul Konchesky. Sự nghiệp của Insua khá lận đận khi anh chuyển sang nhiều đội bóng như Sporting Lisbon, Atletico Madrid… và giờ là LA Galaxy.
Denilson (1988) từng được HLV Wenger đánh giá có sự pha trộn giữa Thomas Rosicky và Gilberto Silva. Anh chỉ thi đấu ở Sao Paolo 12 trận nhưng nhanh chóng thu hút sự chú ý và được Arsenal chiêu mộ vào năm 2006. Dù chơi rất hay ở Arsenal, anh vẫn muốn ra đi vì không cảm thấy hạnh phúc. Năm 2013, Denilson chính thức trở về chơi bóng ở quê nhà Brazil.
Alex Song (1987) có một mùa giải 2009/10 khá ấn tượng khi được đá chính đến 25 trận đấu ở vai trò tiền vệ phòng ngự. Anh được đánh giá cao bởi khả năng tắc bóng và đánh chặn. Tài năng của Song thu hút sự chú ý của Barca. Sau đó, anh chuyển đến Camp Nou vào năm 2012 nhưng không chứng tỏ được nhiều. Mới đây, Song bị CLB Sion (Thụy Sĩ) sa thải vì không chấp nhận giảm lương trong đợt dịch Covid-19.
Video đang HOT
Marouane Fellaini (1987) tỏa sáng ở Premier League trong màu áo Everton. Thành công của anh mang đậm dấu ấn của HLV David Moyes. Năm 2013, anh cùng người thầy của mình chuyển sang Man United nhưng không quá thành công. Hiện tại, Fellaino khoác áo Sơn Đông Lỗ Năng ở giải VĐQG Trung Quốc.
Lee Chung Yong (1988) chiếm một suất đá chính tại Bolton ngay sau khi chuyển sang từ FC Seoul. Anh có quãng thời gian thi đấu khá ổn trong màu áo Bolton khi ghi được 17 bàn thắng sau 176 trận. Sau đó, anh tiếp tục chơi cho một đội bóng Anh khác là Crystal Palace. Hiện tại, Lee trở về quê nhà Hàn Quốc để khoác áo Ulsan Hyundai, đội bóng từng giao hữu với CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất.
Nicklas Bendtner (1988) từng được đánh giá rất cao tại Arsenal khi anh tỏ ra mắn bàn mỗi khi được trao cơ hội. Tuy nhiên, thói ngông cuồng lại khiến anh không thể vươn tới đỉnh cao sự nghiệp. Hiện tại, chân sút người Đan Mạch rơi vào cảnh thất nghiệp.
Gareth Bale (1989) là cái tên duy nhất trong danh sách này chạm đến đẳng cấp thế giới. Sau khi tỏa sáng tại Tottenham, anh chuyển sang Real Madrid với mức giá 91 triệu euro, kỷ lục thế giới vào năm 2013. Tại đây, anh giành 1 La Liga và 4 Champions League.
Wilshere và sự nghiệp lụn bại của người từng làm lu mờ Xavi - Iniesta
Jack Wilshere từng được đánh giá là "Xavi của Arsenal" và có tương lai rực rỡ chờ đợi phía trước. Tuy nhiên, tiền vệ trẻ một thời lại đang dần chìm vào quên lãng.
Với tài năng nổi bật, Wilshere sớm được HLV Arsene Wenger đưa lên đội một Arsenal khi mới 16 tuổi. Ngay ở trận ra mắt gặp Reading, anh là người ghi bàn thắng duy nhất, giúp "Pháo thủ" tránh trận thua.
Mùa giải 2008/09, Wilshere phá kỷ lục của Arsenal khi trở thành cầu thủ trẻ nhất lịch sử đội bóng được chơi tại Premier League. Sau 3 tháng, ban lãnh đạo Arsenal quyết định ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với tiền vệ này. Anh được nhiều người ưu ái đặt cho biệt danh "Xavi mới".
Wilshere từng chiến thắng những người giỏi nhất nhưng chưa bao giờ chiến thắng bản thân mình. Ảnh: Getty.
Khi "Xavi mới" làm lu mờ Xavi thực thụ
Ởlượt đi vòng 1/8 Champions League mùa giải 2010/11, Barca có chuyến làm khách trên sân Emirates của Arsenal. Đội bóng thành London hưởng trọn niềm vui chiến thắng nhờ 2 bàn thắng của Robin Van Persie và Andrei Arshavin, nhưng màn trình diễn của Wilshere mới là thứ đọng lại lâu nhất trong ký ức người hâm mộ.
Wilshere phải đối đầu với Sergio Busquets - Xavi Hernandez - Andres Iniesta, bộ 3 đưa Tây Ban Nha lên đỉnh thế giới nhưng anh chẳng có chút sợ hãi nào. Ở tuổi 19, anh thể hiện sự tự tin đáng kinh ngạc.
Khi nhận bóng ở tư thế quay lưng, Wilshere thoát pressing bằng chính những "vũ khí" mà đối thủ sử dụng thuần thục. Anh lắc hông, xoay người để đánh lừa các cầu thủ Barca rồi qua người, đưa bóng lên phía trên. Trong các pha phản công, Wilshere dốc bóng tốc độ để cùng đồng đội tạo ra các tình huống nguy hiểm.
Không chỉ vậy, Wilshere còn tích cực đập nhả, phối hợp trung lộ với Cecs Fabregas và Van Persie. Tốc độ của bộ 3 này khiến hàng phòng ngự Barca không ít lần phải lúng túng. Màn trình diễn của anh giúp Arsenal có thế trận không hề lép. Dù "Pháo thủ" kiểm soát bóng 34%, họ tạo ra số cơ hội ngang bằng với Barca và giành chiến thắng 2-1.
Với Wilshere, anh có màn trình diễn đẳng cấp thế giới, làm tốt mọi khâu, từ nhận bóng, triển khai, chuyền bóng, kiểm soát và cả tranh chấp. HLV Pep Guardiola từng nói ở Barca B, mẫu cầu thủ như Wilshere luôn đầy rẫy.
Wilshere chơi cực kỳ máu lửa trong chiến thắng 2-1 của Arsenal. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, để chơi với phong thái của cầu thủ hàng đầu khi đối mặt với những nhà vô địch thế giới, ở sân chơi khắc nghiệt như Champions League, thì không phải ai cũng làm được như Wilshere. Báo chí châu Âu thừa nhận đây là trận đấu hiếm hoi Barca mất thế chủ động ở giữa sân, còn Wilshere nói anh có màn trình diễn xuất sắc.
"Tôi từng đối đầu với Wilshere và theo dõi cậu ấy rất kỹ. Nếu có thể vượt qua chấn thương, cậu ấy có thể trở thành tiền vệ hay nhất thế giới. Wilshere không chơi bóng theo phong cách của người Anh.
Cậu ấy có khả năng chuyền bóng và giữ bóng tuyệt vời. Wilshere chính là tương lai của bóng đá Anh", Xavi nhận xét về Wilshere vào năm 2015. Sự thừa nhận từ đối thủ chính là minh chứng rõ ràng cho tài năng của Wilshere.
Sự kỳ vọng tan vỡ
Năm 2011, HLV trưởng của ĐT Anh lúc đó, Fabio Capello, dành những lời có cánh cho Wilshere và hứa hẹn về tấm băng đội trưởng cho cầu thủ này trong tương lai.
"Về mặt tính cách và sự tự tin trên sân, Wilshere là người giỏi nhất ở độ tuổi đó mà tôi từng thấy. Cậu ấy sẽ đeo băng đội trưởng ĐT Anh một ngày nào đó. Wilshere cần thêm thời gian ra sân, nhưng cậu ấy thật sự là thủ lĩnh", chiến lược gia người Italy chia sẻ.
Với phát biểu đó, Capello đặt Wilshere ngang hàng với Franco Baresi, Paolo Maldini hay Raul Gonzalez, những tượng đài bóng đá thời còn trẻ.
Wilshere nằm sân là hình ảnh không hề xa lạ với người hâm mộ. Ảnh: Getty.
Đáng tiếc, Wilshere chưa bao giờ chạm đến đỉnh cao sự nghiệp như nhiều người kỳ vọng. Chấn thương khiến thời gian chơi bóng của anh bị gián đoạn rất nhiều. Năm 2011, Wilshere từng phải trải qua đến 17 tháng ngồi ngoài vì chấn thương mắt cá.
Tính đến lúc này, Wilshere bỏ lỡ đến 216 trận đấu (theo Transfermarkt) vì các loại chấn thương, từ mắt cá, cơ, bắp chân, gân kheo, đầu gối. Mùa giải 2019/20, anh ngồi ngoài 221 ngày vì chấn thương háng.
Nếu như tiền sử chấn thương của Wilshere có thể liệt kê thành danh sách dài, quá khứ ăn chơi thác loạn của anh cũng không hề kém cạnh. Say xỉn, xô xát, hành hung tài xế taxi là những hình ảnh xấu xí của Wilshere từng xuất hiện trên mặt báo.
Những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá vốn là những kẻ thủ của những cầu thủ chuyên nghiệp lại thường xuyên được Wilshere sử dụng. Cristiano Ronaldo, James Milner, những biểu tượng của sự bền bỉ trong bóng đá không bao giờ dùng đến chúng, dù chỉ là một giọt rượu hay hơi thuốc lá.
Đó chính là sự khác biệt. Wilshere có thể đổ lỗi cho chấn thương khiến anh trượt dốc, nhưng không thể phủ nhận rằng ý thức chăm sóc bản thân kém là lý do quan trọng khiến anh không đảm bảo được thể trạng tốt. Cầu thủ say xỉn ở quán rượu đến nửa đêm không bao giờ có buổi tập chất lượng.
Wilshere bị bắt gặp hút thuốc khi đi chơi cùng một cô nàng chân dài. Ảnh: Daily Mail.
Năm 19 tuổi, Wilshere được đánh giá là tài năng trẻ đáng xem hàng đầu thế giới trong màu áo Arsenal. Tròn 10 năm sau, anh vẫn gắn bó với thành London, nhưng lại là người của West Ham, đội bóng hạng trung ở Premier League.
10 năm qua, Wilshere có những khoảnh khắc lóe sáng khiến người hâm mộ le lói hy vọng. Đó là màn đập nhả hoàn hảo cùng các cầu thủ Arsenal vào lưới Norwich hay cú đúp siêu phẩm khi tuyển Anh đối đầu Slovenia.
Sự nghiệp của Wilshere có xuất phát điểm tuyệt vời khi anh được chơi cho đội bóng lớn ở những đấu trường danh giá nhất, nhưng chưa bao giờ đi đúng quỹ đạo để trở thành ngôi sao hàng đầu.
Szczesny mất cả sự nghiệp ở Arsenal vì một điếu thuốc Bị bắt quả tang hút thuốc trong phòng thay đồ và không thể cạnh tranh với David Ospina khi trở lại khiến thủ thành Wojciech Szczesny bật bãi khỏi Arsenal. Sau trận thua 0-2 trước Southampton tại Premier League 2014/15, Wojciech Szczesny khiến cựu HLV Arsene Wenger tức giận khi hút thuốc trong phòng thay đồ để giải tỏa tâm trạng. Đây không...