Sứ mệnh Make in Vietnam, 5G và sự tái sinh của “đại bàng” Việt
Năm 2020, Tập đoàn Vingroup (công ty tư nhân thành công nhất hiện nay ở Việt Nam) và Tập đoàn Viettel (công ty Nhà nước thành công nhất hiện nay ở Việt Nam) đều công bố những cột mốc về sản phẩm Make in Vietnam với công nghệ 5G.
Ngoài thông điệp song hành với thế giới về công nghệ, đó còn là tín hiệu cho sự tái sinh của 2 “đại bàng” Việt Nam.
Cách đây 31 năm, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Những ngày đầu, Sigelco có khoảng 40 nhân sự, vốn là bộ đội từ các đơn vị của Binh chủng Thông tin liên lạc.
Cách đây 27 năm, tiền thân của Vingroup, Technocom, một công ty chuyên sản xuất mì gói ra đời tại tại Ukraina.
Cách đây 3 năm, Vingroup chính thức trở thành doanh nghiệp tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam với mức vốn hóa lên đến chín tỷ USD; và là doanh nghiệp lớn thứ 11 trong hơn 600 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam; nổi tiếng với hệ sinh thái phủ rộng trên khắp các lĩnh vực, từ bất động sản, du lịch đến y tế, giáo dục…
Cùng năm đó, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam. Với vùng phủ toàn quốc lên tới 95% dân số, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi khai trương.
Cách đây 2 năm, cả hai tập đoàn này – một nhà nước, một tư nhân – đã cùng tái sinh và làm nên những điều kỳ diệu cho Việt Nam.
Tháng 8/2018, sau ba giai đoạn phát triển kéo dài gần 30 năm, từ một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 – 1999) trở thành một công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 – 2010) và hiện là một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 – 2018), Viettel bước vào giai đoạn thứ tư – sớm hơn dự kiến hai năm.
Giai đoạn phát triển 4 là giai đoạn của 4.0 và kinh doanh toàn cầu. Chiến lược phát triển trong giai đoạn này là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%. Viettel phải nỗ lực bứt phá trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số một Việt Nam về viễn thông và công nghiệp công nghệ cao.
Điểm đặc biệt của giai đoạn này là chỉ trong vòng 2 năm từ 2018-2020, Viettel đã chuyển đổi rất mạnh từ hoạt động cốt lõi là dịch vụ viễn thông sang cung cấp dịch vụ số. Trong thời gian này, bước tiến mới đặc biệt quan trọng của Viettel là 5G.
Vào tháng 1/2020, cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị 5G do chính Viettel nghiên cứu sản xuất đã được thực hiện, đưa Việt Nam trở thành một trong số rất ít quốc gia trên thế giới làm chủ công nghệ này. Với việc sản xuất thành công thiết bị 5G, Viettel đã lọt top 6 nhà cung cấp trên thế giới bên cạnh Ericsson, Samsung, Huawei, Nokia…, và là nhà mạng duy nhất trong số đó.
Video đang HOT
Cuối năm 2020, tròn 1 tháng sau khi được cấp phép thử nghiệm thương mại dịch vụ 5G ở Hà Nội, tại sự kiện “5G Viettel Xin chào Việt Nam” ngày 30/11/2020, Viettel trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chính thức công bố khai trương kinh doanh thử nghiệm dịch vụ trên quy mô rộng. Một lần nữa, Viettel đã thực hiện đúng cam kết với Chính phủ và người dân trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong về cung cấp 5G trên thế giới, thúc đẩy kiến tạo xã hội số ở Việt Nam theo đúng lộ trình.
Với 5G do Việt Nam làm chủ, những điều diệu kỳ tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng như xe tự lái, ô tô bay… có thể sẽ sớm trở thành sự thật. “Trước đây, chúng ta nghĩ đó là công nghệ của tương lai, nhưng tương lai đang ở rất gần chúng ta rồi. Sóng 5G sẽ đóng góp mạnh mẽ vào những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội” – Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Q. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nói.
Bên cạnh Viettel, Vingroup cũng khiến cả thế giới sững sờ khi tạo nên kỳ tích trong 2 năm gần đây. “Năm 2018, VinFast – công ty xe hơi thuộc Tập đoàn Vingroup của Việt Nam, đã khiến thế giới sửng sốt khi tung ra những chiếc xe nội địa đầu tiên” – Discovery bình luận ngày 28/3 khi chiếc VinFast Lux SA2.0 trắng lao vút trên đường thử và thời khắc Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bước ra khỏi chiếc xe đầu tiên vừa rời dây chuyền sản xuất.
Ngày 12/6/2018, Vingroup công bố thành lập công ty cổ phần nghiên cứu và sản xuất VinSmart với vốn điều lệ ban đầu là 3.000 tỷ đồng trong đó Vingroup góp 80%. Chỉ sau nửa năm, ngày 14/12/2018, công ty công bố ra mắt 4 dòng sản phẩm điện thoại đầu tiên tại Landmark 81.
Sau 2 công ty công nghiệp là hàng loạt các hoạt động liên quan đến công nghệ như sự ra đời của Vintech (tháng 8/2018), Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo – VinAI Research (tháng 4/2019), Quỹ VinTech Fund (tháng 5/2019). Đó là những bước chuyển mạnh mẽ hay cũng có thể gọi là sự bắt đầu cho cuộc tái sinh của một công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam.
Trong năm 2020, Vinfast và Vsmart đã đạt được những thành tựu bước đầu khi VinFast bất ngờ đóng có 2 mẫu xe lọt top 10 ô tô bán chạy nhất thị trường gồm Lux SA2.0 và Fadil, trong khi Vsmart đứng thứ 4 về thị phần smartphone ở Việt Nam với 9%. Vingroup cũng liên tục đặt ra những kế hoạch vô cùng tham vọng: xuất khẩu ô tô điện và điện thoại sang thị trường Mỹ.
“Trong mắt rất nhiều bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn là nước nghèo và lạc hậu. Chúng tôi sẽ tìm cách chứng minh sản phẩm của mình đại diện cho một Việt Nam năng động đang phát triển đã có thể vươn tới các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới”, ông Vượng nói trong một cuộc phỏng vấn Bloomberg.
Và Vingroup đã thực sự bước một chân vào tham vọng đó.
Vinsmart mới đây đã công bố thông tin sẽ bán mẫu điện thoại 5G đầu tiên của công ty tại thị trường Mỹ vào năm sau. Bà Nguyễn Thị Hồng, Tổng Giám đốc khối Điện thoại của VinSmart cho hay, trong năm 2021, điện thoại thương hiệu Vsmart sẽ chính thức được đưa vào thị trường Mỹ qua các kênh phân phối. Model đầu tiên vào Mỹ năm tới là Aris 5G.
Bà Hồng chia sẻ về lý do đưa sản phẩm này sang Mỹ trước thị trường Việt Nam: “Chúng tôi mang điện thoại 5G sang Mỹ trước vì tại đây mạng 5G đã được phủ sóng chính thức. Máy cũng sẽ bán ra ở thị trường trong nước khi các nhà mạng Việt Nam thương mại hóa 5G”.
Trong “năm Covid”, kết quả tích cực từ sự tái sinh Vingroup và Viettel với mũi nhọn về công nghệ cùng sản phẩm 5G Make in Vietnam cho thấy triển vọng về một Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ. Nếu như trước đây, Việt Nam luôn đi sau thế giới về công nghệ và chỉ nhận chuyển giao từ nước khác thì giờ đây, tình thế bắt đầu thay đổi.
Những công ty như Viettel, Vingroup có khát vọng cho cả thế giới thấy sự tự chủ về công nghệ của người Việt với các sản phẩm “Make in Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam”, và còn xuất khẩu được ra thế giới, đến thị trường khó tính nhất (Mỹ).
Nhận định về tham vọng của các tập đoàn này, PGS.TS Trần Đình Thiên – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá, doanh nghiệp vừa phải liều, vừa phải có bản lĩnh. “Nhìn từ khía cạnh năng lực, điều này chứng minh người Việt Nam đi sau có thể vượt trước”, ông Thiên nói.
Hiện nay, Viettel và Vingroup là 2 hình mẫu cho một Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ về công nghệ nhưng còn có nhiều công ty khác chưa được nêu tên, cũng đang ngày đêm nỗ lực vì một Việt Nam hùng cường. Sứ mệnh “Make in Vietnam” không chỉ thuộc về các tập đoàn lớn – những “đại bàng”, nó cũng có thể được thực hiện bởi rất nhiều startup công nghệ – “chim sẻ” với sản phẩm bạn đầu rất nhỏ, phục vụ nhu cầu của đời sống hàng ngày.
Thế nhưng, nếu được nuôi dưỡng ở một môi trường kinh doanh tốt, “chim sẻ” sẽ có cơ hội trở thành “đại bàng”. Người ta thường nói về “đại bàng tái sinh” nhưng tại sao không nghĩ về câu chuyện nhiều “chim sẻ” có thể “tái sinh thành đại bàng” vì chỉ khi thực hiện được điều đó, Việt Nam mới có thể thực sự hùng cường.
Misa Amis - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất "Make in Vietnam" trình làng
Bằng việc ứng dụng những công nghệ mới 4.0, Misa Amis mang tới trải nghiệm mới về làm việc và điều hành thông minh cho người dùng.
Ngày 25/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ giới thiệu nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất Misa Amis.
Sự kiện nằm trong chương trình giới thiệu các nền tảng số "Make in Vietnam" nhằm thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đây là nền tảng quản trị toàn diện dành cho doanh nghiệp, xoay quanh 4 mảng cốt lõi gồm: tài chính, kinh doanh, nhân sự và điều hành. Mỗi mảng lại được chia thành hàng chục ứng dụng nhỏ tương ứng với các nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có quy mô, nhu cầu đến đâu có thể lựa chọn sử dụng các ứng dụng tới đó. Việc này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ dữ liệu giữa các bộ phận.
"Nền tảng sẽ giúp doanh nghiệp hội tụ dữ liệu, phục vụ cho công tích phân tích, ra quyết định điều hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Đồng thời, việc kết nối với các đối tác bên ngoài sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng đối tác khi cùng tham gia nền tảng" - bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc Misa chia sẻ.
Bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc Misa - phát biểu tại sự kiện
Theo đại diện của Misa, công ty đã phát triển nền tảng Amis dựa trên sự nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu người dùng qua quá trình triển khai giải pháp số cho doanh nghiệp trong 26 năm qua. Chính vì vậy, nền tảng được xây dựng nhằm giải quyết 3 bài toán lớn mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi số, đó là:
- Không đủ chi phí để đầu tư các hệ thống ERP của nước ngoài.
- Các giải pháp trên thị trường không theo suốt được cả quá trình phát triển của doanh nghiệp.
- Các giải pháp đang ứng dụng riêng lẻ từng bộ phận, thiếu sự kết nối trong nội bộ với nhau và các hệ thống bên ngoài doanh nghiệp để quản trị toàn diện.
Đại diện của Misa cho biết, Amis được phát triển để trở thành trung tâm kết nối các ứng dụng, phục vụ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc kết nối này mang tới sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian tối đa cho doanh nghiệp. Thay vì phải sử dụng cùng lúc nhiều nền tảng, doanh nghiệp có thể thao tác mọi nghiệp vụ, giao dịch trên một hệ thống duy nhất. Misa khẳng định nền tảng Amis sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao 47% hiệu suất làm việc của nhân viên.
Dựa trên Cloud, Misa Amis giúp nhân sự làm việc bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu với nhiều thiết bị khác nhau (máy tính, laptop, máy tính bảng, smartphone...), tạo thành mô hình văn phòng di động. Nền tảng còn ứng dụng các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tự động hóa và xử lý thông tin thông minh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), tự động nhập liệu hồ sơ nhân viên, giám đốc tài chính số, nhân sự số...
Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông - phát biểu tại sự kiện
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Misa Amis mang tinh thần sản phẩm "Make in Vietnam" khi được sáng tạo, thiết kế nhằm giải quyết bài toán chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và góp phần thúc đẩy tiến trình đưa Việt Nam thành quốc gia số nói chung.
Giải thưởng "Make in Vietnam" vinh danh 14 sản phẩm công nghệ số tiêu biểu Gồm 5 hạng mục trong lĩnh vực CNTT, Giải thưởng "sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam" do Bộ TT&TT tổ chức đã tìm ra chủ nhân của 14 giải thưởng được trao và vinh danh sáng 23/12. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao giải Nhất hạng mục Nền tảng số xuất sắc cho Base.vn. Sáng nay (23/12), trong khuôn khổ...