Sứ mệnh khó khăn sau phán quyết PCA
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đang “lĩnh ấn tiên phong” thực hiện sứ mệnh mở đường cho đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos phát biểu tại Hồng Kông trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến thăm Trung Quốc
Ngày 8-8, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đã tới Hồng Kông, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Quốc kéo dài khoảng 4-5 ngày, để gặp các cựu quan chức Chính phủ Trung Quốc. Không công bố công khai, song dư luận đều biết rất rõ là chuyến công du của phái đoàn do ông Fidel Ramos dẫn đầu với cương vị Đặc phái viên Tổng thống Philippines có nhiệm vụ mở đường cho cuộc đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines về Biển Đông ngày 12-7 vừa qua.
Quan hệ giữa Philippines với Trung Quốc đã trở nên căng thẳng từ khi Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” hòng “nuốt trọn” Biển Đông, trong đó có nhiều vùng biển đảo rộng lớn mà Manila tuyên bố chủ quyền. Mối quan hệ này càng xấu thêm khi Trung Quốc dùng sức mạnh để đuổi ngư dân và lực lượng chức năng của Philippines để cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
“Giọt nước cuối tràn ly” chính là việc chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III, người tiền nhiệm của đương kim Tổng thống Rodrigo Duterte, đệ đơn kiện Trung Quốc ra tòa PCA về vấn đề Biển Đông. Đơn kiện của chính quyền ông Benigno Aquino không chỉ làm “mất mặt” Trung Quốc với tư thế một cường quốc mà còn đẩy Bắc Kinh trước một phán quyết của công lý mà phần thua đã được dự báo trước sẽ thuộc về Trung Quốc.
Tuy nhiên, quan hệ Philippines – Trung Quốc đã dịu đi phần nào khi ông Duterte từ khi tranh cử cho tới lúc đắc cử đều khẳng định sẽ ưu tiên cải thiện mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc. Chính sách này càng được thể hiện rõ hơn khi Đại sứ nước ngoài đầu tiên mà ông Duterte gặp gỡ sau khi đắc cử là Đại sứ Trung Quốc chứ không phải là Đại sứ Mỹ như thông lệ.
Thế nhưng, không phải vì thế mà cựu Tổng thống có thể dễ dàng hoàn thành sứ mệnh mở đường cho tiến trình đàm phán sau phán quyết PCA. Phán quyết của PCA không chỉ tuyên “phần thắng” về Philippines mà còn là cú trời giáng pháp lý vào tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh khi bác bỏ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc với vùng biển đảo nằm trong yêu sách “đường lưỡi bò”, không một đảo hay bãi đá nào mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế…
Video đang HOT
Trung Quốc đã không công nhận thẩm quyền của PCA kể từ khi Philippines đệ đơn kiện đầu năm 2013 và càng lớn tiếng hơn tuyên bố bác bỏ mọi phán quyết của Tòa án này của Liên hợp quốc ngày 12-7 vừa qua. Trung Quốc chắc chắn không chịu “nhả” những vùng biển đảo mà họ đã dùng vũ lực cưỡng chiếm và kiểm soát trên Biển Đông, chẳng những thế mà còn dùng sức mạnh để hiện thực hóa tham vọng “nuốt” 80% diện tích Biển Đông.
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Duterte dù muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, song cũng không thể nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền. Manila không thể không đòi lại chủ quyền cũng như vùng đánh cá tại bãi cạn Scarborough cho ngư dân Philippines.
Sứ mệnh mở đường của cựu Tổng thống Ramos vì thế rất cam go, không hề dễ như việc ông cầm gậy ra sân golf trong chuyến công du được dư luận gọi là “ngoại giao sân golf” để “phá băng” quan hệ này.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc thách đố phán quyết trọng tài
Trung Quốc bộc lộ tham vọng trở thành trung tâm pháp lý về hàng hải.
Tân Hoa xã đưa tin Tòa án tối cao Trung Quốc quy định từ ngày 2-8, tàu cá nước ngoài bị bắt quả tang đánh bắt trái phép trong "lãnh hải Trung Quốc" mà từ chối rời đi hoặc tiếp tục quay trở lại sau khi đẩy đuổi hoặc bị phạt tiền hồi năm trước thì sẽ bị xem là phạm tội hình sự nghiêm trọng, có thể bị tuyên án một năm tù hoặc bị xử phạt.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người thu hoạch san hô hoặc động vật bị đe dọa tuyệt chủng trong "lãnh hải Trung Quốc".
Tòa án tối cao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố quy định này được áp dụng trên các vùng biển của Trung Quốc gồm biển Đông và biển Hoa Đông.
Đối với tàu cá Trung Quốc, quy định mới đưa ra các hình thức xử phạt nặng như cấm xuất bến hoặc truy tố chủ tàu hoặc thuyền viên.
Reuters cho rằng quy định này được áp dụng đối với các khu vực Trung Quốc có quyền tài phán gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đẩy đuổi ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough. Ảnh: asiamaritime.net
AFP ghi nhận chẳng những Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài mà còn đưa ra quy định vô lý trừng phạt ngư dân đánh bắt trong khu vực tranh chấp.
Phản ứng với quy định này, ngày 2-8 (giờ địa phương), trang tin The New American (Mỹ) nhận định đây là một cách Trung Quốc thách đố phán quyết trọng tài.
Báo The Times of India (Ấn Độ) viết xem ra Trung Quốc mượn quyết định của Tòa án tối cao nước này làm vỏ bọc pháp lý cho hải quân tiến hành hành động xâm chiếm biển Đông.
Báo nhận định quy định này cũng hỗ trợ ngư dân Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh hải các nước ven biển Đông để đánh cá trái phép.
Các nhà phân tích đánh giá quy định của Trung Quốc không chỉ trái ngược với phán quyết trọng tài mà còn bộc lộ tham vọng muốn trở thành trung tâm pháp lý hàng hải.
Các nhà phân tích dự báo căng thẳng có thể gia tăng nếu Trung Quốc vận dụng quy định mới với cả tàu chiến nước ngoài.
Báo The Straits Times (Singapore) dẫn lời chuyên viên về quan hệ đối ngoại Trung-Mỹ ở ĐH Phục Đán (Thượng Hải) Thẩm Đình Lập đánh giá khả năng căng thẳng gia tăng rất thấp.
Ông cho rằng: "Thứ nhất vì Mỹ có quá nhiều tàu quân sự có thể luân phiên tiến vào và rời khỏi vùng 12 hải lý nên không vi phạm luật của Trung Quốc. Thứ hai, nếu Trung Quốc bắt giữ tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải của họ, họ cũng biết rõ động thái này có thể gây bùng nổ xung đột vũ trang".
GS Phó Côn Thành, Chủ nhiệm Viện Nam Hải thuộc ĐH Hạ Môn (Trung Quốc), cho rằng Tòa án tối cao Trung Quốc muốn gỡ cho chính quyền địa phương khỏi lúng túng bằng cách lập ra một chính sách tầm quốc gia qua quy định xử phạt tàu cá.
Trả lời đài truyền hình CNN, GS luật Michael C. Davis ở ĐH Hong Kong nhận xét quy định của Tòa án tối cao Trung Quốc là một gợi ý đáng ngại. Ông cảnh báo ngư dân Philippines có thể bị tàu Trung Quốc bắt giữ và bị truy tố hình sự.
Ngày 3-8, Philippines đã yêu cầu các ngư dân nên định hướng rõ ràng khu vực đánh bắt ở biển Đông để tránh bị chính quyền Bắc Kinh quấy rối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố nếu phán quyết của Tòa Trọng tài đã rõ ràng thì thực tế tại hiện trường lại khác. Khi được hỏi vậy ngư dân Philippines có định tránh bãi cạn Scarborough hay không, người phát ngôn nói điều này cần phải làm vì sự an toàn của mọi người. Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines. Từ đó, ngư dân Philippines đến khu vực này đánh bắt đều bị đẩy đuổi. Chúng tôi ý thức Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough, vậy thì chúng tôi sẽ chờ cho rõ ràng hơn về cách thức ngư dân của chúng tôi có thể đến đó mà không bị quấy rối thêm nữa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines CHARLES JOSE
KHÔI VIỆT - TNL
Theo PLO
Lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên rơi vào vùng biển Nhật Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thông báo lúc 7 giờ 50 ngày 3-8, CHDCND Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo Rodong (tầm trung) từ Unyul (tỉnh Nam Hwanghae) ra biển. Một tên lửa phát nổ ngay khi phóng và tên lửa còn lại đã bay xa 1.000 km. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani thông...