Sự kiện iPhone 11 đạt 2 triệu lượt xem livestream, lọt top xem nhiều nhất YouTube
Màn ra mắt iPhone 11 của Apple đạt 2 triệu người xem trực tuyến, lọt top 3 các sự kiện được xem nhiều nhất trên YouTube.
Theo truyền thống, Apple luôn phát sóng trực tiếp các sự kiện của mình trên trang web và ứng dụng Events của Apple TV. Sự kiện ra mắt iPhone 11 năm nay đánh dấu lần đầu tiên Apple livestream một sự kiện quan trọng bậc nhất trên nền tảng YouTube của Google.
Mặc dù vậy, sự kiện ra mắt iPhone 11 diễn ra vào hôm qua của “nhà Táo” đã thành công vang dội khi đạt 2 triệu người xem trên livestream YouTube, lọt top những sự kiện được xem nhiều nhất thế giới chỉ sau 2 sự kiện kinh điển khác.
Sự kiện Apple được ví như một bộ phim bom tấn được cả thế giới chờ đợi.
Cụ thể, chỉ trong vòng 10 phút sau khi sự kiện bắt đầu, video livestream của Apple trên YouTube đã nhanh chóng có hơn 500 nghìn người xem trực tiếp. Khi chiếc iPhone 11 được ra mắt, con số này tăng lên tới 1,87 triệu người xem. Theo Macrumors, số người xem còn tiếp tục tăng lên nữa khi gần đến cao trào giới thiệu tính năng của iPhone 11 Pro. Đáng chú ý, con số này còn chưa bao gồm những người chọn xem trên trang chủ Apple hoặc Apple TV.
Video đang HOT
Những năm trước, chúng ta không thể biết được có bao nhiêu người đang theo dõi sự kiện của Apple, bởi thông tin này không được chia sẻ. Nhưng dựa vào số liệu trên YouTube năm nay, có thể thấy mức độ quan tâm của người dùng đối với sự kiện công nghệ của Apple là không hề nhỏ.
Mức độ quan tâm của giới công nghệ đến sự kiện này là rất lớn
Với thành tích khủng này, sự kiện trình làng iPhone 11 của Apple đã lọt top kỷ lục thế giới chỉ sau 2 sự kiện kinh điển khác. Cụ thể, sự kiện livestream được nhiều người xem nhất trên YouTube là khi Felix Baumgartner nhảy dù từ ngoài vũ trụ xuống bề mặt Trái đất, với hơn 8 triệu người theo dõi cùng lúc. Đứng thứ 2 là sự kiện ra mắt Falcon Heavy của SpaceX vào tháng 9 năm 2018 cũng thu hút được 2 triệu người xem trực tiếp.
Đây có thể coi là một thành công lớn của Apple trong việc tiếp cận nhiều người dùng phổ thông hơn. Cách đây một năm, Apple cũng không còn giới hạn các thiết bị có thể xem sự kiện tháng 9 của hãng nhằm giúp các fan công nghệ dễ dàng theo dõi màn ra mắt iPhone mới.
Theo ITC News
Định danh tài khoản Facebook, bảo vệ người dùng
Khi tài khoản Facebook đã được định danh, nhà nước sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích cho người dùng trong trường hợp xảy ra sự cố
Mạng xã hội (MXH) Facebook phát triển, tính năng phát sóng trực tiếp (livestream) cũng ngày càng được sử dụng phổ biến. Người dùng còn có thể livestream vào các group (nhóm) hoặc trên fanpage với lượng tương tác khổng lồ nên có tình trạng tính năng này bị lạm dụng và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các hành vi đăng tải nội dung vi phạm pháp luật.
Dùng tài khoản ảo để xuyên tạc
Livestream đang được một số lượng lớn người bán hàng online sử dụng như một kênh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tương tác trực tiếp với khách hàng. Trong đó, có nhiều tài khoản phát trực tiếp với hình ảnh phản cảm, lời nói thô tục. Ngoài ra, các vi phạm về bản quyền khi phát trực tiếp trên Facebook đã được nhiều nước trên thế giới chỉ ra. Trước đó, vào cuối năm 2017, một thanh niên ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị xử phạt hành chính khi livestream phim "Cô Ba Sài Gòn" lên fanpage chuyên về phim do mình làm quản trị.
Tình trạng sử dụng tài khoản ảo để nói xấu, xúc phạm người khác diễn ra khá phổ biến thời gian qua
Tại Việt Nam, không ít cá nhân sử dụng tài khoản thật hoặc ảo để livestream các nội dung xuyên tạc, chửi bới, xúc phạm người khác và để lại hậu quả nặng nề. Đối tượng Trần Đình Sang (ở tỉnh Yên Bái) - người thường xuyên livestream hình ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ với những bình luận xuyên tạc, xúc phạm lực lượng chức năng, gây hiểu nhầm trong dư luận. Việc Facebook không giới hạn nội dung có thể chia sẻ dẫn tới việc các nội dung dù có vi phạm vẫn được phát tự do trên nền tảng này và nhanh chóng được chia sẻ.
Từ thực tế này, tại phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018 trong lĩnh vực TT-TT. Trong đó, Bộ TT-TT nhấn mạnh có tình trạng Facebook và Google không chịu gỡ các bài viết, nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật vì cho rằng không vi phạm chính sách cộng đồng của doanh nghiệp. Bộ TT-TT đang yêu cầu Facebook phải triển khai định danh tài khoản người sử dụng tại Việt Nam, trước mắt áp dụng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM và chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream). Đồng thời, yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam. Bộ TT-TT cũng yêu cầu Facebook cấp nhanh xác thực (dấu tick xanh) cho các fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng, cũng như chỉ cho phép lập fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức Đảng và nhà nước khi có sự đồng ý của Bộ TT-TT hoặc sự xác nhận của chính cơ quan, tổ chức đó.
Yêu cầu Facebook cung cấp dữ liệu
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 17-8, một chuyên gia trong lĩnh vực TT-TT mạng cho biết việc định danh tài khoản, xác định người dùng là ai, đâu là tài khoản thực, đâu là tài khoản ảo thì Facebook hay Google đều đã có thông tin hết. Lý giải việc này, vị này cho hay trong quá trình lên internet và tham gia MXH, người dùng đã cung cấp vô số thông tin cá nhân, hình ảnh của mình, thậm chí của người thân, bạn bè nên Facebook hay Google đều có kho dữ liệu khổng lồ về người dùng. Trong khi thực tế, khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin người dùng thì phía Facebook hay Google không hợp tác. Thực tế này không chỉ xảy ra đối với Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. "Việc yêu cầu Facebook phải triển khai định danh tài khoản người sử dụng tại Việt Nam và yêu cầu họ phải có những hợp tác chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các cơ quan quản lý nhà nước là để ngăn chặn các tài khoản mạo danh, xuyên tạc nội dung, nói xấu..." - vị này cho hay. Đồng thời, việc định danh sẽ là cơ sở để xử lý các tài khoản có hành vi đăng tải nội dung vi phạm.
Bên cạnh đó, việc định danh cũng sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có thể bảo vệ được quyền lợi cho công dân trong trường hợp xảy ra việc mất cắp dữ liệu cá nhân, bị bán hoặc sử dụng sai mục đích. Khi tài khoản đã được định danh, nhà nước sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân trong trường hợp xảy ra sự cố. Và thực tế cho thấy, cuối tháng 7 vừa qua, Facebook phải nhận án phạt 5 tỉ USD từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ vì vụ bê bối Cambridge Analytica, khi dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng bị sử dụng không phép. Theo vị chuyên gia này, việc đặt ra yêu cầu cho Facebook và Google cũng là để làm "sạch" không gian mạng. Bên cạnh đó, người dùng cần nâng cao ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân và tuân thủ pháp luật khi tham gia MXH. Tình trạng sử dụng tài khoản ảo để nói xấu, xúc phạm người khác diễn ra khá phổ biến thời gian qua, nhưng trên thực tế bị hại không thể khiếu nại lên Facebook được. Do đó trong tình huống này, nếu tài khoản được định danh thì sẽ có cơ sở để ngăn chặn hoặc xử lý theo quy định pháp luật.
Theo người lao động
Mạnh tay dẹp 'giang hồ mạng' Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị nhà cung cấp dịch vụ YouTube khóa các kênh 'giang hồ mạng' trên YouTube như kiểu của Khá Bảnh Trưa 3-4, kênh YouTube của Khá Bảnh đã biến mất trên YouTube. Kênh YouTube của Khá Bảnh trước khi bị khóa có 1,99 triệu người...