Sự kiện Hồi giáo ở Malaysia thành nguồn lây COVID-19 ở Đông Nam Á
Một sự kiện cầu nguyện tại thánh đường Hồi giáo ở Kuala Lumpur, Malaysia với khoảng 16.000 người tham dự bị cho là nguồn lây lan virus Corona mới gây bệnh COVID-19 tại nhiều nước Đông Nam Á.
Người dân chụp ảnh bên ngoài một thánh đường Hồi giáo ở Kuala Lumpur . Ảnh Reuters
Sự kiện Ijtima Tabligh diễn ra tại thánh đường Hồi giáo Sri Petaling ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia trong 4 ngày từ 27.2 – 1.3, thu hút 16.000 người tham dự. Bộ Y tế Malaysia thông báo hàng trăm bệnh nhân COVID-19 đã đến dự sự kiện này.
Trong cuộc họp báo chiều 17.3, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba thông báo có thêm 120 ca COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 673 ca. Đáng chú ý trong đó có 428 ca liên quan đến sự kiện ở thánh đường nói trên, theo Reuters.
Bộ trưởng Baba thông báo Malaysia vừa ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên tại nước này tính đến nay đều từng dự sự kiện nói trên. Một người 34 tuổi được xét nghiệm dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) vào ngày 12.3 trong khi người còn lại 60 tuổi, có bệnh mãn tính. Cả hai tử vong ngày 17.3.
Một thánh đường Hồi giáo ở Kuala Lumpur phải đóng cửa để tẩy trùng ngăn COVID-19 .Ảnh Reuters
Trước đó, Tổng giám đốc phụ trách chuyên môn Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết đã xác định được gần 8.700 người dự sự kiện tại thánh đường Sri Petaling.
Khoảng 1.500 người nước ngoài cũng có mặt tại sự kiện này và nhiều nước đã công bố ca nhiễm liên quan. Theo CNN, Brunei thông báo có 54 ca COVID-19 là người từng dự sự kiện ở thánh đường Sri Petaling hoặc là người tiếp xúc gần với người dự sự kiện.
Campuchia ngày 16.3 thông báo có 11 người bị nhiễm liên quan đến sự kiện ở Malaysia trong khi Singapore xác định được 90 người đã đến dự, trong đó 5 người dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân thứ 61 mắc COVID-19 là người Ninh Thuận về từ Malaysia
Tờ The Jakarta Post dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết 3 công dân nước này cũng vừa được xác định nhiễm bệnh sau khi dự sự kiện trên. Người dân của các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Bangladesh được cho là cũng đến tham dự.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin vừa ban hành quy định hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Theo quy định có hiệu lực từ ngày 18.3 đến cuối tháng, mọi hoạt động tụ tập nơi công cộng bao gồm cầu nguyện sẽ bị cấm.
Theo thanhnien.vn
Vì sao Indonesia và các nước châu Phi chưa có người nhiễm corona?
Giới chuyên gia rất ngạc nhiên khi cho tới giờ Indonesia vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh do virus corona chủng mới (Covid-19) nào, bất kể từng đón tới 5.000 du khách Trung Quốc mỗi ngày ngay trước dịch. Tương tự là các nước châu Phi.
Các công dân Indonesia chờ được sơ tán tại sân bay quốc tế Thiên Hà ở Vũ Hán, Hồ Bắc Trung Quốc ngày 1-2-2020 - Ảnh: REUTERS
Theo báo New York Times, mỗi năm Indonesia đón tiếp khoảng 2 triệu du khách Trung Quốc, hầu hết họ đều tới đảo Bali.
Lãnh sự Trung Quốc tại Bali tuần trước cho biết khoảng 5.000 du khách Trung Quốc vẫn đang ở Bali, trong đó có 200 người từ Vũ Hán, thành phố tâm dịch.
Cho tới nay, các nước khác ở cùng khu vực Đông Nam Á với Indonesia là Philippines, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan đều đã ghi nhận các ca nhiễm Covid-19.
"Tới nay, Indonesia là một nước lớn duy nhất tại châu Á không có ca nhiễm virus corona chủng mới nào", Bộ trưởng An ninh Indonesia, ông Mohammad Mahfud, đã nói như vậy trước báo giới hôm 7-2. "Chủng virus corona mới không tồn tại ở Indonesia", ông tiếp.
Cũng theo ông Mohammad Mahfud, không người nào trong số 285 người đã được sơ tán từ Vũ Hán và hiện đang được cách ly theo dõi trên đảo Natuna của Indonesia có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Cũng giống Indonesia, các nước châu Phi, cho tới ngày 11-2 vẫn chưa xác nhận có ca nhiễm Covid-19 nào mặc dù đã có nhiều ca nghi nhiễm. Trong khi đó, châu Phi cũng là một điểm đến quen thuộc của nhiều người Trung Quốc, mặc dù hầu hết họ tới châu Phi để làm việc, không phải đi du lịch.
Dù vậy tuần trước, trong báo cáo khoa học, 5 nhà nghiên cứu tại trường y tế cộng đồng Harvard T.H. Chan đã khuyến cáo hai nước Indonesia và Campuchia (hiện mới có 1 ca nhiễm) nên nhanh chóng tăng cường theo dõi các trường hợp nghi nhiễm.
Căn cứ trên các phân tích thống kê, dịch bệnh rất có thể đã tới Indonesia rồi, các tác giả báo cáo nghiên cứu kết luận như vậy.
"Rất nhiều trong số các ca bệnh từ nước khác mang tới đã liên quan tới lịch sử đi lại gần đây tới Vũ Hán, điều này cho thấy lưu lượng đi lại đường không lớn có thể đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ lây nhiễm lan sang nước khác bên ngoài Trung Quốc", báo cáo viết.
Trong khi đó Chủ tịch hội chữ thập đỏ Indonesia, ông Jusuf Kalla, nguyên phó tổng thống Indonesia, cũng cho rằng có khả năng dịch bệnh do chủng mới virus corona gây ra đã vào nước này rồi, và người dân Indonesia có thể không nhận ra những triệu chứng bệnh đó là do Covid-19 gây ra.
"Singapore có một hệ thống kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, nhưng ngay cả thế thì virus vẫn thâm nhập được - ông Jusuf Kalla nói - Có thể là đã có những người bị bệnh nhưng tại Indonesia, mọi người chỉ nghĩ đây là một bệnh sốt thông thường hoặc họ nghĩ đó là sốt xuất huyết".
Ông Kalla cũng bày tỏ lo ngại về khả năng sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19 nếu virus này tấn công tới những khu vực xa xôi hẻo lánh của Indonesia.
Indonesia là nước đông dân thứ 4 thế giới với gần 270 triệu dân sống rải rác trên 6.000 hòn đảo có người ở.
Theo Đài NBC (Mỹ), mặc dù tới nay châu Phi chưa ghi nhận ca nhiễm virus corona chủng mới nào, song giới chức y tế toàn cầu vẫn đang rất lo ngại về khả năng dịch bệnh sẽ lan tới đây khi châu Phi có khoảng 1 triệu người Trung Quốc sinh sống.
Một số nhân viên y tế tại châu lục này cho biết họ chưa sẵn sàng để ứng phó nếu dịch bệnh Covid-19 xảy ra tại đây. Tại một bệnh viện do người Trung Quốc quản lý tại Zambia, một số nhân viên cho biết đã chú ý tới những trường hợp gần đây trở về từ Trung Quốc và có triệu chứng ho song chưa được cách ly phòng ngừa.
Zambia là một trong 13 nước châu Phi được WHO xác định là nơi cần ưu tiên phòng ngừa dịch vì có những hoạt động liên kết đi lại rất nhiều với Trung Quốc. Đầu tuần này một quan chức Zambia thừa nhận lần đầu tiên nước này đang theo dõi một số ca nghi nhiễm virus corona, tuy nhiên các ca này chưa được xác nhận.
Theo tuoitre
Mối lo IS sử dụng hộ chiếu giả vào Đông Nam Á "Nhóm cực đoan IS có thể mở mặt trận mới, chuyển hoạt động sang Đông Nam Á sau cái chết của lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi. Chúng đang tìm kiếm hộ chiếu giả hoặc hộ chiếu bị đánh cắp để đến các nước này". Bộ trưởng nội vụ Malaysia Muhyiddin Yassin nhấn mạnh. Cơ quan nhập cư Thái Lan công bố các hộ...