Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/2
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/2 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* BWE: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Văn Trí – Thành viên HĐQT CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE – HOSE) đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu BWE từ ngày 28/2 đến 28/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, tổ chức trên chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu BWE nào. Liên quan đến BWE, ông Nguyễn Thanh Phong, thành viên HĐQT Độc lập của BWE đăng ký mua vào 490.000 cổ phiếu BWE cùng thời gian và phương thức nêu trên, qua đó, muốn nâng sở hữu tại BWE lên 1,49 triệu cổ phiếu.
* TLC: Ngày 15/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018 của CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (TCL – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 18/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 18%, thanh toán trong tháng 4/2018.
* CNG: CTCP CNG Việt Nam (CNG – HOSE) thông báo ước kết quả kinh doanh quý I/2019 với tổng doanh thu hơn 441 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 17,6 tỷ đồng.
* DIG: Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư phát triển Xây dựng (DIG – HOSE) đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu DIG từ ngày 01/3 đến 29/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ nâng sở hữu tại DIG lên hơn 17,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,35%.
* NSC: Ngày 07/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018 của CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 08/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/3/2019.
* VNM: F&N Dairy Investments Pte. Ltd cổ đông lớn của CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM – HOSE) đăng ký mua vào hơn 17,41 triệu cổ phiếu VNM từ ngày 01/3 đến 29/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại VNM từ hơn 301,49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,31% lên 318,91 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,31%. Trước đó, từ ngày 28/1 đến 26/2, cổ đông trên cũng đăng ký mua vào hơn 17,41 triệu cổ phiếu VNM, nhưng kết quả đã không mua được bất kỳ cổ phiếu nào.
Video đang HOT
* TMS: Bà Hoàng Thị Mỹ Quyên, vợ ông Bùi Minh Tuấn – Thành viên HĐQT CTCP Transimex (TMS – HOSE) đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu TMS từ ngày 28/2 đến 29/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Quyên sẽ nâng sở hữu tại TMS lên hơn 332.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,7%.
* FPT: Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC, cổ đông của CTCP FPT (FPT – HOSE) đăng ký bán ra 500.000 FPT từ ngày 1/3 đến 29/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ giảm sở hữu tại FPT xuống còn hơn 558.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,09%.
* AAM: Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có quyết định chuyển cổ phiếu của CTCP Thủy sản Mekong (AAM – HOSE) sang diện kiểm soát kể từ ngày 05/3/2019. Nguyên nhân do, vốn điều lệ đã góp của AAM giảm xuống dưới 120 tỷ đồng.
* DAD: Ngày 06/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (DAD – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 07/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 18/3/2019.
* L61: Tổng CTCP Lắp máy Việt Nam, công ty mẹ của CTCP Lilama 69-1 (L61 – HNX) đăng ký bán hơn 1,13 triệu cổ phiếu L61 trong ngày 08/3 theo phương thức giao dịch ngoài hệ thống. Hiện tại, Tổng CTCP Lắp máy Việt Nam đang nắm giữ hơn 3,86 triệu cổ phiếu L61, tỷ lệ 51%.
* DNC: Ngày 05/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2018 của CTCP Điện lắp máy Hải Phòng (DNC – HNX), ngày đăng ký cuối cùng vào 06/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 18/3/2019.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vinaconex hậu thoái vốn nhà nước: Cổ đông mới muốn "khôi phục" tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Sau phiên đấu giá thoái vốn của SCIC và Viettel, các cổ đông mới của Vinaconex sẽ loại bỏ, sửa đổi một số ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh để tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã CK: VCG) vừa phê duyệt chương trình Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Vinaconex.
Theo đó, Vinaconex sẽ loại bỏ các ngành nghề kinh doanh quy định tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài là 0%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này sẽ sửa đổi ngành nghề kinh doanh, trong đó, có một số lĩnh vực quy định tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài là 0% hoặc chưa xác định được tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong trường hợp vẫn còn các ngành nghề khác (nếu có) trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Vinaconex làm hạn chế tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, HĐQT được phép điều chỉnh, đảm bảo tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoại tại doanh nghiệp không vượt quá 49% vốn điều lệ.
Trước đó, ngay trước thời điểm diễn ra phiên đấu giá thoái vốn 79% cổ phần của Vinaconex do TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội (Viettel) sở hữu, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp này đã bất ngờ được "chốt" ở mức 0%.
Điều này đã khiến cho 2 cổ đông ngoại là quỹ Pyn Elite Fund và VNM ETF không được mua thêm cổ phiếu VCG mà chỉ được tiến hành bán ra số lượng cổ phiếu đang nắm giữ. Sau khi tỷ lệ sở hữu được công bố, cả 2 quỹ đầu tư ngoại đều đã chọn giải pháp thực hiện bán ra cổ phiếu VCG ở những thời điểm khác nhau.
Với việc loại bỏ các ngành nghề bị giới hạn "room" ở mức 0%, cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Vinaconex sẽ lại mở ra. Tuy nhiên, đối tác của họ tại Vinaconex lần này sẽ là các cổ đông có nguồn vốn tư nhân trong nước.
Sau khi phiên đấu giá thành công, các cổ đông mới của Vinaconex lần lượt được tiết lộ là: Công ty TNHH An Quý Hưng (An Quý Hưng, sở hữu 57,71% vốn điều lệ), Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ, sở hữu 21,28% vốn điều lệ) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest, sở hữu 7,57% vốn điều lệ).
Cùng với sự xuất hiện của cổ đông mới, cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát (BKS) của Vinaconex cũng đã có nhiều thay đổi. Theo đó, ngày 11/1/2019, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2019 của Vinaconex đã bầu ra 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên BKS cho nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch An Quý Hưng, trở thành tân Tổng Giám đốc và người đại diên công bố thông tin. Bên cạnh đó, một thành viên khác được cho rằng có liên quan tới "nhóm" cổ đông An Quý Hưng là ông Đào Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc của CTCP Đầu tư và Phát triển Việt Hưng (Vihajico) - chủ đầu tư dự án Khu đô thi Ecopark, đã trở thành Chủ tịch HĐQT của Vinaconex.
Phát biểu tại ĐHĐCĐ bất thường, ông Thanh cho biết đang đại diện cho một nhóm các cổ đông tham gia vào Vinaconex, phần lớn các cổ đông này làm trong ngành xây dựng và "không phải là các đại gia, cũng không làm trong ngành thương mại, không có ngân hàng". Tân Chủ tịch HĐQT Vinaconex cũng thể hiện tham vọng phát triển doanh nghiệp dưới sự tham gia của các cổ đông mới.
Ngày 25/1/2019, HĐQT Vinaconex cũng đã thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, dự kiến số tiền chi trả là 441.710.673.000 đồng. Dự kiến, ngày đăng ký cuối cùng là ngày 15/2/2019 và thời gian thực hiện chi trả sẽ được thực hiện vào ngày 27/2/2019.
Trước đó, HĐQT Vinaconex cũng đã bổ nhiệm ông Đặng Thanh Huấn (Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính - Tín dụng) giữ chức vụ Kế toán trưởng kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế hoạch. Thời hạn bổ nhiệm đối với ông Huấn là 5 năm kể từ ngày 23/1/2019./.
Theo viettimes.vn
Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA) sẽ huy động 400 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền Huy động vốn bằng trái phiếu là nội dung đã được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (AAA) tổ chức ngày 10/10/2018. Ước kết quả kinh doanh 9 tháng Tại đại hội, ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị AAA...