Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
* VNM: CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (VNM) thông báo chào mua công khai cổ phiếu của CTCP GTNFoods (GTN – HOSE) từ cổ đông của GTN. Theo đó, VNM chào mua hơn 116,7 triệu cổ phiếu GTN với giá 13.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến nếu mua thành công, VNM sẽ nâng sở hữu tại GTN lên 122,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 49%.
* SVI: Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM), cổ đông của CTCP Bao bì Biên Hòa (SVI – HOSE) đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 292.000 cổ phiếu SVI sở hữu, tỷ lệ 2,28%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 16/4 đến 15/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* DXG: Ngày 10/4, HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG – HOSE) đã quyết định thông qua phương án phát hành 234 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 05 năm, lãi suất 7%/năm, giá chuyển đổi 29.228 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện trong quý II/2019.
* PDR: Ngày 10/4, HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR – HOSE) chấp thuận chủ trương vay vốn nước ngoài số tiền 22,5 triệu USD, bên cho vay là Vietnam New Urban Center PL, thời gian vay dự kiến trong 2 năm. Số tiền vay dự kiến được sử dụng để đầu tư dự án Khu thương mại và văn phòng thuộc Phân khu số 4 của Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. PDR cũng mới có thông báo phát hành hơn 61,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức, với tỷ lệ phát hành 100:23. Ngày đăng ký cuối cùng vào 25/4/2019.
* ICF: Ngày 11/4, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Đầu tư thương mại Thủy sản (ICF – HOSE). Ngày hủy niêm yết có hiệu lực từ 13/5/2019. Nguyên nhân do, ICF kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp 2016, 2017 và 2018.
* AAA: Kallang Ltd, cổ đông lớn của CTCP Nhực và Môi trường xanh An Phát (AAA – HOSE) đã bán ra 2,25 triệu cổ phiếu AAA trong ngày 09/4. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại AAA xuống còn hơn 10,54 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,16%.
Video đang HOT
* CCI: CTCP Đầu tư phát triển Công nghiệp – Thương mại Củ Chi (CCI – HOSE) thông qua báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh quý I/2019 với doanh thu hơn 84,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 3 tỷ đồng. Quý II/2019, CCI đặt mục tiêu hơn 120,4 tỷ đồng doanh thu và 9,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
* TLG: Ngày 24/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018 của CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 25/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 22/5/2019.
* BHN: Tổng CTCP Bia – Rượi – Nước giải khát Hà Nội – Habeco (BHN – HOSE) dự kiến trình Đại hội cổ đông thường niên kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 8.270,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 36% xuống 310 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến theo tỷ lệ 10%.
* TDG: Ông Võ Anh Thái, Chủ tịch HĐQT CTCP Dầu khí Thái Dương (TDG – HOSE) chỉ mua được hơn 110.000 cổ phiếu TDG trong tổng số 1 triệu cổ phiếu TDG đăng ký mua từ ngày 08/3 đến 05/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Thái đã nắm giữ gần 750.000 cổ phiếu TDG, tỷ lệ 4,47%. Cùng thời gian giao dịch nêu trên, ông Lê Minh Hiếu, Tổng giám đốc TDG chỉ mua được hơn 33.000 cổ phiếu TDG trong tổng số 1 triệu cổ phiếu TDG đăng ký mua, qua đó, chỉ nâng sở hữu tại TDG lên hơn 833.000 cổ phiếu, tỷ lệ 4,97%.
* FRT: CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT – HOSE) thông qua việc phát hành 680.000 cổ phiếu ESOP, với giá dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện trong quý II/2019.
* VNT: CTCP VNT Holdings, cổ đông lớn của CTCP Giao nhận vận tải Ngoại thương (VNT – HNX) đăng ký mua vào hơn 1,22 triệu cổ phiếu VNT từ ngày 12/4 đến 09/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, cổ đông trên đang nắm giữ hơn 1,35 triệu cổ phiếu VNT, tỷ lệ 11,38%.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
M&A bất động sản hấp dẫn nhà đầu tư
Thị trường bất động sản Việt Nam được giới đầu tư ví như "cánh diều no gió", với các cơ hội hiện diện ở mọi phân khúc, ở nhiều hình thức, nhất là hình thức mua bán - sáp nhập (M&A).
Các nhà đầu tư cho rằng, hoạt động M&A sẽ là động lực chính cho các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian tới.
Đến Việt Nam để thu lời
WeWork, start-up phát triển không gian làm việc chung (co-working space) "sừng sỏ" đến từ Mỹ, đang tìm cách nhanh chóng mở rộng tại thị trường Việt Nam, sau 3 tháng đưa không gian đầu tiên tại tòa nhà E.town Central (quận 4, TP.HCM) vào hoạt động. Trong bối cảnh thị trường văn phòng tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội đang khan hiếm mặt bằng cho thuê, nhiều địa điểm ở TP.HCM đã lọt vào mắt xanh của ông Turochas Fuad, Giám đốc điều hành WeWork khu vực Đông Nam Á.
Sự xuất hiện của start-up tỷ USD này không chỉ làm tăng niềm tin của giới đầu tưbất động sản nước ngoài tại Việt Nam, mà còn cho thấy, văn phòng cho thuê tiếp tục là một trong những phân khúc bất động sản hấp dẫn nhất.
Tại TP.HCM, hoạt động của thị trường cho thuê văn phòng được đánh giá là tốt nhất trong 5 năm qua với giá thuê trung bình tăng 8% theo năm, công suất cho thuê lên đến 97%. Trong khi đó, Hà Nội cũng ghi nhận giá thuê gộp trung bình tăng 3% theo năm.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội tiết lộ, mỗi ngày, Savills đều gặp gỡ các nhóm khách hàng, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Mỹ và châu Âu... hoặc các quỹ đầu tư toàn cầu, trong đó, có những nhà đầu tư lần đầu tìm hiểu về thị trường Việt Nam.
"Tất cả phân khúc thương mại, nhà ở đều đang được nhắm tới. Các quỹ đầu tư không đến thị trường này để phát triển dự án, mà thường mua các dự án đã đi vào vận hành và có doanh thu. Đó có thể là các tòa văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, các khách sạn 4 - 5 sao", ông Matthew Powell cho biết.
Savills Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều dự án định giá phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) và ông Matthew kỳ vọng, luồng vốn đầu tư sẽ đa dạng, hướng tới nhiều phân khúc hơn, bao gồm cả kênh bất động sản công nghiệp và kho vận.
M&A là động lực chính
Năm 2018, tổng quy mô thị trường bất động sản Việt Nam vào khoảng 25 tỷ USD, trong khi đó, dòng vốn bất động sản chiếm 80% (thế giới chỉ ở mức 35%), tương đương gần 20 tỷ USD (450.000 tỷ đồng), chiếm 6,5% tổng dư nợ nền kinh tế và chiếm khoảng 16% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Cơ cấu vốn khá rủi ro đó đã khiến dòng vốn từ ngân hàng ngày càng siết chặt, buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án gọi vốn ngoại thông qua các thương vụ M&A.
Dựa trên các giao dịch đã hoàn tất trong thời gian qua, ông Ben Gray, Giám đốc bộ phận Đầu tư các thị trường vốn (Cushman & Wakefield Việt Nam) cho rằng, các giao dịch M&A bất động sản thực sự hấp dẫn, thị trường bất động sản tiếp tục sôi động và vượt trội hơn các lĩnh vực khác.
Giới phân tích cho rằng, nhu cầu chuyển nhượng dự án tại Hà Nội và TP.HCM vẫn xoay quanh việc tìm mua và bán các dự án xây căn hộ, tổ hợp, văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học. Tuy nhiên, "khẩu vị" của các nhà đầu tư ở mỗi thị trường luôn khác nhau.
Chẳng hạn, nhu cầu tìm mua tòa nhà văn phòng, khách sạn hiện hữu ở TP.HCM nhiều hơn Hà Nội; các chủ tài sản ở Hà Nội có xu hướng nắm giữ lâu dài, còn chủ dự án ở TP.HCM lại sẵn sàng bán dự án cao hơn nhà đầu tư tại Hà Nội...
Hoặc, các nhà đầu tư Nhật Bản thường có 2 xu hướng. Thứ nhất, mua từ 20 - 30% cổ phần của một công ty để trở thành cổ đông chiến lược. Với nguồn vốn rẻ, họ sẽ cùng phát triển dự án, tạo ra các sản phẩm nhà ở mang phong cách Nhật Bản. Thứ hai, mua hoặc thuê dài hạn các tài sản như văn phòng cao cấp, khách sạn 4 - 5 sao, căn hộ cho thuê. Nhà đầu tư Nhật ưa thích các tài sản có dòng tiền đều đặn nhằm giảm thiểu rủi ro.
Còn khá sớm để bàn về tình hình M&A trên thị trường bất động sản trong 12 tháng tới, nhưng có nhiều lý do để các nhà đầu tư cho rằng, thị trường đang ở đoạn giữa của chu kỳ tăng trưởng và hoạt động M&A sẽ là động lực chính cho các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian tới.
Anh Hoa
baodautu.vn
Dự án đất xanh miền Trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Trong vài năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Đà Nẵng đã tăng trưởng theo từng năm. Các chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí các tuyến trung tâm thương mại, chung cư cao cấp. Trong đó,...