Sự kiện châu Á nào nổi bật nhất trong tuần này?
Trung Quốc và Nhật sẽ có những quyết định chính sách quan trọng tác động đến chính trị và kinh tế mỗi nước.
Ảnh: LiveMint
Ngày thứ Hai
Một quý đầy khó khăn với HSBC
Ngân hàng HSBC nhiều khả năng sẽ công bố lợi nhuận quý 3/2019 giảm 11%. Tuy nhiên nhà đầu tư và thậm chí ngay chính cả nhân viên HSBC cũng đang chờ đợi chi tiết của kế hoạch cắt giảm chi phí, dự kiến trong đó sẽ có bao gồm cả quyết định sa thải nhân lực. Trong tháng này, Financial Times đưa tin rằng giám đốc điều hành tạm quyền, ông Noel Quinn, sẽ có thể sa thải khoảng 10 nghìn việc làm trong tổng số 238 nghìn việc làm. Một số ngân hàng toàn cầu cũng đang sa thải mạnh nhân viên.
Chính trị gia Trung Quốc tụ họp
Video đang HOT
Trong ngày thứ Hai, các chính trị gia hàng đầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có phiên họp toàn thể quan trọng nhất trong năm. 200 thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bàn về cách cải thiện hệ thống quản trị và nhiều vấn đề quan trọng khác, theo Tân Hoa Xã. Lần gần nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc họp là từ tháng 2/2018, khi đó các thành viên chấp thuận thông qua kế hoạch chấm dứt một số quyền hạn chế hiến pháp với nhiệm kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày thứ Tư
iPhone 11 sẽ mang đến cú huých cho thị trường?
Kết quả kinh doanh quý 4/2019 của Apple, dự kiến công bố ngày thứ Tư, sẽ cho thấy chính xác chiếc iPhone 11 đã tác động thế nào đến kết quả kinh doanh của Apple. Theo thông tin công bố vào đầu tháng này, doanh số bán hàng của Apple đã tăng cao đến mức Apple phải yêu cầu nhà cung cấp tăng sản lượng thêm 10%.
Thế nhưng liệu điều đó có đủ để đảo chiều xu thế doanh số bán iPhone sụt giảm? Nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc liệu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc sẽ tác động thế nào đến doanh số bán iPhone tại Trung Quốc đại lục.
Ngày thứ Năm
Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á tại Bangkok
Năm nay không phải một năm tốt cho thương mại tự do, thế nhưng các cuộc đối thoại khởi động vào ngày thứ Năm tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok có thể giúp mang đến thỏa thuận để tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới. Lãnh đạo 16 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ cùng gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh nhằm phác thảo ra chi tiết của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định bao trùm khoảng 1/3 tổng GDP toàn cầu. Trong vai trò nước chủ nhà, Thái Lan sẽ rất nỗ lực để có được hiệp định trước ngày 4/11/2019 khi hội nghị kết thúc.
Tòa án Hồng Kông giải quyết tranh chấp
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, sẽ gặp với cộng đồng kinh doanh trong ngày thứ Năm để đưa ra những quan điểm nhằm ủng hộ cho nền kinh tế đang khó khăn của Hồng Kông. Bà Lâm dự kiến sẽ cố gắng trấn an các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài đồng thời khôi phục niềm tin của họ với Hồng Kông.
Cùng ngày, tòa án tối cao Hồng Kông sẽ giải quyết những khiếu nại từ 25 lãnh đạo đối lập chống lại quy định cấm đeo mặt nạ trong thời gian gần đây.
Buổi họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật
Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ công bố báo cáo triển vọng kinh tế quý cũng như quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương vào ngày thứ Năm. Thông báo chính sách trên sẽ được đưa ra sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có buổi họp về chính sách tiền tệ cũng như thuế doanh thu được điều chỉnh tăng tại Nhật. Ban điều hành chính sách của BOJ dự kiến sẽ đánh giá tác động của hàng loạt động thái chính sách trên cũng như tác động của hai cơn bão lớn tác động đến Nhật.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
HSBC: Nhiều nữ doanh nhân gặp định kiến về giới tính khi gọi vốn
Doanh nhân nữ gọi vốn ít hơn 5% so với doanh nhân nam, trong khi một trong 3 người gặp phải định kiến về giới tính khi huy động vốn cho doanh nghiệp.Ở Việt Nam, phụ nữ nắm giữ 36% các vị trí quản lý cấp cao, đứng thứ hai sau Philippines trong khu vực.
Ngân hàng HSBC vừa thực hiện nghiên cứu Phụ nữ làm kinh doanh (She's the Business) với sự tham gia của hơn 1.200 doanh nhân ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và Mỹ. Theo báo cáo này, các doanh nhân nữ ở Anh và Mỹ gặp mức độ định kiến về giới tính cao nhất (lần lượt là 54% và 46%), trong khi những nữ doanh nhân ở Trung Quốc đại lục gặp phân biệt giới tính ít nhất, ở mức 17%.
Hơn một nửa số nữ doanh nhân được khảo sát lo ngại về những định kiến khi huy động vốn. Mối quan tâm lớn thứ hai là chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và thiếu sự hỗ trợ. Các doanh nhân nữ Hong Kong thường có khuynh hướng bị từ chối tài trợ vốn, kế tiếp là Singapore, trong khi các nữ doanh nhân Mỹ và Pháp lại khá thành công trong vấn đề này.
Một báo cáo khác của Grant Thornton có tiêu đề Phụ nữ trong Kinh doanh 2019 (Women in Business) cho biết phụ nữ hiện đang nắm giữ 29% các vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu. Tại ASEAN, khoảng 94% doanh nghiệp có ít nhất một phụ nữ làm quản lý cấp cao và tỷ lệ các vị trí cấp cao do phụ nữ nắm giữ là 28%. Ở Việt Nam, phụ nữ nắm giữ 36% các vị trí quản lý cấp cao, đứng thứ hai sau Philippines (37,5%) ở trong khu vực.
Phụ nữ Việt Nam thường giữ 4 vị trí hàng đầu trong các doanh nghiệp bao gồm giám đốc tài chính (36%); tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành (30%); giám đốc nhân sự và giám đốc tiếp thị (25%).
Linh Lam
Theo NDH
Đối tác ngoại "đọc vị" thị trường tiền tệ quý cuối năm Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo các định chế tài chính nước ngoài đều có chung nhận định, những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ rất thận trọng và quan tâm đến cả mục tiêu tăng trưởng và duy trì lạm phát. Thận trọng Trước câu hỏi của Báo ầu tư Chứng khoán về động...