Sự khác biệt giữa Steve Jobs và Tim Cook
Mới đây, David Sobotta, nhân viên đã từng có thâm niên làm việc 20 năm tại Apple đã đưa ra ý kiến của mình cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa Tim Cook và Steve Jobs chính là niềm say mê công nghệ.
Ông đã chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ nhận thấy niềm yêu công nghệ ở Tim Cook như đã từng thấy ở Steve Jobs hay một số nhân viên khác của Apple”. David Sobotta là người đã có nhiều lần làm việc với Tim Cook tại Apple. Ý kiến chia sẻ của David Sobotta đã khiến nhiều người cảm thấy khá ngạc nhiên bởi Apple là công ty công nghệ hàng đầu thế giới nên CEO của công ty này hẳn phải cực kỳ yêu và say mê công nghệ mới phải.
Giải thích cho chia sẻ của mình David Sobotta cho hay: “Vẫn có những ranh giới rõ ràng giữa yêu công nghệ và quan tâm đến công nghệ bởi. Khi Steve Jobs tham dự một cuộc họp thì ông ấy sẽ chỉ nói đến những thứ mà ông ấy đang muốn nó thật hoàn hảo. Trong khi Tim Cook lại không đam mê tới các thiết bị công nghệ tới mức ám ảnh như Steve Jobs. Tim Cook không phải là người bị mất ngủ chỉ vì sản phẩm mới của Táo Khuyết.”
Trước David Sobotta thì một cựu nhân viên khác cũng của Apple là Paul Canetti cũng đã chia sẻ về điểm mạnh cũng như khuyết điểm của Steve Jobs. Theo đó cố CEO của Apple luôn một người rất tỉ mỉ và đòi hỏi sự hoàn hảo. Chính vì thế mà ông không tin vào bất cứ ai mà luôn nhúng tay vào mọi việc kể cả nhỏ nhất. Thế nên có thể thấy rõ ràng rằng dưới thời Steve Jobs, các sản phẩm của Apple rất ít khi bị những lỗi vụn vặt như iPhone 5 đang dính phải.
Theo genk
Video đang HOT
Tim Cook không có tư chất làm lãnh đạo?
- Theo Sobotta, một nhân viên cũ của Apple, Tim Cook là một trong ba người từng cứu Apple khỏi sụp đổ, nhưng Cook không có năng lực làm lãnh đạo mà chỉ giỏi làm quản lý.
- Nhiều chỉ trích đã nhắm tới Sobotta và cho rằng ông này đã nghỉ hưu quá lâu và chưa từng làm việc với Cook.
- Nhưng Sobotta cho biết ông đã từng làm việc với Cook và vẫn giữ liên lạc với một số đồng nghiệp đang làm việc tại Apple.
- Sobotta cho rằng Cook thành công nhờ thừa kế di sản của Jobs và không có khả năng gắn kết Apple lại.
Theo nhân viên cũ David Sobotta thì Tim Cook là một trong ba người đã cứu Apple.
Sobotta làm việc ở Apple 20 năm và mới nghỉ hưu năm 2004. Ông từng là giám đốc một chương trình kinh doanh liên bang của hãng. Tài năng của Cook trong quản lý hậu cần đã từng cứu Apple, theo Sobotta. Nhưng ông cũng không ủng hộ Cook làm CEO.
Ngày hôm qua, Sobotta đã gây xáo động quanh thế giới của Apple khi chỉ trích Cook. Ông nói với trang ReadWrite rằng Cook là một đối thủ "hạng nhẹ" ở cuộc chiến công nghệ. Ông cũng nói rằng Cook không có tư chất của lãnh đạo, mà chỉ xứng làm quản lý.
Câu chuyện này khá là mù mờ và tác giả bài báo trên ReadWrite, Lyons, là một người từng viết rất nhiều bài tiêu cực về Apple và các blogger quan tâm tới công ty này. Có nhiều ý kiến cho rằng Sabotta cũng đã xa Apple 8 năm. Đã có khá nhiều điều thay đổi ở công ty này.
Một vài chỉ trích phát biểu của Sabotta như "Rất là buồn" của Mathew Panzarino từ trang The Next Web. Mark Gurman của 9 to 5 Mac thì nói "Cơ bản thì đây là phát biểu của một người đã từng làm việc ở Apple mà chưa từng gặp Tim Cook và đang chống lại việc Cook điều hành Apple".
Trang BusinessInsider đã phỏng vấn Sabotta và được biết ông không phải là một người chống đối Cook nhưng không ủng hộ CEO này. Thực tế là ông này có làm việc với Cook. Ông phải báo cáo công việc với một Phó Chủ tịch, người chịu trách nhiệm báo cáo lại với Cook. Có vài tháng ông đã phải làm việc trực tiếp với Cook. Ông có rất nhiều cuộc họp với vị CEO này.
Sabotta cũng kể một câu chuyện về việc Cook đã từng kéo ông lại và đi cửa sau vào phòng họp vì không muốn đi ngang qua phòng Steve Jobs và làm phiền ông này. Cook nói nếu đi qua phòng Jobs, cố CEO sẽ nói: "Đã quá muộn để họp".
Sabotta không chỉ từng làm việc trực tiếp với Cook mà ông cũng vẫn còn giữ liên lạc với nhiều nhân viên của hãng này.
Ông cho biết Cook, Steve Jobs, Fred Anderson là những người đã từng cứu Apple. Theo đó: Jobs có những sản phẩm tuyệt vời. Anderson, Cựu Giám đốc tài chính, đã tính toán chi phí cho các bộ phẩn của sản phẩm, trước khi mọi người mua nó, và Cook thì đã tái cơ cấu lại bộ phận hậu cần.
Sabotta đã giải thích việc ông cho rằng Cook thích hợp là một nhà quản lý hơn như sau. Ông nói rằng Sếp của mảng bán hàng là Jim Buckley là một nhà lãnh đạo. Ông sẽ nhảy từ cầu tàu xuống biển nếu Buckley yêu cầu, bởi vì ông biết Buckley nói thế để tốt cho ông, cũng như lợi ích của công ty. Còn một vị quản lý sẽ yêu cầu ông làm những việc chẳng đem lại gì, và cũng không đem lại lợi ích tốt nhất cho công ty.
Và ông cũng nói "Tôi chưa từng thấy ai ở Apple nói họ cho rằng Cook phù hợp để trở thành lãnh đạo".
Nhưng dù sao đi nữa thì Cook cũng đang là CEO của Apple. Ở vị trí của mình, ông đã đưa công ty này trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Trong năm trước, ông đã đưa ra những dòng sản phẩm mạnh nhất của Apple.
Khi đưa những dẫn chứng về sự lãnh đạo thành công của Cook cho Sabotta, ông này đã khá "đánh võng" khỏi vấn đề và nói "Anh ta được thừa kế khá nhiều từ Jobs. Anh ta rất giỏi ở lĩnh vực hậu cầu". Ông vẫn giữ quan điểm chỉ trích Cook, khi nói rằng ở Apple, bạn phải "Lùa gà thành bầy bằng những cái chĩa. Công ty đó có rất nhiều người với các ý kiến mạnh mẽ có thể trở thành sự tấn công thụ động. Cook phải trở thành lãnh đạo, ông là một người hết sức cứng cỏi. Ông đã đạt được 60 đến 70% của con đường này".
Ông thừa nhận, "Tôi đã rời khỏi công ty 8 năm", nên có thể ông sai về Cook. Nhưng "Công ty này đang có vấn đề. Tôi không thấy những đàn gà". (Ám chỉ năng lực của Cook không đủ để lãnh đạo công ty).
Tham khảo: BusinessInsider
Theo GenK
Apple Maps: Vẫn cần được ngợi khen Trích một câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi nói về steve Jobs, cố CEO của Apple: "Đủ can đảm để nghĩ khác, đủ táo bạo để tin rằng ông có thể thay đổi thế giới, và đủ tài năng để làm điều đó". Apple Maps dù chưa hoàn thiện nhưng chính là một sản phẩm thể hiện được tầm nhìn...