Sử gia Anh khẳng định Hitler đã trốn thoát sang Argentina
Thông tin mới được sử gia người Anh công bố khẳng định Hitler sống ở Argentina 15 năm sau Thế chiến II và qua đời ở đây.
Lịch sử thế giới thay đổi vì sự xuất hiện của Hitler.
Sử gia Abel Basti tuyên bố trùm phát xít Đức Adolf Hitler vẫn còn sống sau Thế chiến II và qua đời ở Argentina.
Trong phim tài liệu “Hỏa xa kí sự” phát trên Kênh 5 ở Anh, sử gia Abel cho người dẫn chương trình biết rằng họ đang di chuyển trên chính toa xe mà Hitler từng sử dụng. Toa xe này đã giúp “vận chuyển” trùm phát xít khỏi Đức và tới Argentina xa xôi.
Hitler và vợ Eva.
Từ trước tới nay, thông tin được đông đảo người dân và các nhà khoa học chấp nhận là Hitler tự sát cùng vợ Eva trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Dù vậy, Abel khẳng định Hitler đã sống sót trong thời kỳ bom đạn đó và trốn thoát thành công sang Argentina.
Video đang HOT
Abel nói rằng sau khi trùm phát xít rời tàu hỏa, Hitler được một địa chủ Đức giàu có cho đi nhờ trên một chiếc tàu ngầm và hắn sống ở Argentina 15 năm cho tới lúc mất. Hitler đã cạo bộ ria mép đặc trưng và sống tại đây cho tới năm 75 tuổi.
Sử gia người Anh cũng khẳng định Hitler không hề tự sát bằng chất độc xyanua như nhiều người lầm tưởng.
Nhân viên pháp y giám định căn phòng Hitler tự tử cùng vợ.
Abel chia sẻ: “Tôi đã phỏng vấn người lái tàu cho Hitler và cả cô hầu phòng của trùm phát xít. Rất nhiều tướng tá như Adolf Eichmann tới được Argentina thì tại sao Hitler lại không tới được?”.
Theo Danviet
Trận tập kích đánh cắp radar Đức của lính dù Anh
Chiến dịch tập kích đánh cắp hệ thống radar Đức của đại đội lính dù Anh được xem là bước ngoặt lớn trong trận chiến công nghệ thời Thế chiến II.
Vị trí đặt trạm radar Đức ở làng Bruneval, Pháp. Ảnh: War History.
Trong Thế chiến II, Anh thường ném bom các thành phố Đức nhưng luôn gặp nguy hiểm và phải trả giá rất đắt trước các hệ thống phòng không tối tân của Đức, theo War History Online.
Các bức ảnh trinh sát cho thấy Đức có một hệ thống radar phòng không phức tạp gồm hai loại, radar cảnh báo sớm tầm xa và radar chính xác tầm ngắn giúp họ dẫn đường hiệu quả cho tiêm kích đánh chặn ngay cả vào ban đêm. Để đối phó hiệu quả với hệ thống radar này, các nhà khoa học Anh cần có một nguyên mẫu để nghiên cứu.
Sau khi một tiêm kích Spitfire của không quân hoàng gia Anh (RAF) phát hiện một vật thể hình đĩa kỳ lạ nghi là hệ thống radar tầm ngắn "Wurzburg" của Đức cạnh một mỏm đá ở làng Bruneval miền bắc nước Pháp, đại đội C, tiểu đoàn dù số 2 do thiếu tá John Frost dẫn đầu được giao nhiệm vụ thực hiện chiến dịch đột kích mang mật danh "Biting", nhằm đánh cắp hệ thống radar, sau đó rút lui bằng đường biển.
Tối 27/2/1942, 40 đặc nhiệm Anh xuất kích trên 12 oanh tạc cơ từ căn cứ Thruxton, sau đó nhảy dù xuống gần làng Bruneval, Pháp. 4 tiểu đội trong đại đội C đều nhảy dù xuống mục tiêu đã định, còn tiểu đội Nelson đáp xuống cách mục tiêu 3,2 km. 4 tiểu đội dưới sự chỉ huy của thiếu tá Frost chỉ mất 10 phút hành quân bộ để bí mật áp sát trạm radar Đức.
Yếu tố bí mật bị mất khi lính dù Anh buộc phải nổ súng tiêu diệt khẩu đội súng máy được bố trí trên nóc một biệt thự gần trạm radar. Tiếng súng lập tức làm kinh động các vị trí phòng thủ Đức ở các tòa nhà lân cận, lính Đức tổ chức phản công làm một lính dù Anh thiệt mạng.
Trong lúc giao tranh, một chuyên gia kỹ thuật Anh dẫn theo một nhóm tiến vào trạm radar, tháo dỡ toàn bộ hệ thống dưới làn hỏa lực ồ ạt của địch. Sau nửa giờ, họ đã lấy được các bộ phận radar và thông tin cần thiết rồi bỏ vào một xe chuyên dụng để đưa đến bãi biển. Lính dù Anh còn bắt được hai chuyên gia kỹ thuật của Đức để khai thác các thông tin quan trọng về cách thức vận hành trạm radar Wurzburg.
Thiếu tá Frost ra lệnh toàn đại đội rút lui ra bờ biển ngay lúc một đội xe Đức bắt đầu cơ động đến trạm radar. Trên đường rút lui, họ vấp phải hỏa lực từ một ụ súng máy Đức mà lẽ ra tiểu đội Nelson phải tiêu diệt.
Đúng lúc đó, tiểu đội Nelson cơ động đến nơi, sử dụng hỏa lực tiêu diệt ụ súng máy Đức, giúp đại đội tiếp tục cơ động về phía bờ biển.
Lính dù Anh rút lui bằng đường biển sau trận tập kích. Ảnh: War History.
Ra đến bờ biển, Frost không thể liên lạc được qua radio với tàu chiến được lệnh đón họ di tản, buộc ông phải quyết định bắn pháo hiệu bất chấp nguy cơ bị lộ vị trí trước lực lượng truy lùng của Đức. Phát hiện pháo hiệu bắn lên, ba xuồng đổ bộ của hải quân Anh lập tức tiếp cận bờ biển để đưa đại đội C và radar đánh cắp được về tàu.
Những người lính trở về Anh không gặp bất kỳ sự cố nào và được chào đón như những người hùng. Họ bị mất hai binh sĩ, hai người bị thương và 6 người mất tích trong chiến dịch tập kích.
Tuy nhiên, những gì họ mang về lại có là những thứ vô giá. Thông tin từ tù binh Đức và các bộ phận radar thu giữ được giúp người Anh phát triển các biện pháp đối phó radar, góp phần quan trọng trong chiến dịch đổ bộ đường không ở mặt trận Normandy hai năm sau.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc mở cửa bảo tàng nô lệ tình dục thời Thế chiến II Bảo tàng về những "phụ nữ mua vui", từ chỉ phụ nữ Trung Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho lính Nhật thời Thế chiến II được mở tại Thượng Hải. Cảnh tượng được ghi lại năm 1944 về những "phụ nữ mua vui" người Trung Quốc bị ép buộc phục vụ lính Nhật trong Thế chiến II. Ảnh: oldpicsarchive.com Bảo...