Sử dụng trí tuệ nhân tạo trợ giúp giải quyết các vấn đề của ngành bảo hiểm
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp giải quyết các vấn đề của ngành bảo hiểm như giải đáp quyền lợi 24/7 cho khách hàng, số hoá các thủ tục nhận quyền lợi, nhắc nhờ khách hàng đóng phí…
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc Công ty FPT Smart Cloud cho biết: Tại Việt Nam, bảo hiểm đang là ngành đã và sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam bắt đầu có nhu cầu cao hơn về việc đảm bảo cuộc sống về già và quan tâm hơn về dịch vụ bảo hiểm.
Từ những trải nghiệm của bản thân trong quá trình sử dụng dịch vụ bảo hiểm, ông Lê Hồng Việt cho rằng: Có 3 vấn đề lớn hiện nay của ngành bảo hiểm. Đầu tiên là về quyền lợi bảo hiểm, khi mà khách hàng thường xuyên không rõ quyền lợi của mình cũng như các chính sách, thủ tục chi trả bảo hiểm; Hồ sơ nhận bảo hiểm có quá nhiều mẫu phải khai báo; Cuối cùng là việc đóng phí khi không có người nhắc nhở. Do đó, trí tuệ nhân tạo có thể giúp ngành bảo hiểm giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả.
Còn theo ông Đào Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc Nghiệp vụ bảo hiểm và công nghệ thông tin của FWD Việt Nam, với ngành bảo hiểm, thách thức đầu tiên là từ khách hàng, khi mà nhận thức chung của nhiều người về việc bảo vệ chính mình thông qua bảo hiểm nhân thọ còn khá thấp so với các nước xung quanh. Tiếp theo đó là việc thay đổi hành vi của khách hàng trong COVID-19, khi mà họ ngại tiếp xúc và ngày càng khó tính hơn.
“Từ những thách thức đó, trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các đơn vị bảo hiểm phải có quy trình bán hàng không tiếp xúc và hỗ trợ từ xa. Từ đó chuyển đổi số cần thực hiện để giải quyết bất cập”, ông Đoàn Hữu Phúc chia sẻ.
Do đó, FWD đã triển khai đào tạo trực tuyến, đến tư vấn bán hàng không dùng giấy tờ, không thu tiền mặt. “Gần đây nhất, chúng tôi đã áp dụng AI trong công việc của tổng đài viên tương tác hai chiều, nâng cao trải nghiệm của khách hàng”, ông Phúc chia sẻ.
Ông Dương Lê Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh AI, FPT Smart Cloud cho biết, báo cáo của McKinsey cho thấy, sự chênh lệch về mặt lợi nhuận giữa các công ty ứng dụng tốt AI với mặt bằng chung của ngành đang là 5%. Còn trong lĩnh vực bảo hiểm, thống kê của Gartner cho thấy, AI có ảnh hưởng rộng khắp đến tất cả các mặt của doanh nghiệp như giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất vận hành và có nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng…
Video đang HOT
Cụ thể, AI sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tương tác đối với quy trình bảo hiểm, đầu tiên là việc thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm. Thông thường, trước khi mua bảo hiểm, khách hàng sẽ có rất nhiều câu hỏi từ lợi ích đến gói sản phẩm phù hợp các đại lý sẽ rất khó để đảm bảo những thông tin chia sẻ là luôn chính xác. Do đó, việc ứng dụng trợ lý ảo AI sẽ giúp trả lời những câu hỏi của khách hàng một cách chuẩn xác và liên tục 24/7.
Sau khi khách hàng đồng ý kí hợp đồng bảo hiểm, sẽ đến khâu thu thập thông tin và xác thực thông tin khách hàng. Do có nhiều thông tin giấy tờ như giấy ra viện, hồ sơ bệnh án…và nếu nhập lên hệ thống sẽ tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu ứng dụng OCR (trích xuất và nhận diện các ký tự ảnh) thì việc nhập liệu chỉ mất 1-2 phút với độ chính xác hơn 98%.
Trước đây, tổng đài truyền thống phải thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại thì hiện nay, nhờ AI, mỗi khi khách hàng gọi điện đến hoặc hệ thống gọi đi, những gì khách hàng trao đổi sẽ được chuyển thành văn bản, từ đó truy vấn vào hệ thống và đưa ra câu trả lời cho khách hàng. Thời gian phản hồi giữa người và máy là dưới 2 giây.
Để các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn thì các đơn vị bảo hiểm cần một nền tảng vững mạnh và Cloud (điện toán đám mây) phù hợp. Hệ sinh thái này có những sản phẩm ứng dụng AI được tích hợp sẵn như hệ cơ sở tri thức, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ, nhân diện hình ảnh…
Xu hướng ôtô hóa đi kèm với AI ở Việt Nam
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên ôtô giờ đây không còn là 'đặc quyền' của dòng xe cao cấp, nhờ vào sự ra đời của những sản phẩm AI do người Việt nghiên cứu và phát triển.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự phổ biến của các trợ lý giọng nói trên Android Auto, Apple Carplay và màn hình rời đang đi cùng xu hướng ôtô hóa (motorization) dự báo sẽ bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian tới, nhất là khi hơn nửa số người dùng muốn sử dụng tiếng nói để giao tiếp khi lái xe để đảm bảo an toàn.
Hơn 52% người dùng muốn sử dụng Voice AI khi lái xe
Theo đánh giá của các chuyên gia, xu thế ôtô hóa được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người 3.000 USD và số xe trung bình trên 1.000 dân đạt 50 xe, nhất là với việc Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Dự đoán đến năm 2025, thị trường sẽ nhanh chóng tiệm cận với con số 1 triệu xe bán ra/năm.
Thị trường xe hơi trong nước đang phát triển nhanh chóng
Báo cáo của Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, 10% số tai nạn chết người và 15% tai nạn gây thương vong là do tài xế bị mất tập trung trong quá trình lái. Nhiều ý kiến cho rằng, Voice AI có thể giúp cải thiện điều này với chức năng giảm sao nhãng và đây cũng được cho là tác động giá trị nhất của việc tích hợp Voice AI trong lái xe.
Số liệu thống kê từ Think With Google cũng cho thấy, hơn 52% số người dùng thích sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói (Voice AI) khi lái xe, điều này mang lại cho họ cảm giác an toàn hơn việc phải gõ tìm kiếm trong khi cầm vô lăng hoặc phải dừng xe hoàn toàn chỉ để để tìm kiếm một cái gì đó như đường đi, địa điểm...
Hơn 52% người dùng thích sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói khi lái xe
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực AI cũng cho rằng giọng nói chính là phương tiện giao tiếp tốt nhất, tự nhiên nhất giữa con người và máy tính, có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ rất cao, vượt trội so với cách nhập liệu bằng bàn phím thông thường. Do đó, tiếng nói là công cụ để con người giao tiếp chính với máy tính trong thời gian 5-10 năm tới.
AI ngày càng phổ biến trên ôtô ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, cả Chính phủ và các doanh nghiệp đều có sự tập trung phát triển Trí tuệ nhân tạo, đặc biệt AI đã được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển trong cuộc CMCN 4.0. Trí tuệ nhân tạo đã và đang chứng minh những tác động lớn lao với cuộc sống con người bằng việc thay đổi cách thức vận hành những tác vụ quen thuộc trong cuộc sống, từ y tế, giáo dục, giao thông cho đến thương mại điện tử.
Trong đó, sự phát triển và phổ biến của các trợ lý tiếng nói với khả năng nghe và hiểu tốt tiếng Việt là dấu ấn lớn của lĩnh vực này. Điển hình là Kiki, ngày càng quen thuộc với người lái xe trong nước. Sử dụng tiếng nói, mang đến trải nghiệm rảnh tay đã và đang phát huy lợi thế lớn trên ôtô, giúp Kiki có thể tận dụng hết thế mạnh của mình. Nghe nhạc, đọc tin, tìm đường đi trên xe sẽ được thực hiện nhanh chóng thông qua việc điều khiển bằng giọng nói.
Người lái xe trong nước quen dùng Kiki qua kết nối Apple Carplay hoặc Android Auto
Tuy nhiên, với việc trợ lý ảo của Google đã hỗ trợ tiếng Việt trên smartphone thì không hoàn toàn loại trừ khả năng họ sẽ tấn công vào thị trường này trên xe hơi. Khi đó, khả năng thấu hiểu người Việt cùng khả năng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Kiki, nhất là với những nội dung bản địa như nghe nhạc hay tin tức.
Lãnh đạo một sản phẩm loa thông minh có sử dụng tiếng Việt từng cho rằng, việc xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, rồi phát triển nó để thực sự hiểu hành vi người dùng, hiểu câu lệnh để giao tiếp tự nhiên không phải là một việc đơn giản và phải đầu tư rất lớn về công sức, thời gian, tiền bạc.
Anh Trần Mạnh Hiệp, quản trị viên diễn đàn Tinhte cho rằng, Kiki có những lợi thế riêng, đến từ những dịch vụ mà Zalo đã xây dựng trước đó như Zalo, Zing MP3. "Khi đi xe thì chủ yếu tôi sẽ dùng tìm đường, nghe nhạc, hoặc gọi điện cho người khác mà không muốn phải thao tác trên điện thoại. Hai tính năng đầu thì giờ Kiki đã làm tốt rồi. Tôi biết sẽ rất khó để các hãng như Apple, Google mở hết mọi tính năng cho trợ lý ảo thứ ba. Tuy nhiên, Kiki có thể tận dụng luôn tính năng gọi điện trên Zalo, vốn cũng có nhiều người dùng", anh Trần Mạnh Hiệp cho biết thêm.
Từ tháng 6, Kiki có mặt trên màn hình ôtô thông minh Gotech
Mới đây nhất, Kiki đã có mặt trên các màn hình dùng cho các dòng xe hơi chưa hỗ trợ hệ điều hành, cần phải lắp thêm màn hình rời ở ngoài. Như vậy, việc tích hợp trên các hệ điều hành phổ biến trên xe hơi như Apple Carplay, Android Auto và kết hợp với các hãng phần cứng để sử dụng trên các xe đời truyền thống của Kiki được đánh giá là sẽ giúp thúc đẩy các tiện ích thông minh trên xe hơi. Điều này có ý nghĩa trong bối cảnh "ôtô hóa" đang cận kề với việc GDP bình quân đầu người tăng nhanh và nhu cầu sở hữu, chuyển đổi từ xe máy sang ôtô ngày càng lớn, tới năm 2025, thị trường được dự báo sẽ nhanh chóng tiệm cận với con số 1 triệu xe bán ra/năm.
Tạo ra thịt bò thuần chay nhờ trí tuệ nhân tạo Một tập đoàn của Thuỵ Sĩ cho biết họ đã thành công trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm ra các sản phẩm thay thế thịt bò thật, có nguồn gốc từ thực vật. Trí tuệ nhân tạo đã giúp tập đoàn Firmenich phát triển một hương thơm tái tạo hương vị đặc trưng của thịt nướng (Ảnh: AFP) Tập...