Sử dụng tiếng Anh khi chơi Chiến Thần – Nguyên tắc không thể phủ nhận
Các Chiến Thần hãy sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trên hệ thống server chung nhé!
Chiến Thần đã ra mắt ở Việt Nam, mở ra cơ hội giao lưu học hỏi giữa game thủ Việt Nam với ngôi nhà chung Đông Nam Á. Tại server Chiến Thần – League of Legends hiện nay, ngoài sự có mặt của cộng đồng game thủ Việt Nam còn có sự hiện diện của game thủ đến từ Singapore, Philipines, Malaysia… – những nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Đương nhiên ở một sân chơi chung mang tầm vóc quốc tế như server Chiến Thần, cộng đồng game thủ Việt Nam không thể chỉ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp như những trò chơi có server trong nước. Tiếng Anh là công cụ ngôn ngữ hữu hiệu nhất để người chơi từ bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có thể giao tiếp và hiểu nhau. Bên cạnh một bộ phận game thủ đã sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo nhờ kinh nghiệm chinh chiến tại server nước ngoài, đại bộ phận game thủ Việt Nam chúng ta còn chưa ý thức nghiêm túc trong việc dùng Anh ngữ trong giao tiếp trong trò chơi.
Chiến Thần là một game thể thao điện tử đề cao tính đồng đội (teamwork), chính vì thế, mọi người chơi trong cùng một đội phải hiểu nhau để giành chiến thắng. Do văn hóa của mỗi quốc gia có sự khác biệt nên nếu giữa những người chơi có quốc tịch khác nhau rất dễ xảy ra hiểu lầm không đáng có. Chỉ có một phương cách duy nhất giải quyết được vấn đề này, đó là sử dụng Anh ngữ trong giao tiếp. Khi sử dụng tiếng Anh, người chơi Việt Nam và cộng đồng nước ngoài sẽ hiểu nhau hơn, để bắt nguồn từ Chiến Thần, những người chơi Việt Nam sẽ hiểu biết hơn về thế giới và ngược lại, thế giới sẽ biết tới Việt Nam như một cộng đồng trong sáng và lành mạnh.
Tại server Chiến Thần hiện nay, những người chơi Việt Nam có thể chưa nắm được những thuật ngữ mà cộng đồng Đông Nam Á đang sử dụng. Garena Việt Nam xin đưa ra một số thuật ngữ để giúp người chơi Việt Nam hiểu được đồng đội nước ngoài của mình ám chỉ điều gì:
b/back: Đồng đội của bạn đang muốn bạn rút lui.
Video đang HOT
p/push: Đồng đội của bạn đang muốn bạn đẩy trụ, tấn công.
mia/miss: Đồng đội của bạn cảnh báo đối thủ đang biến mất trên bản đồ
np/No Problem: Không vấn đề gì!
nice: Tốt (Đồng đội đang muốn khen bạn).
wp/Well play: Tốt (Đồng đội khen bạn).
gg/GG/Good Game: Câu nói sử dụng để kết thúc game.
lol/Laugh Out Loud: Cười lăn cười bò.
stick: Đồng đội muốn cả đội gắn kết với nhau hơn, đi tập trung cả đội.
stick with sb: Đồng đội muốn bạn đi cùng với một thành viên nào đó trong đội.
btm/Bottom: Ám chỉ con đường ở dưới cùng (Lane Bot).
top: Ám chỉ con đường ở trên cùng (Lane Top).
mid: Ám chỉ con đường ở giữa (Lane Mid).
surrender: Đồng đội muốn đề nghị đầu hàng.
Chiến Thần cũng như bất kì một game thể thao điện tử nào, luôn đề cao tính giải trí và tạo ra sự thoải mái cho người chơi. Nhưng bên cạnh đó, Chiến Thần cũng có những quy tắc riêng mà mọi người chơi cần tuân theo để giữ cho game luôn lành mạnh và trong sáng. Những game thủ cố ý làm trái với những quy tắc này tất nhiên sẽ phải nhận hình thức xử phạt.
Trong khi chơi Chiến Thần, những game thủ, đặc biệt là những người mới làm quen với Chiến Thần, rất dễ mất bình tĩnh khi vấp phải đối thủ cao tay hơn mình. Với những trường hợp như vậy, người chơi cần hết sức bình tĩnh để không có những hành động, lời nói gây ảnh hưởng tới hình ảnh game thủ Việt Nam đối với cộng đồng game thủ nước bạn.
Những hành động này có thể là thoát game giữa chừng, hoặc cố ý không tham gia trận đấu để gây khó dễ cho đồng đội, hoặc những lời nói khiến đồng đội và đối thủ không hài lòng. Đó chính là những thói quen xấu đang tạo ra rào cản ghê gớm cho sự hội nhập của game thủ Việt Nam với cộng đồng thế giới.
Ông cha ta đã có câu: “Nhập gia tùy tục”, chúng ta tham gia vào một cộng đồng nào thì phải tuân theo những quy ước sẵn có của cộng đồng ấy. Hi vọng, các Chiến Thần Việt Nam sẽ vận dụng câu thành ngữ của ông cha ta để xây dựng hình ảnh game thủ Việt Nam thật đẹp, thật chuyên nghiệp và đáng nể trong con mắt của cộng đồng game thủ thế giới
Theo Bưu Điện Việt Nam
DotA II: Chiến thần vừa ra mắt đã gây tranh cãi
Dù mới chỉ chân ướt chân ráo đến Việt Nam, League of Legends hay tên phiên bản Việt là DotA II: Chiến thần đã gây tranh cãi ngay trong cộng đồng vì chính cái tên Việt hóa này.
Thực tế, đã từ lâu các game thủ của dòng game Arena - đấu trường đã biết đến League of Legends ngay từ những ngày đầu khi tựa game này mới phát triển. Thế nhưng trong suốt một khoảng thời gian dài các game thủ Việt Nam muốn chơi tựa game này đều rất khó khăn, họ buộc phải tiến hành Fake IP nếu muốn chơi do League of Legends chưa chính thức phân phối ở Việt Nam.
Và việc Garena chính thức ra mắt League of Legends với cái tên DotA II: Chiến thần đồng thời WCG cũng sẽ tổ chức thi đấu game này trở thành tin vui đối với làng eSports Việt Nam nói chung cũng như cộng đồng game Arena - Đấu trường nói riêng.
Thế nhưng cũng chính vì cái tên DotA II: Chiến thần mà hiện tại đang xảy ra những tranh cãi trong cộng đồng người chơi vốn chưa mấy đông đảo này. Có lẽ, vốn đã quá quen thuộc với cái tên League of Legendstừ lâu thế nên khi về Việt Nam tựa game này mang tên DotA II: Chiến thần đã khiến các game thủ khó có thể chấp nhận.
Thậm chí theo họ thì cái tên này quá ư là... Trung Quốc. Bên cạnh đó có những tín đồ của DotA cũng cho rằng DotA 2 và League of Legends - DotA II: Chiến thần khác nhau một trời một vực và do vậy không nên sử dụng cái tên dễ gây hiểu lầm như vậy. Và trong lúc đang chờ DotA 2 ra mắt vào ngày 17/8 tới đây thìLeague of Legends sử dụng cái tên DotA II: Chiến thần cũng gây bức xúc cho họ do những hiểu nhầm không đáng có.
Thế nhưng ở một hướng ngược lại thì những người lên tiếng bảo vệ DotA II: Chiến thần cũng đưa ra những lập luận của riêng mình. Đầu tiên, họ cho rằng thực tế thương hiệu DotA 2 và DotA II là hoàn toàn khác nhau. Và hiện tại Valve mới đăng ký DotA 2, DotA 3 chứ chưa hề đăng ký DotA II do vậy Garena dùng thương hiệu này là không sai.
Ở khía cạnh khác, sau khi không ngã ngũ được việc dùng tên DotA II: Chiến thần là đúng hay sai, phe phản đối tiếp tục đưa ra ý kiến nêu ra rằng việc sử dụng thương hiệu và hình ảnh như vậy khiến họ nhầm lẫn và bức xúc. Và đó chính là lý do khiến họ đưa ra ý kiến phản đối tên thương hiệu DotA II: Chiến thần. Thậm chí, đã có những người không đọc kỹ và down game về và tiếc nuối khi hóa ra đó lại không phải là gameDotA 2 của Valve.
Thế nhưng ở phe ngược lại, cũng cho rằng những người hiểu nhầm đều là do không tìm hiểu thực sự kỹ thông tin. Và theo họ thì dù sao đây cũng chỉ là một phương cách làm truyền thông quảng bá sản phẩm. Còn những game thủ vốn ưa thích tựa game nào thì hãy cứ chơi tựa game đó chứ đừng nên quá mất thời gian vào chuyện tranh cãi về cái tên DotA II: Chiến thần.
Hiện tại thì tình hình tranh cãi vẫn chưa thể đi đến hồi kết khi các bên vẫn đưa ra các lập luận và bảo vệ ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên theo như kết quả ấy ý kiến Vote thì phe phản đối đang tỏ ra áp đảo với 85,36% trong khi phe ủng hộ chỉ là 14,64%.
Có thể thấy dù chỉ mới ra mắt vài ngày nhưng League of Legends - Dota II: Chiến thần đã tạo ra cơn sốt khác hẳn với sự ra mắt của đối thủ Heroes of Newerth cũng do Garena phát hành. Thế nhưng liệu tựa game này có thể tiếp tục tạo ra cơn sốt và soán ngôi được DotA ở thị trường Việt Nam hay không thì vẫn còn là một câu hỏi lớn mà rất lâu nữa chúng ta mới có thể trả lời được.
Dù sao việc Garena đưa Heroes of Newerth rồi League of Legends, những tựa game đang dần được eSports thế giới công nhận cũng là một điều đáng hoan nghênh. Những người ưa thích các tựa game này sẽ không còn phai FakeIP mà vẫn có thể chơi tựa game mình ưa thích không thua kém gì các game thủ nước ngoài.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cộng đồng bất mãn vì bị lừa DotA 2 sắp về Việt Nam Có vẻ như chiến lược quảng bá thương hiệu của League of Legends đã phản lại tác dụng. Như các bạn đã biết, gần đây, tựa game League of Legends (LoL) do Garena phát hành đã chính thức xuất hiện tại thị trường Việt dưới cái tên Chiến Thần. Đó vốn là một điều hết sức đáng mừng bởi mọi người sẽ có...