Sử dụng thuốc y học cổ truyền đúng và hiệu quả, tránh tiền mất tật mang
Người bệnh muốn sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm có nguồn gốc y học cổ truyền cần được thăm khám, tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Theo chia sẻ của Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thuốc y học cổ truyền (thuốc Đông y) là các vị thuốc (sống hoặc chế biến) hay các chế phẩm thuốc được điều chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng vật, có tác dụng điều trị và/ hoặc tăng cường cho sức khỏe con người.
Thuốc Nam là thuốc có nguồn gốc ở Việt Nam hoặc được di cư và trồng ở Việt Nam. Thuốc Bắc là thuốc có nguồn gốc từ một số nước ở phương Bắc như: Trung Quốc, Triều Tiên…
Thuốc gia truyền là những bài thuốc, chế phẩm thuốc cổ truyền trị một chứng bệnh nhất định, có hiệu quả ở một địa phương, một vùng, được sản xuất lưu truyền từ đời này sang đời khác ở một gia đình, một dòng họ.
Tất cả các thuốc y học cổ truyền đều cần được kiểm định và cấp phép bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.
Việt Nam là một quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời, có lợi thế nguồn dược liệu phong phú trong thiên nhiên. Rất nhiều vị thuốc, bài thuốc hay, có hiệu quả đã được nghiên cứu và sản xuất thành các dạng chế phẩm dễ sử dụng và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền để điều trị và phòng bệnh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ số, hiện nay, tình trạng quảng cáo trái phép sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, thổi phồng quá tác dụng đã diễn ra khá phổ biến trên một số trang mạng internet. Người bệnh nếu thiếu kinh nghiệm hoặc không tìm hiểu kỹ mà mua thuốc từ các nguồn không chính thống có thể không đạt hiệu quả điều trị, thậm chí làm nặng thêm tình trạng bệnh. Điều này gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ cho người sử dụng về tác dụng của thuốc y học cổ truyền.
Để sử dụng thuốc y học cổ truyền đúng và hiệu quả cần lưu ý:
Khi bạn có vấn đề sức khỏe nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp.
Không nên tự ý dùng các sản phẩm thuốc theo quảng cáo của nhà sản xuất hoặc truyền miệng, vì triệu chứng bệnh có thể giống nhau nhưng nguyên nhân không giống nhau ở từng người bệnh.
Nếu bạn muốn sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm có nguồn gốc y học cổ truyền cần được thăm khám, tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền
Đau vai gáy cấp do lạnh: Phòng và điều trị theo y học cổ truyền
Chỉ trong 2 tuần, Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận và khám hơn 80 trường hợp bệnh nhân có đau vùng cổ gáy cần được chăm sóc y tế.
Video đang HOT
Hình minh họa.
Đau vai gáy cấp (Vẹo cổ cấp) theo y học cổ truyền bệnh danh là Lạc chẩm. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi gặp lạnh (gió quạt, hay điều hòa nhiệt độ thấp...), hay gặp ở độ tuổi trẻ, điều trị có thể khỏi sau vài ngày nhưng rất dễ tái phát.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là do tà khí là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) xâm nhập vào cân, cơ, kinh lạc gây nên tình trạng khí trệ huyết ứ với các biểu biện đau co cứng vùng cổ gáy, hạn chế vận động các động tác khi cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu...
Triệu chứng đau vai gáy cấp
- Đau vùng cổ vai gáy thường một bên gây tình trạng mất cân đối đầu so với trục của thân (vẹo cổ). Cũng có trường hợp đau cả hai bên cổ gáy.
- Tình trạng đau tại chỗ hoặc có thể lan lên đầu, ra vai, cánh tay.
- Hạn chế động tác của cột sống cổ như: cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu.
- Co cứng cơ vùng cột sống cổ 1 bên hoặc 2 bên, ấn có thể thấy điểm đau.
- Toàn thân mệt mỏi, không có sốt.
Do đó, cần đi khám khi xuất hiện đau nghiêm trọng và không cải thiện khi nghỉ ngơi. Đau và hạn chế vận động cổ gáy ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân và lao động sản xuất.
Điều trị theo y học cổ truyền
Thể bệnh: Phong hàn.
Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn ôn thông kinh lạc.
Điều trị cụ thể: Thời gian điều trị tùy thuộc nhiều yếu tố như: tuổi mắc, thời gian mắc, phương pháp điều trị... tuy nhiên, đối với đau cổ gáy do lạnh thông thường là từ 5 - 10 ngày.
Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm/hào châm: liệu trình ngày một lần.
- Xoa bóp bấm huyệt: liệu trình ngày một lần.
- Giác hơi: mỗi lần 10 - 15 ống giác cho vùng huyệt vai gáy.
- Thủy châm: tùy theo chỉ định của thuốc thủy châm, mỗi lần thủy châm 2 - 3 huyệt như Phong môn, Đại trữ.
- Cứu: liệu trình ngày 1 - 2 lần các huyệt Phong trì, Phong môn.
- Công thức huyệt: Phong trì, Phong môn, Đại trữ, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Lạc chẩm, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, A thị huyệt.
Dùng thuốc y học cổ truyền:
- Thuốc thang sắc uống dùng bài "Quyên tý thang" gia giảm, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Cụ thể: Khương hoạt 9g, Tang chi 30g, Đương quy 12g, Tần giao 9g, Quế chi 8g, Bắc mộc hương 6g, Xuyên khung 12g, Đại táo 12g, Phòng phong 12g, Trích thảo 12g, Nhũ hương 6g, Sinh khương 4g.
Gia giảm:
- Có thoái hóa cột sống cổ gia: Cẩu tích 12g, Đỗ trọng 9g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g.
- Mệt mỏi, huyết áp trong giới hạn bình thường, gia thêm Hoàng kỳ 16g.
- Đau lan lên đầu, chóng mặt, huyết áp trong giới hạn bình thường, không buồn nôn, không nôn, gia thêm Đào nhân 12g, Hồng hoa 6g để tăng cường hoạt huyết.
- Đắp thuốc Y học cổ truyền: ngải cứu, các vị thuốc bào chế dạng cao (chứa nhiều thành phần: Quế, Hồi, Kê huyết đằng, Tô mộc,...).
Phối hợp các phương pháp của vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, Paraphin, sóng ngắn, siêu âm trị liệu (tùy khả năng của từng cơ sở y tế).
Phòng bệnh đau vai gáy cấp do lạnh
- Tập thể dục: tập các tư thế đúng cho cột sống cổ và cần được duy trì thường xuyên.
- Không hút thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ tiến triển các bệnh mạch máu nhỏ, không tốt cho phần đĩa đệm giữa các đốt sống cổ.
- Lưu ý các tư thế: Tư thế ngồi; Mang vác vật nặng đúng cách; Tư thế nằm ngủ.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, D, E...
- Nhận thức hành vi: khuyến khích người bệnh có thái độ, suy nghĩ tích cực, duy trì thư giãn.
- Tránh gió lạnh, tránh ăn các thực phẩm gây co cứng cơ như tôm, thịt bò.
- Tự xoa bóp bấm huyệt các huyệt Phong trì, Phong môn, giáp tích C2-C7, Đại trữ, Lạc chẩm, A thị huyệt động tác chủ yếu bấm, bóp, đấm.
Để bạn gái "mát-xa" bằng miệng, nam sinh viêm đường tiết niệu nặng Sau một lần quan hệ với bạn gái qua đường miệng nhưng không áp dụng biện pháp an toàn, nam sinh viên năm cuối tại Hà Nội nhận cái kết đắng. Mới đây, khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận một nam sinh viên năm cuối của một trường đại học trên...