Ở làn da mỏng, bạn rất dễ nhìn thấy tĩnh mạch, gân hoặc xương dưới da. Ngoài ra, làn da mỏng dễ bị kích ứng hoặc bầm tím khi bị tổn thương hoặc chăm sóc không phù hợp.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, cấu trúc của làn da gồm 3 lớp: biểu bì, trung bì, hạ bì. Làn da mỏng đi là khi lớp biểu bì, trung bì không dày như bình thường. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làn da mỏng khiến da rất dễ bị tổn thương.
Làn da bị mỏng có mối liên quan mật thiết với sự lão hóa . Khi con người già đi, làn da dần trở nên mỏng và yếu đi. Bên cạnh đó, làn da mỏng đi có thể do những tác nhân sau:
- Tia UV trong ánh nắng mặt trời: đây là một trong những nguyên nhân hàng đâu gây lão hóa da và nó cũng góp phần khiến da mỏng đi. Do đó bạn cần bảo vệ da cẩn thận bằng các biện pháp chống nắng như: quần áo chống nắng, kính râm, kem chống nắng,… và hạn chế ra tiếp xúc với ánh nắng vào những thời gian cao điểm (10h-15h).
- Thói quen không tốt: hút thuốc và thường xuyên sử dụng rượu bia là những thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt cho làn da, gây mỏng da theo thời gian.
- Thuốc bôi có chứa steroid: thành phần steroid trong một số loại thuốc có thể khiến các tế bào trong lớp biểu bì bị teo đi, khiến da nhăn nheo và mất độ đàn hồi, làn da vì thế cũng mỏng và yếu đi. Thành phần này thường xuất hiện trong một số loại thuốc điều trị một số bệnh viêm da. Vì vậy, hãy lưu ý rằng để sử dụng thuốc có chứa steroid an toàn với liều lượng phù hợp, bạn cần có chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng.
- Một số loại thuốc điều trị khác: một số loại thuốc khác cũng có thể làm cho da mỏng đi, chẳng hạn như aspirin không kê đơn, thuốc làm loãng máu theo toa ( thuốc chống đông máu ), thuốc chống viêm không steroid…
Hãy luôn kiểm tra các thành phần của thuốc, hướng dẫn sử dụng cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Quên uống thuốc chống đông, một phụ nữ ở Sóc Sơn bị đột quỵ não
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên uống thuốc chống đông nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. (Nguồn: Vietnamplus)
Ngày 9/2, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa thực hiện thành công phương pháp can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch cho bệnh nhân N.T.H (nữ, 36 tuổi) ở Sóc Sơn, Hà Nội, nhập viện ngày 27/1 với biểu hiện đột quỵ não.
Người bệnh có tiền sử thay van tim cơ học cách đây 15 năm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Do quên uống thuốc chống đông 1 ngày, sau khi ngủ dậy vào lúc 7h ngày 27/1, chồng chị H phát hiện vợ bị méo miệng, nói khó và yếu liệt nửa người hoàn toàn bên phải. Ngay lập tức, anh đã đưa chị đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lúc 10h, bác sỹ phòng khám nhận thấy người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ và đã khởi động quy trình cấp cứu đột quỵ não.
Bác sỹ đơn vị đột quỵ khẩn trương đánh giá lâm sàng và hội chẩn với bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.
Các bác sỹ nhận thấy đây là đột quỵ lúc ngủ nên cần phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn để đưa ra hướng điều trị phù hợp, vì vậy người bệnh được đưa ngay đi chụp cộng hưởng từ.
Trên phim cộng hưởng từ có hình ảnh tắc động mạch não giữa bên trái, vùng nguy cơ thiếu máu có thể cứu được có kích thước lớn hơn vùng hoại tử rất nhiều, do đó các bác sỹ đã hội chẩn nhanh chóng và quyết định thực hiện can thiệp lấy huyết khối cơ học qua đường động mạch.
Trước khi can thiệp, tay chân người bệnh không thể tự nâng lên được, quá trình tái thông động mạch não giữa bị tắc trong thời gian 20 phút với 1 lần đưa dụng cụ lên lấy huyết khối. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật, người bệnh phục hồi tay tự nâng lên và tự cử động đầu ngón và bàn chân.
Hiện tại người bệnh đi lại được và tỉnh táo hoàn toàn, được chuyển về khoa Nội-Hồi sức thần kinh để tiếp tục theo dõi và cho chụp cộng hưởng từ kiểm tra sau 24 giờ can thiệp. Kết quả, vùng nguy cơ thiếu máu sau tái thông có hình ảnh tưới máu như nhu mô não bình thường.
Tiến sỹ, bác sỹ Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.
Đột quỵ thiếu máu hay nhồi máu não chiếm tỷ lệ 80-85% các bệnh nhân đột quỵ não. Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn đến nhồi máu não thực sự nếu không được tái thông kịp thời và sẽ để lại các di chứng nặng nề.
Lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học mang lại nhiều ưu điểm, có thể tái thông được các mạch máu lớn, cửa sổ điều trị lên 16 giờ và thậm chí 24h đối với tuần hoàn trước và có thể tới 12 giờ đối với hệ tuần hoàn sau.
Qua trường hợp của chị H, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên uống thuốc chống đông nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đột quỵ, người nhà cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín.
Đột quỵ nhồi máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng tàn tật nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội.
Để nhận biết dấu hiện đột quỵ, hãy nhớ tới từ F.A.S.T: (Face): gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng; (Arm): kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân; (Speech): ngôn ngữ bất thường; (Time): thời gian, nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu kể trên người bệnh có nguy cơ đột quỵ rất cao, cần khẩn trương gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Ngoài ra, người bệnh có yếu tố nguy cơ cao (cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao, hút thuốc lá...) cần khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ chế độ điều trị của thầy thuốc./.
Ứng dụng Laser Thulium trong điều trị xơ cứng cổ bàng quang BVĐK tỉnh Phú Thọ tiếp nhận và điều trị thành công cho người bệnh nam 70 tuổi, đã từng phẫu thuật nội soi u tuyến tiền liệt cách nhiều năm hiện tại có đặt Stent mạch vành, đái tháo đường, cao huyết áp ... Người bệnh được đặt ống thông niệu đạo - bàng quang nhưng thất bại. Các bác sĩ đã tiến...
Tin mới nhất
Uống nước suối, người đàn ông ho khạc ra máu, đi khám phát hiện điều khủng khiếp
22:33:19 15/04/2021
Khi đi làm nương đến cơn khát nước mà không có nước bên mình, người đàn ông 33 tuổi ở Tuyên Quang đã vục tay xuống suối để lấy nước rửa mặt và uống cho đỡ khát.
Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang: Nối thành công bàn tay bị đứt lìa
22:27:54 15/04/2021
Ngày 15-4, bác sĩ Lê Kim Lộc - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang cho biết, các bác sĩ khoa ngoại của bệnh viện đã nối thành công một nam bệnh nhân bị đứt lìa bàn tay trái.
Phụ nữ nên ăn gì để dễ chịu trong kỳ 'đèn đỏ'?
22:26:43 15/04/2021
Chuối, dưa hấu, trà gừng, chocolate đen là những thực phẩm có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau bụng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.
9 căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới
22:22:54 15/04/2021
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê danh sách những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới, bao gồm cả những bệnh mà có lẽ bạn không ngờ tới.
Điều tối kỵ khi bị bong gân
22:20:53 15/04/2021
Thường ngày, bong gân là hiện tượng dễ xảy ra do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao... Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên ngh...
Người tổn thương thận: Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc
22:17:42 15/04/2021
Trong quá trình dùng thuốc, thuốc có thể gây độc cho thận, khiến chức năng của thận bị rối loạn, ảnh hưởng dây chuyền đến các cơ quan khác, thậm chí gây nguy hiểm.
Quai bị ở bà bầu: Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh qua từng giai đoạn
22:15:23 15/04/2021
Quai bị ở bà bầu khá hiếm gặp nếu bạn đã tiêm vaccin phòng bệnh trước khi mang thai. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn, nếu sức đề kháng của bạn bị suy giảm thì hoàn toàn có thể bị quai bị trong thời kỳ mang thai.
Tai nạn giao thông - cú sốc với người thân, di chứng nặng nề với người bệnh
22:11:09 15/04/2021
Mặc dù nhiều trường hợp bật báo động đỏ tới toàn viện cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông nhưng không phải lúc nào may mắn cũng đến với họ. Những cái chết tức tưởi vẫn xảy ra.
Lười vận động – yếu tố nguy cơ dẫn đến các thể nặng của COVID-19
22:07:54 15/04/2021
Các nghiên cứu của Anh, Mỹ đã phát hiện ra rằng lười vận động làm tăng nguy cơ phát triển các dạng nghiêm trọng của COVID-19.
Biến chứng quai bị ở bà bầu ảnh hưởng thế nào đến mẹ và thai nhi?
22:05:49 15/04/2021
Phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Biến chứng quai bị ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh con dị dạng.
Những siêu thực phẩm nhiều dinh dưỡng giá bình dân
22:02:56 15/04/2021
Từ việc ngăn ngừa bệnh tật, quản lý cân nặng cho đến tóc và da khỏe mạnh, những siêu thực phẩm như nghệ, tỏi, chuối,… còn mang lại một số lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Bệnh quai bị và độ tuổi mắc quai bị thường gặp nhất
21:33:44 15/04/2021
Quai bị hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan thành dịch trong cộng đồng. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy độ tuổi nào hay mắc quai bị nhất?
Phản ứng da nghiêm trọng khi dùng thuốc trị ung thư atezolizumab
21:31:15 15/04/2021
Atezolizumab là loại thuốc kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô đường niệu, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư vú thể 3 âm tính, ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào gan.
Tỏi tươi có thể loại bỏ độc tố trong máu và phòng ngừa ung thư
21:27:42 15/04/2021
Tỏi không chỉ là gia vị làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Cách phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai, mẹ bầu không thể bỏ qua
21:26:19 15/04/2021
Thực hiện các biện pháp phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai là cách tốt nhất giúp đảm bảo sức khoẻ của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh quai bị và phương thức bệnh lây lan trong cộng đồng
21:23:16 15/04/2021
Quai bị là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng là trẻ em nên mọi phụ huynh có con nhỏ đều lo lắng. Vậy bệnh quai bị có lây không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Duy trì 2 điều này, sức khỏe của quý ông được cải thiện nhanh chóng
21:19:23 15/04/2021
Thiếu hụt dương khí không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Những lưu ý khi tinh hoàn không đều
21:16:50 15/04/2021
Một số bệnh trong cơ thể của nam giới sẽ làm phát sinh hiện tượng thay đổi kích thước của hai bên tình hoàn. Khi hai bên tinh hoàn không đều nhau kèm theo một số triệu chứng bất thường sẽ là dấu hiệu của một số bệnh cần lưu ý và chữa tr...
Những thói quen vô tình làm tổn thương thính lực mà chị em vẫn thường làm
21:14:54 15/04/2021
Trong sinh hoạt hằng ngày có rất nhiều thói quen tổn thương thính lực mọi người vẫn thường làm nhưng không hề biết nguy hại của nó. Chị em nên cải thiện ngay!
Thủ phạm khiến nam giới khó giảm bụng bia
21:11:38 15/04/2021
Những thói quen tưởng chừng như vô hại hàng ngày lại trở thành nguyên nhân khiến nhiều nam giới có vòng hai quá khổ và mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Xử trí tắc lệ đạo
21:08:46 15/04/2021
Tắc lệ đạo là khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn.
Trẻ mắc bệnh về tiêu hoá nhập viện tăng ở Đà Nẵng
20:23:54 15/04/2021
Thời tiết giao mùa làm số lượng bệnh nhi nhập viện tại thành phố Đà Nẵng có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhóm bệnh nhi nhập viện về tiêu hóa tăng 10-20% so với cùng kỳ năm trước.
Cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh
20:21:35 15/04/2021
Hiện nay, tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh ở nông thôn và thành thị đều gia tăng, kéo theo các bệnh không lây nhiễm cũng tăng không kiểm soát.
So sánh sự khác biệt về dinh dưỡng của các loại trứng
20:20:09 15/04/2021
Trứng là một trong những thực phẩm quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn gia đình nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao.
“Giải mã” những cơn đau đầu
20:17:14 15/04/2021
Đau đầu là một trong những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực thần kinh. Đau đầu có thể không có nguyên nhân hoặc do một số nguyên nhân thường được bỏ qua.
Dụng cụ quen thuộc bất ngờ trị được "nỗi khổ" lớn nhất của quý ông
20:13:37 15/04/2021
Các nhà nghiên cứu Anh Quốc đã thí nghiệm đặt stent – dụng cụ thường được dùng trong phẫu thuật điều trị bệnh tim mạch – vào cậu nhỏ của các quý ông mắc rối loạn cương dương nặng.
Chủ động phòng chống, không để lây lan dịch tay chân miệng
20:11:03 15/04/2021
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến nay cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong.
Ăn ít đi liệu có thể sống lâu hơn không, ăn thế nào mới sống lâu: Đây là câu trả lời
20:08:18 15/04/2021
Các nghiên cứu khẳng định ăn uống liên quan mật thiết đến tuổi thọ. Vậy ăn thế nào để sống lâu? Ăn ít có giúp sống lâu hơn không? Các nhà khoa học đã đưa ra câu trả lời.
Những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho bệnh nhân quai bị
20:06:00 15/04/2021
Quai bị là bệnh do virus gây ra và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân quai bị là vô cùng quan trọng để người bệnh tăng sức đề kháng, đánh bại bệnh tật và phòng tránh được biến chứng.