Sử dụng thuốc trong điều trị đau thần kinh tọa
Bất cứ nguyên nhân nào gây chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh tọa đều có thể gây ra cơn đau lan xuống mặt sau của một bên mông hoặc đùi. Cơn đau có thể rõ nét, bỏng rát.
Hoặc là cảm giác tê, yếu, ngứa ran khó chịu. Tình trạng đau trở nên tồi tệ khi ngồi lâu, đứng lên, ho, vặn mình hoặc hoạt động gắng sức.
Trung bình cứ 10 người thì có ít nhất 4 người sẽ bịđau thần kinh tọa, hoặc dây thần kinh tọa bị kích thích tại một thời điểm nào đó trong đời. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, còn gọi là dây thần kinh hông to. Nó xuất phát từ hông, qua phía sau xương chậu, qua mông, dọc theo mặt sau của mỗi đùi và phân chia tại đầu gối thành các nhánh đi đến bàn chân.
Dây thần kinh tọa
Bất cứ nguyên nhân nào gây chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh tọa đều có thể gây ra cơn đau lan xuống mặt sau của một bên mông hoặc đùi. Cơn đau có thể rõ nét, bỏng rát. Hoặc là cảm giác tê, yếu, ngứa ran khó chịu. Tình trạng đau trở nên tồi tệ khi ngồi lâu, đứng lên, ho, vặn mình hoặc hoạt động gắng sức.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa do sai tư thế, bê vác nặng, căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý. Tuy nhiên 80% nguyên nhân là do bệnh lý cột sống:
Các vấn đề về đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất. Đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào dây thần kinh tọa. Hoặc nhân nhện đĩa đệm phình to gây hẹp ống sống cũng là một nguyên nhân gây đau.
Chấn thương
Xảy ra do va chạm, tai nạn hoặc gắng sức nâng một vật nặng gây tổn thương cột sống, chèn ép dây thần kinh tọa.
Các bệnh lý cột sống
Viêm khớp, loãng xương, ung thư hoặc nhiễm trùng cột sống cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị đau thần kinh tọa phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm sau vài tuần với các biện pháp khắc phục không can thiệp phẫu thuật. Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa là giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
Vật lý trị liệu và các bài tập
Đây là biện pháp được ưu tiên trước tiên đối với đau thần kinh tọa. Các bác sỹ trị liệu sẽ giúp người bệnh sửa tư thế sai, tăng cường các cơ hỗ trợ lưng dưới. Hướng dẫn các bài tập hiệu quả dành cho đau thần kinh tọa.
Sử dụng thuốc
Thuốc giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và có thể nhanh chóng hồi phục vận động. Ngoài ra thuốc chống viêm cũng được chỉ định cho các trường hợp đau do viêm dây thần kinh tọa.
Tiêm ngoài màng cứng
Trong một số trường hợp các biện pháp vật lý trị liệu, sử dụng thuốc không cải thiện tình trạng đau. Bác sỹ có thể chỉ định tiêm steroid ngoài màng cứng cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật. Ngoại trừ các trường hợp cấp cứu như mất kiểm soát bàng quang, ruột, hoặc khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật sẽ do bác sỹ điều trị quyết định, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa
Sử dụng thuốc trong điều trị đau thần kinh tọa
Video đang HOT
Thuốc được kết hợp cùng chăm sóc tại nhà cho người bệnh. Có 5 nhóm thuốc thường được sử dụng cho điều trị:
Thuốc giảm đau không kê đơn (thuốc OTC) và NSAID
Thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như acetaminophen, aspirin, ibuprofen, naproxen, thường hữu ích khi giảm đau cấp tính. Các thuốc này chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau dạ dày, kích ứng niêm mạc tiêu hóa. Thuốc có xu hướng gây ra tình trạng ra máu nhiều hơn và làm gia tăng các vấn đề trên gan, thận. Để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, khi sử dụng nhóm thuốc này cần phối hợp thêm một thuốc bảo vệ dạ dày.
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ sẽ hiệu quả khi nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do co thắt cơ. Một số thuốc giãn cơ như methocarbamol, carisoprodol, cyclobenzaprine.
Tác dụng phụ thường gặp gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng và giảm huyết áp.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc giúp giảm đau thần kinh. Khi sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa, bác sỹ sẽ kê liều thấp hơn liều điều trị trầm cảm. Một số thuốc nhóm này như amitriptyline, nortriptyline.
Tác dụng phụ thường gặp là khô miệng, táo bón, tăng hoặc giảm cân, huyết áp thấp, phát ban, tăng nhịp tim.
Làm giảm tín hiệu đau tại dây thần kinh, giảm cơn đau do dây thần kinh tọa. Khi sử dụng nhóm thuốc này cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ kể cả khi cơn đau của bạn đã hết. Thuốc thuộc nhóm này là gabapentin, pregabalin.
Tác dụng phụ thường gặp gồm chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, run, phát ban và tăng cân.
Prednisone là một loại steroid đường uống giúp giảm viêm. Các tác dụng phụ của thuốc như tăng huyết áp, mất ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, tăng sự phát triển của lông trên cơ thể, mờ mắt.
Steroid cũng có thể được tiêm trực tiếp ngoài màng cứng để giảm sưng và viêm. Việc giảm đau do tiêm steroid có thể kéo dài trong vài tháng. Các tác dụng phụ bao gồm tổn thương sụn, nhiễm trùng khớp, làm suy yếu gân và mỏng xương, da và mô mềm xung quanh vị trí tiêm, suy tuyến thượng thận.
Sử dụng thuốc trong điều trị đau thần kinh tọa
Có nhiều lựa chọn khác nhau trong các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa. Và không có loại thuốc nào là thuốc tốt nhất. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với một loại thuốc. Đôi khi các bác sỹ sẽ cần thời gian để xác định loại thuốc và liều lượng nào là phù hợp cho mỗi người bệnh.
Phòng ngừa đau thần kinh tọa
Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chúng ta nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa trước khi xảy ra tình trạng đau thần kinh tọa.
Tập luyện: Đi bộ, tập yoga, các bài tập kéo giãn… đều giúp cải thiện cũng như ngăn ngừa tái phát đau thần kinh tọa hiệu quả. Nên tập luyện thường xuyên và phù hợp với cơ thể, không nên tập quá sức.
Giữ tư thế tốt: Luôn giữ lưng vai thẳng, giảm áp lực lên cột sống thắt lưng. Chú ý khi nâng vác vật nặng, sử dụng lực chân và tay, hạn chế lực tác động vào lưng.
Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì khiến trọng tâm cơ thể lệch ra ngoài, rất dễ sai tư thế khi vận động. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng làm tăng áp lực lên cột sống.
Đảm bảo giấc ngủ tốt: Cơ thể sau một ngày làm việc cũng cần được nghỉ ngơi. Lựa chọn một tấm đệm tốt giúp duy trì độ cong sinh lý của cột sống. Ngủ đủ giấc để cơ thể sảng khoái, giảm căng thẳng sẽ hạn chế các tình trạng viêm.
Thay đổi lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, uống rượu, hạn chế ăn nhiều đường, muối, các chất béo bão hòa. Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu magie, vitamin B6, B9, B12.
An toàn cho bản thân: Những chấn thương vùng lưng, đùi là nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Lựa chọn một đôi giầy thoải mái chắc chắn. Chú ý khi lên xuống những bậc cao. Giữ gìn an toàn cho bản thân là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Đau thần kinh tọa ở Phụ nữ mang thai
Mặc dù chưa được nói đến nhiều, nhưng đau thần kinh tọa thai kỳ khiến quá trình mang thai trở nên mệt mỏi, khó chịu cho người mẹ.
Khi mang thai, thay đổi trọng tâm và sự nới lỏng các dây chằng là những biến đổi để thích nghi của cơ thể người mẹ. Nhưng chính những điều đó có thể là nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây ra cơn đau khó chịu tại lưng và chân trong suốt thai kỳ.
Mặc dù chưa được nói đến nhiều, nhưng đau thần kinh tọa thai kỳ khiến quá trình mang thai trở nên mệt mỏi, khó chịu cho người mẹ.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa thai kỳ
Đau thần kinh tọa thường do các vấn đề về cột sống thắt lưng như phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Nó cũng có thể gây ra bởi các vấn đề về xương như hẹp ống sống, viêm xương khớp...
Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai được cho là do:
Sự gia tăng các hormone thai kỳ như relaxin giúp nới lỏng các dây chằng. Dây chằn lỏng lẻo khiến sự kết nối giữa xương và các khớp giảm tính ổn định. Dẫn đến tác động lên cột sống và ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa.
Cân nặng của em bé cũng có thể tạo thêm áp lực lên hông, xương chậu và chèn ép dây thần kinh tọa.
Dấu hiệu nhận biết
Thực tế khoảng 50-80% phụ nữ mang thai bị đau lưng. Cần tránh nhầm lẫn đau lưng gây ra bởi đau vùng chậu (PGP) và đau lưng trong đau thần kinh tọa khi mang thai. Dấu hiệu đau thần kinh tọa thai kỳ bao gồm:
Đau thường xuyên, liên tục một bên mông và chân
Đau lan tỏa từ lưng, qua mông, xuống mặt sau đùi và xuống chân
Đau rát, dữ dội
Hoặc cảm giác tê, kim châm, yếu ở chân bị ảnh hưởng
Đau tăng khi thay đổi tư thế, ngồi hoặc đứng
Kiểm soát cơn đau
Đau thần kinh tọa gây khó chịu, nhưng nó hoàn toàn điều trị được dứt điểm. Bạn nên bắt đầu với những phương pháp điều trị không cần dùng thuốc trước.
Tập luyện
Yoga là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai bị đau thần kinh tọa. Yoga không những giúp ổn định cột sống, tăng độ dẻo dai cơ thể, mà còn giúp tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên khi mang thai, các dây chằng ở trạng thái lỏng lẻo, dễ tổn thương nếu sai tư thế. Tốt nhất bạn nên lựa chọn tập yoga với sự hướng dẫn của chuyên gia.
Bổ sung Magie
Magie là khoáng chất tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung magie giúp tăng khả năng tái tạo dây thần kinh, giảm phản ứng viêm ở chuột.
Magie được bổ sung qua thực phẩm như socola đen, bơ, hạnh nhân, hạt điều, cá hồi... Hoặc thực phẩm bổ sung đường uống. Dầu xoa bóp chân hoặc kem dưỡng da có chứa magie.
Vật lý trị liệu, chăm sóc thần kinh cột sống
Bác sỹ sẽ hỗ trợ điều chỉnh lại các đốt sống của bạn. Giảm bớt sự chèn ép lên dây thần kinh tọa. Em bé ngày một lớn hơn, và các tư thế cũng thay đổi. Bạn nên kiểm tra lại theo lịch hẹn của bác sỹ để tránh những khó chịu do đau thần kinh tọa gây ra.
Châm cứu
Đây là phương pháp điều trị giảm đau theo Y học cổ truyền. Nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng châm cứu có hiệu quả hơn trong việc giảm đau thần kinh tọa so với việc sử dụng các thuốc giảm đau NSAID mà phụ nữ mang thai không được dùng.
Massage trước sinh
Massage không chỉ là hình thức thư giãn khi mang thai, mà còn là một liệu pháp điều trị đau thần kinh tọa. Nên tập trung massage phần hông và lưng dưới. Sử dụng con lăn hoặc một quả bóng nhỏ để tác động sâu vào cơ piriformis và cơ mông.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau khiến bạn khó chịu, không thể di chuyển, mất ngủ. Bạn cần nói chuyện với bác sỹ về việc sử dụng thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau nhóm NSAID (ibuprofen, diclofenac...) không được chỉ định cho phụ nữ mang thai vì những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Trừ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc của bác sĩ.
Paracetamol (Efferalgan) và Acetaminophen (Tylenol) được ưu tiên sử dụng giúp giảm đau nhức cho phụ nữ mang thai vì các dữ liệu an toàn của thuốc.
Massage không chỉ là hình thức thư giãn khi mang thai, mà còn là một liệu pháp điều trị đau thần kinh tọa
Một số câu hỏi bà bầu quan tâm về đau thần kinh tọa thai kỳ
Khả năng bị đau thần kinh tọa khi mang thai cao không?
Đau thần kinh tọa không thường xuyên xảy ra ở phụ nữa mang thai. Dù trọng lượng của mẹ và bé tăng lên, nhưng nguy cơ chèn ép cột sống hay lệch đĩa đệm không tăng. Đau thần kinh tọa có thể gặp khi bà bầu phải làm những công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, hoặc ngồi lâu sai tư thế. Những cơn lưng do đau vùng chậu (PGP) thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai.
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng gì đến việc sinh em bé?
Một số tư thế hoạt động có thể làm cơn đau thần kinh tọa tăng lên, nhưng tư thế khác lại khiến cơn đau dịu đi. Bạn đừng quá lo lắng, các bác sỹ và nữ hộ sinh sẽ luôn đồng hành giúp mẹ vượt cạn an toàn và thành công.
Đau thần kinh tọa khi mang thai sẽ khiến việc chăm sóc em bé sau sinh khó khăn hơn?
Không chỉ đau thần kinh tọa, với bất kỳ vấn đề nào về lưng, bạn cũng luôn cần chú ý tư thế khi chăm sóc con. Ví dụ, khi cho con bú, mẹ nên thử các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái nhất cho mẹ và con. Khi thay đồ, nên để con trên giường, hoặc bàn thay đồ, luôn giữ lưng ở tư thế thẳng, không gập cúi. Tránh các động tác vặn mình.
Mẹo trợ giúp bà bầu khi bị đau thần kinh tọa thai kỳ
Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng bị đau sẽ giúp cơn đau dịu lại.
Tích cực vận động đúng cách nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp mẹ bầu phục hồi nhanh hơn. Khi hoạt động, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau. Hãy điều chỉnh cơ thể dần dần để thích nghi với hoạt động. Nếu hoạt động khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng, hoặc kéo dài hàng giờ đồng hồ. Hãy dừng lại và tránh lặp lại hoạt động đó.
Giữ tư thế đúng. Cố gắng không ngồi quá lâu. Khi ngồi nên chọn một chiếc gối, hoặc đệm lưng để giúp cột sống được uốn cong tự nhiên.
Không mang vác vật nặng, gắng sức. Nếu bắt buộc phải nhấc một vật nặng, hãy trùng gối và giữ thẳng lưng khi nhấc.
Nằm nghiêng khi ngủ cùng một chiếc gối ôm dài. Nằm nghiêng ngoài giảm áp lực, duy trì độ cong sinh lý của cột sống, còn là tư thế tốt nhất cho em bé.
Mang giày mềm, đế chắc chắn. Điều này sẽ giảm nguy cơ trượt ngã, đồng thời giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng tốt nhất.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng lo lắng. Căng thẳng là một trong các yếu tố làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Chính vì vậy thư giãn sẽ giúp giảm đau và tạo ra những hormone tốt cho cả mẹ và bé.
Mang thai là một sứ mệnh thiêng liêng, là chặng đường gian nan nhưng tràn đầy hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Đau thần kinh tọa có thể khiến thai kỳ vất vả hơn, nhưng tin vui là hầu hết những cơn đau này sẽ biến mất sau khi sinh bé.
Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe, kiến thức, tinh thần tốt nhất để đón nhận thiên chức mới: Làm mẹ. Chúc cho tất cả những người phụ nữ, đã đang và sẽ làm mẹ, luôn thật nhiều sức khỏe, thật nhiều yêu thương để trở thành người mẹ hạnh phúc của những đứa con hạnh phúc!
Nguyên nhân gây tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm Ngoài những nguyên nhân hiển nhiên như do nhiệt độ phòng quá cao hay chăn quá dày, đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Thời kỳ mãn kinh: Mãn kinh sẽ gây tình trạng mất cân bằng hormone ở phụ nữ độ tuổi trung niên, mà một trong những triệu chứng phổ biến...