Sử dụng nhạc sàn để hợp tác chữa bệnh tâm thần: Chẳng nhà trị liệu nào sử dụng cách ấy cả!
“Chẳng có nhà trị liệu nào sử dụng nhạc sàn, nhạc mạnh để điều trị cho bệnh nhân đang bị rối loạn tâm thần. Về mặt cơ sở, lý luận không có kiểu như vậy”, PGS. TS Trần Thành Nam nói.
Liên quan đến việc để bệnh nhân biến phòng điều trị thành nơi “bay lắc”, tàng trữ, buôn bán ma tuý tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, sáng nay, một đại diện khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền, nơi đối tượng Nguyễn Xuân Quý vào điều trị từ năm 2018 cho hay, đối tượng này được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần.
Đối với các bác sĩ, tính khí của Quý cũng rất thất thường, có lúc bệnh nhân này chào hỏi, trò chuyện rất vui vẻ nhưng có lúc lại hung dữ, chửi bới và dọa đánh bác sĩ.
Trả lời câu hỏi, vì sao đối tượng Quý bật nhạc to để “bay lắc” nhưng các nhân viên y tế không phát hiện được, vị bác sĩ này cho biết, tại khoa Phục hồi chức năng có một biện pháp điều trị bằng âm nhạc nên việc đối tượng Quý bật nhạc trong phòng, các bác sĩ cũng không quá khắt khe để đối tượng này hợp tác điều trị.
Vậy thực sự liệu âm nhạc có giúp ích trong việc trị liệu cho những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hay không?
Cho bệnh nhân sử dụng nhạc sàn để hợp tác chữa bệnh tâm thần: Chẳng nhà trị liệu sử dụng cách ấy
Trao đổi với PV Infonet, một bác sĩ chuyên ngành tâm lý thừa nhận, âm nhạc nhằm hỗ trợ người bệnh tâm thần phục hồi. Khi người bệnh mất khả năng, kỹ năng lao động, giao tiếp, khả năng cảm thụ… thì âm nhạc giúp kích hoạt người bệnh hoạt động, phục hồi lại những khả năng bị mất mát.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng đặt vấn đề: “Đối tượng sử dụng liệu pháp âm nhạc ở đây có phải là bệnh nhân tâm thần sa sút thật sự không? bởi nếu là bệnh nhân cai nghiện thì đâu có sử dụng liệu pháp này?”.
Video đang HOT
Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS tâm lý Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, liệu pháp âm nhạc chữa bệnh tâm thần là một cách thức trị liệu tạo ra các âm thanh giúp cho những người bệnh thư giãn lại, cảm nhận được hạnh phúc.
“Việc hoà mình vào âm thanh, âm nhạc có thể giúp một số người bộc lộ bản thân nhiều hơn, thể hiện bản thân nhiều hơn. Bên cạnh việc giải toả cảm xúc từ liệu pháp âm nhạc thì phương pháp này còn giúp hỗ trợ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội”, PGS. TS Trần Thành Nam bày tỏ.
Theo đó, trị liệu bằng âm nhạc thường được diễn ra trong môi trường cá nhân hoặc nhóm, thư giãn trên nền nhạc. Những người mắc bệnh tự kỷ, rối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm, mất ngủ) hay người luôn luôn nghi ngờ, giận dữ…. thường được áp dụng liệu pháp này.
“Những loại âm nhạc được sử dụng trong liệu trình chữa trị bao giờ cũng rất nhẹ nhàng và gợi cảm giác thư giãn thanh bình, trong đó nhạc thiền được sử dụng nhiều nhất”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Và vị PGS.TS chuyên ngành tâm lý từng có nhiều năm tu nghiệp tại Mỹ cho rằng, chữa tâm thần bằng liệu pháp âm nhạc là có cơ sở khoa học. Nguồn gốc liệu pháp này xuất hiện từ thời trung cổ, trong nhà thờ (thánh ca, piano…) tạo không gian, âm nhạc mang tính chất ám thị đối với những người xung quanh…
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định, “chẳng có nhà trị liệu nào mà sử dụng nhạc sàn, nhạc mạnh để chữa trị cho những bệnh nhân đang bị rối loạn ảnh hưởng sức khoẻ tâm thần. Về mặt cơ sở, lý luận, trong trị liệu tâm lý, tâm thần không sử dụng loại hình âm nhạc này”.
Thậm chí, PGS.TS Trần Thành Nam cũng nhấn mạnh, việc trị liệu bằng âm nhạc phải là những người có chuyên môn, như ở Mỹ họ yêu cầu phải có bằng đại học hoặc thạc sĩ về trị liệu âm nhạc ở một cơ sở được phê duyệt và phải được đào tạo lâm sàng và được thực hành, có giám sát.
Người tâm thần chỉ bị hạn chế năng lực, hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm
Trả lời PV Infonet về việc người tâm thần chỉ bị hạn chế năng lực, hành vi thì có bị truy cứu trách nhiệm không, luật sư Nguyễn Chiến (ĐBQH, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, đây là vụ việc mà ông cho rằng “không ai tưởng tượng nổi”.
Vụ việc này cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, sự xuống cấp đạo đức của một số cán bộ, nhân viên y tế, nhất là khi trước đó đã có một số thầy thuốc của bệnh viện này phải ngồi tù vì làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần, tiếp tay cho những đối tượng phạm tội muốn trốn tránh việc phải ngồi tù.
Do đó, luật sư Nguyễn Chiến kiến nghị, các cơ quan chức năng cần mở rộng điều tra vụ án để làm rõ hơn những ai có hành động bao che để một đối tượng bệnh nhân tâm thần lại có thể sử dụng trái phép chất ma túy, đưa cả gái mại dâm vào bay lắc tại cơ sở điều trị.
Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người tâm thần, luật sư Nguyễn Chiến cho rằng, người tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác là một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho xã hội.
Pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 2, Điều 49 của Bộ Luật Hình sự (BLHS) 2015 cũng quy định người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đê xư ly trach nhiêm hinh sư đôi vơi ngươi thưc hiên hanh vi nguy hiêm cho xa hôi, cơ quan tô tung cân phai xac đinh đươc năng lưc trach nhiêm hinh sư cua ngươi đo. Trương hơp tai thơi điêm thưc hiên hanh vi nguy hiêm cho xa hôi, ngươi thưc hiên hanh vi không co năng lưc trach nhiêm hinh sư thi không phai chiu trach nhiêm hinh sư (Điều 21 BLHS 2015).
Như vây, căn cư vao cac quy đinh trên cua phap luât, căn cư vao vu viêc, cơ quan tô tung cân phai tiên hanh cac thu tuc đê giam đinh tâm thân đôi vơi ngươi thưc hiên hanh vi phạm tội. Căn cư vao kêt luân giam đinh, cơ quan tô tung se ap dung hinh phat hoăc biên phap khac đôi vơi ngươi thưc hiên hanh vi phạm tội.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội, họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.
Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự, người tâm thần (thông qua người đại diện hợp pháp) vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe… mà có gây thiệt hại cho người bị hại, gia đình nạn nhân.
Cảnh giác bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường bùng phát vào mùa Đông Xuân hằng năm và tháng 3-5 là mùa cao điểm của thủy đậu.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh này rất dễ lây lan, đặc biệt, người lớn cũng có thể mắc. Bệnh có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê..., thậm chí tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện. Theo thống kê của Viện Pasteur TP HCM, 90% bệnh nhân thủy đậu là trẻ 2-7 tuổi.
Thủy đậu vốn là bệnh lành tính, song nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mụn nước do thủy đậu có thể gây viêm da, để lại các vết sẹo lõm. Biến chứng khác có thể gặp phải là viêm phổi với triệu chứng đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra máu. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
PGS.TS Trần Văn Luận - Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi trung ương, hàng năm, tháng 3-5 là mùa cao điểm của bệnh thủy đậu, do thời tiết nồm và ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho virus này có khả năng lây lan trong không khí, khiến thủy đậu dễ bùng phát thành dịch.
Người lành có thể bị nhiễm virus thủy đậu nếu tiếp xúc với dịch từ bóng nước bị vỡ của người nhiễm bệnh, hoặc hít phải những tia nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Về các nguồn lây nhiễm, BS cho biết thêm ngay cả trong thời gian ủ bệnh, khi các mụn nước chưa xuất hiện, người bệnh không hề hay biết mình đã mắc bệnh thủy đậu, nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất. Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm một liều vaccine ngừa thủy đậu. Thanh thiếu niên trên 13 tuổi cần tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần.
Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccine ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng, để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con. Vaccine ngừa thủy đậu có mặt tại hầu hết các cơ sở y tế công lẫn tư trên cả nước. Vaccine ngừa thủy đậu hiện nay có khả năng phòng bệnh hiệu quả đến 90%. Khoảng 10% còn lại có thể mắc thủy đậu sau tiêm chủng, song các trường hợp này thường nhẹ và ít biến chứng.
Bác sĩ cảnh báo căn bệnh khiến Hoa hậu đại sứ nhân ái Bến Tre qua đời Hoa hậu Đại sứ Nhân ái Bến Tre - Phan Thuyền đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 do mắc chứng trầm cảm trong thời gian dài, khiến gia đình, bạn bè và người hâm mộ đều bàng hoàng, xót thương. Sau khi tiến hành công tác khám nghiệm tử thi, cô được gia đình tổ chức an táng tại quê...