Sử dụng miếng dán tránh thai có an toàn không?
Sử dụng miếng dán tránh thai có an toàn không? Đây là thắc mắc chung được nhiều người quan tâm, hãy tìm lời giải đáp trong bài viết chi tiết dưới đây.
Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng, màu be được dán trực tiếp vào lưng, bụng, mông hoặc bắp tay. Trong miếng dán có chứa hai hormone tổng hợp là: Progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormon được cơ thể sản sinh tự nhiên.
Dùng miếng dán tránh thai có thể gặp một số tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)
Mặc dù miếng dán tránh thai là biện pháp tránh thai đơn giản, dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Với kích thước nhỏ gọn, chỉ cần dễ dàng dán lên da là chị em đã có thể yên tâm trong những “ cuộc vui”. Tuy nhiên, cũng như bất kì nào, dùng miếng dán tránh thai cũng có tính 2 mặt và chỉ thực sự hiệu quả khi bạn hiểu đúng về nó.
Nếu miếng dán được sử dụng đúng cách có công dụng tránh thai hơn 95% – 99%. Trong trường hợp chậm hoặc quên dán một tuần, bóc miếng dán quá sớm sẽ làm giảm hiệu quả của miếng dán.
Video đang HOT
Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng là những tác dụng phụ có thể gặp khi bạn sử dụng miếng dán tránh thai.
Hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai
Sử dụng miếng dán tránh thai theo chu kì kinh nguyệt. Dùng sau khi hết kinh 1 ngày, dán miếng dán lên da và để trong vòng 1 tuần. Cũng vào ngày đó của tuần tiếp theo, bóc miếng dán cũ và thay bằng miếng dán mới. Miếng dán mới có thể dán ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.
Đối với lần đầu tiên sử dụng miếng dán tránh thai, cần dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 1 tuần để tránh thai ngoài ý muốn. Nếu miếng dán kế tiếp được dán đúng lúc, bạn không cần sử dụng thêm bất kì phương pháp tránh thai nào khác nữa.
Trong quá trình sử dụng miếng dán, tuyệt đối không được thay đổi vị trí, bóc miếng dán ra khỏi da, vì có thể làm cho miếng dán bị rơi. Tuyệt đối không được dùng băng dính để giữ miếng dán, không được cắt hoặc sửa lại kích thước và hình dạng của miếng dán. Vì có thể làm thay đổi hormone phân phối vào cơ thể.
Nếu miếng dán bị rơi và được dán lại trong vòng 24h thì hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn được duy trì tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu quá 24h, các bạn nên áp dụng phương pháp tránh thai khác cho tới khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong vòng 1 tuần.
Theo GĐVN
Thuốc tránh thai hàng ngày có ảnh hưởng đến việc sinh nở?
Tôi đã có một bé trai 3 tuổi. Thời gian này tôi phải đi học nên chưa muốn sinh con, vì vậy tôi có dùng thuốc tránh thai uống hàng ngày.
Nhưng tôi đọc thông tin thuốc tránh thai có thể gây vô sinh. Mong bác sĩ cho tôi biết thông tin này có đúng không và để không ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này tôi có thể áp dụng biện pháp tránh thai nào an toàn?
Vũ Thùy Lan(Đăk Lăk)
Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hormon sinh dục nữ estrogen và progesteron. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu như: choice, rigevidon, marvelon, microgynon... được đóng thành vỉ 21 hoặc 28 viên.
Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hormon sinh dục nữ giúp người phụ nữ duy trì lượng hormon trong cơ thể làm cho trứng không rụng. Ngoài ra, thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng nếu có được thụ tinh cũng không thể làm tổ được. Thêm nữa thuốc tránh thai hàng ngày còn làm đặc chất dịch nút cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.
Thuốc có hiệu quả tránh thai rất cao (khoảng 99%). Hầu hết phụ nữ đều dùng được thuốc tránh thai hàng ngày, trừ những người bị bệnh tim, bệnh gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, người trên 35 tuổi hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa lao và những người phát hiện có ung thư ở vú hoặc cơ quan sinh dục. Nếu bạn không rơi vào những trường hợp này, bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc tránh thai mà không lo ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc tránh thai có thể gây vô sinh.
Khi bắt đầu sử dụng bạn có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như: rong huyết, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, vô kinh, thay đổi tâm trạng, trứng cá... nhưng thường chỉ trong vòng khoảng 3 tháng bạn sẽ quen thuốc, các tác dụng phụ này sẽ tự biến mất. Thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng giảm đau bụng, đau lưng trước hành kinh, giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, có thể chủ động khi muốn tránh thai hoặc ngừng thuốc khi muốn có con. Nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai bởi vì cũng như tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, thuốc tránh thai dạng viên có thể gây ra những thay đổi trong tử cung của bạn nên cần thời gian để những thay đổi này không còn nữa.
Để tránh thai, ngoài thuốc tránh thai hàng ngày, bạn có thể sử dụng một trong các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả như đặt dụng cụ tử cung, dùng bao cao su, tính thời điểm rụng trứng... Tuy nhiên bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và thực hiện biện pháp tránh thai phù hợp theo lựa chọn của bạn.
BS. NGUYỄN MAI HƯƠNG
(Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em - Bộ Y tế)
Theo Suckhoedoisong.vn
4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn Bạn đã từng đang đi du lịch biển thì mất hứng vì 'đèn đỏ' ghé thăm? Vậy có cách nào để kiểm soát được kỳ kinh nguyệt hàng tháng không? Câu trả lời là có. Chu kỳ kinh nguyện kèm theo những triệu chứng như chuột rút, đau nửa đầu, tâm tính khó chịu không chỉ khiến phụ nữ chúng ta "khổ sở"...