Sử dụng miếng dán tránh thai có an toàn?
Miếng dán tránh thai không phải là phương pháp phổ biến, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ; nhưng do sự tiện dụng nên nhiều chị em vẫn sử dụng.
Chào bác sĩ, tôi đã sinh ba con và muốn sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp. Tôi nghe nói có miếng dán tránh thai và uống thuốc để diệt tinh trùng, không biết hiệu quả của hai phương pháp này như thế nào?
Thùy Dung (H.Đông Anh, TP.Hà Nội)
Thạc sĩ – bác sĩ Lê Quang Hòa, Phó trưởng khoa Sản nhiễm trùng C3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội , trả lời: Trước hết, miếng dán tránh thai không phải là phương pháp phổ biến, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ; nhưng do sự tiện dụng nên nhiều chị em vẫn sử dụng.
Video đang HOT
Dùng miếng dán tránh thai cũng gây ra khá nhiều tác dụng phụ như đau đầu, đau ngực, ra máu âm đạo bất thường… Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy, miếng dán tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, máu vón cục. Bởi vậy, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
Về thuốc diệt tinh trùng, đây là những loại chất có tác dụng hóa học để diệt hoặc làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, nó có tác dụng như một dung môi tạo nên màng chắn, hoặc tạo bọt nhằm đẩy tinh trùng ra xa cổ tử cung.
Ưu điểm của thuốc là không gây cảm giác khó chịu, không làm giảm khoái cảm ở nam giới. Thuốc được sản xuất dưới dạng kem, nhũ tương, viên sủi bọt, loại khí dung sủi bọt. Thuốc chỉ có tác dụng trong một giờ và được đặt hoặc bơm vào âm đạo trước khi giao hợp năm phút.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là gây nóng âm đạo, mỗi lần giao hợp phải đặt thuốc lại. Đặc biệt, tỷ lệ thất bại khoảng 10%, nên kết hợp thuốc diệt tinh trùng với một trong các biện pháp tránh thai khác kết quả sẽ cao hơn.
Tại sao đau ngực khi dùng miếng dán tránh thai?
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng mỏng khoảng 4 cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng...
Tôi 30 tuổi, có con gái 4 tuổi, đang kế hoạch bằng cách dùng miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, tôi thường bị đau tức ngực khi dùng miếng này. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng này có đáng lo ngại và tôi có nên thay đổi phương pháp tránh thai khác không?
(Loan).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng mỏng khoảng 4 cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng...
Miếng dán có khả năng giải phóng estrogen và progestin. Do đó, về bản chất, miếng dán tránh thai là một phương pháp tránh thai có sử dụng thuốc nội tiết như viên uống tránh thai phối hợp, chỉ khác nhau là thuốc ngấm qua da còn thuốc qua đường uống.
Giống như các thuốc tránh thai phối hợp khác, miếng dán tránh thai cũng có tác dụng phụ như: buồn nôn, đau vú, nhức đầu nhẹ, tăng cân... Và chống chỉ định với một số bệnh lý như cao huyết áp, các bệnh về mạch máu (như viêm tắc mạch), viêm gan, ung thư vú - tử cung, đái tháo đường...
Trường hợp của bạn đang dùng thuốc mà bị đau ngực, tôi không rõ trước khi bạn dùng miếng dán tránh thai bạn đã được bác sĩ loại trừ các bệnh lý về tim mạch, vú hay chưa. Bạn cần đi khám để bác sĩ đánh giá, triệu chứng đau ngực do bệnh lý nền từ trước hay chỉ do tác dụng không không muốn của thuốc.
Nếu xác định do tác dụng phụ của miếng dán tránh thai thì bạn trao đổi với bác sĩ để có thể đổi phương pháp tránh thai khác phù hợp với bạn như đặt vòng, film tránh thai, bao cao su... Những phương pháp tránh thai không có sử dụng thuốc nội tiết.
'Sốt xình xịch' miếng dán tránh thai: Công dụng như thế nào? Trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ công dụng của miếng dán tránh thai và coi nó như cách tránh thai thế hệ mới nhất. "Miếng dán tránh thai có ưu điểm an toàn, hiệu quả ngừa thai cao, gọn nhẹ, thuận tiện, chỉ dán 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tiếp. Tránh quên thuốc, quên thay miếng dán 2 ngày thì...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sarcoma mạch máu: Ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng Seckel

Sau 2 tháng bị chó cắn, người đàn ông mất mạng

Bị y tá truyền nhầm cà phê sữa vào tĩnh mạch, bệnh nhân tử vong thương tâm

Chạy bộ có gây phình mạch não và vỡ phình mạch?

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả

Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?
Có thể bạn quan tâm

Các con giấu giếm đi nhặt ve chai để kiếm tiền mua sách vở, bố biết chuyện liền đánh mẹ vì cho rằng cố tình làm nhục mặt chồng
Góc tâm tình
09:11:54 16/04/2025
Phát hoảng thân hình da bọc xương 34 kg của tuyệt sắc giai nhân đáng thương nhất showbiz
Sao châu á
09:11:41 16/04/2025
Mô tô điện lập kỷ lục di chuyển 310km với một lần sạc
Xe máy
09:09:51 16/04/2025
Là mẹ của 4 người con, diễn viên Nguyệt Hằng vẫn được chồng chiều 'hết nấc'
Sao việt
09:02:58 16/04/2025
Tiêm tan mỡ có thực sự an toàn?
Làm đẹp
09:01:02 16/04/2025
Bùi Thạc Chuyên: 'Địa đạo' bị dán nhãn 16+ không phải do cảnh nóng!
Hậu trường phim
09:00:05 16/04/2025
Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách
Tin nổi bật
08:59:23 16/04/2025
Nữ ca sĩ mang hàm Thượng uý lấy chồng đẹp trai hát nhạc tình rất ngọt là ai?
Nhạc việt
08:57:18 16/04/2025
Vụ sản xuất 573 loại sữa bột giả: 'Phải đền bù cho người tiêu dùng bị lừa dối'
Pháp luật
08:56:33 16/04/2025
Microsoft gỡ bỏ 'rào cản' cập nhật Windows 11 24H2 sau 6 tháng
Thế giới số
08:49:36 16/04/2025