Sử dụng máy tính đã lâu nhưng bạn có biết BIOS và UEFI là gì chưa?
Sau nhiều năm sử dụng máy tính, bạn hẳn đã nghe nói về BIOS một hoặc vài lần đúng không nào. Để hiểu rõ hơn về BIOS và UEFI là gì thì các bạn cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Trước khi tìm hiểu về BIOS và UEFI, thì chúng ta cần biết thành phần cơ bản có bên trong máy tính nhé. Mọi máy tính đều có hai thành phần cơ bản là phần cứng và phần mềm. Khi nói về phần cứng, chắc hẳn các bạn đã biết đến mainboard, CPU, RAM GPU, … đúng không nào. Còn phần mềm là những chương trình điều khiển phần cứng. Để dễ hiểu thì bạn có thể so sánh phần cứng là cơ thể, tay chân, còn phần mềm là cách bộ não chúng ta điều khiển cơ thể hoạt động.
BIOS là gì?
Về cơ bản thì BIOS (Basic Input/Output System) cũng là một phần mềm và được cài đặt sẵn bên trong mỗi máy tính. Mỗi khi bạn nhấn nút nguồn, máy tính sẽ khởi động BIOS lên trước tiên và kiểm tra tất cả phần cứng có trong máy bạn. Việc này cũng giống như khi vừa ngủ dậy thì bạn sẽ mở mắt và nhìn xung quanh để “định thần” vậy. Nếu BIOS “thấy” phần cứng vẫn bình thường, không có lỗi gì hết thì sẽ tìm và khởi động Windows lên.
Thông thường, BIOS kiểm tra rất nhanh các bạn ạ. Nếu bạn tinh mắt thì sẽ nhìn dòng thông báo “Press Del to enter BIOS” hiện lên trong một, hai giây và đó chính là thời điểm BIOS hoạt động. Nếu bạn nhanh tay bấm Del đúng lúc thì BIOS sẽ xuất hiện với giao diện màn hình xanh “lè” và có các mục tùy chỉnh dành cho các “thánh IT” sử dụng. Ngoài ra, bạn phải sử dụng bàn phím để điều khiển, tùy chỉnh các mục trong BIOS.
Vậy còn UEFI?
Video đang HOT
Thật ra, UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) cũng có chức năng là kiểm tra phần cứng trong máy và khởi động Windows y hệt như BIOS. Bạn có thể xem UEFI là phiên bản nâng cấp hay là “con cháu” của BIOS nhé.
Nâng cấp dễ thấy nhất là về mặt giao diện, bạn có thể thấy UEFI đẹp hơn và sẽ hiểu hơn so với BIOS. Ngoài ra, UEFI hiện nhiều thông số về phần cứng như nhiệt của máy, tốc độ quạt đang quay, … khá chi tiết, rõ ràng. Không như BIOS, bạn có thể sử dụng chuột để điều khiển và xem các thông số trên.
Ngoài ra, đa số các dòng máy tính gaming hiện nay đều sử dụng UEFI thay cho BIOS. Nếu các bạn không nhìn thấy giao diện xanh “lè” khi tìm cách vào BIOS thì máy bạn đang sử dụng UEFI nhé.
Nếu máy không có BIOS/UEFI thì sao?
Không giống như hệ điều hành và các chương trình thường được lưu bên trong ổ cứng, BIOS/UEFI sẽ được lưu bên trong một con chip và gắn trực tiếp vào mainboard các bạn ạ. Nếu con chip đó bị hư, hoặc bạn vô tình xóa mất BIOS/UEFI thì khả năng cao là mainboard của bạn sẽ biến thành “cục gạch” chính hiệu.
Như mình đã giải thích bên trên, BIOS/UEFI có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn các phần cứng trong máy, Windows khởi động khi bạn nhấn nút nguồn. Nếu không có BIOS/UEFI thì gần như chắc chắn máy sẽ không thể khởi động, cũng giống như muốn chạy xe mà làm mất chìa khóa vậy các bạn ạ. Vì vậy, mỗi khi cần phải chỉnh BIOS/UEFI thì các bạn phải thật cẩn thận và tìm hiểu thật kỹ những gì bạn muốn làm nhé.
Theo gearvn
Rút "nóng" có làm hỏng USB không, đây là câu trả lời cho bạn.
Chắc hẳn bạn từng nghe người khác bảo rằng là không nên rút USB khi chưa chọn Eject sẽ làm USB bị hư đúng không nào. Vậy tại sao phải Eject trước khi rút USB và hiện nay có cần phải làm như thế nữa không, cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Trước đây, khi bạn cắm USB vào máy tính Windows khuyên nên chọn Eject trước khi rút USB nhằm đảm bảo không mất dữ liệu trong và giúp USB bền hơn. Mặc dù Microsoft đã xác nhận từ Windows 10 bản 1809 đã có thể rút "nóng" USB khi cắm trong máy nhưng chúng ta vẫn nên chọn Eject trước khi rút ra các bạn ạ.
Vì sao hiện nay có thể rút "nóng" USB
Trên Window có hai chế độ "rút" USB các bạn ạ. Đầu tiên là chế độ Better Performance giúp tốc độ truyền dữ liệu giữa USB và máy tính nhanh hơn. Tuy nhiên, chế độ này bắt buộc bạn phải chọn Eject trước khi rút USB, nếu không làm như vậy có thể gây lỗi cho USB cũng như làm mất dữ liệu bên trong.
Để giúp những người dùng thiếu kiên nhẫn không chọn Eject, Microsoft đã đưa chế độ Quick removal thành chế độ mặc định trên mọi máy tính. Khi Windows ở trong chế độ này, bạn có thể rút USB bất cứ khi nào và không cần phải Eject nữa.
Phòng trường hợp mất dữ liệu
Nếu bạn rút USB cắm trong máy khi không sao chép hay chuyển dữ liệu thì không sao. Tuy nhiên, khi đang di chuyển file dung lượng lớn mà có một ai đó rút USB ra thì trường hợp "xui xẻo" nhất có thể xảy ra là mất phần dữ liệu trên USB và cả phần trên máy chưa chuyển xong. Để tránh tình trạng này, bạn nên tập thói quen bỏ vài giây ra để chọn Eject. Nếu USB đang được sử dụng thì Windows sẽ hiện thông báo USB đang được và giúp bạn tránh tình trạng mất dữ liệu.
Như vậy, dù Windows 10 hiện nay đã cho phép bạn rút USB "thoải mái" nhưng bạn vẫn nên tập thói quen Eject trước khi rút nhằm tránh gây lỗi USB và làm mất dữ liệu.
Theo news gearvn
Amazon rục rịch mở dịch vụ cho xài thử... máy tính lượng tử Ở thời điểm hiện tại thì cuộc chiến máy tính lượng tử giữa Google và IBM vẫn chưa có hồi kết, đơn cử là hồi đợt Google tuyên bố rằng họ đã đạt được trạng thái "ưu thế lượng tử tối thượng", IBM đã phủ nhận kết luận này và cho rằng nó vẫn còn nhiều điều khuất tất. Nhưng trong lúc 2...