Sử dụng kháng sinh cho trẻ em: những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ theo kinh nghiệm là điều hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Bài viết cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết về việc sử dụng kháng sinh cho trẻ em, giúp bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất.
Dưới đây là những nguyên tắc chung khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em:
Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết: Kháng sinh chỉ hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Do đó, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán của bác sĩ.
Lựa chọn đúng thuốc: Việc lựa chọn loại kháng sinh phù hợp phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh và độ tuổi của trẻ. Cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp cho bé.
Sử dụng thuốc đúng liều, đúng đường dùng, cách dùng và đủ thời gian: Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm. Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng phù hợp cho bé.
Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật sự cần thiết: Việc phối hợp nhiều loại kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ không nên tự ý phối hợp thuốc cho bé mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Do đặc điểm sinh lý chưa hoàn thiện, trẻ em có nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cao hơn người lớn. Một số nhóm thuốc kháng sinh không nên dùng cho trẻ em:
Nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin… có thể gây hại cho sự phát triển của sụn và xương, thậm chí gây viêm đứt gân. Không nên sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Video đang HOT
Nhóm Tetracyclin: Doxycycline, Tetracycline… ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương. Không nên sử dụng cho trẻ em dưới 8 tuổi.
Nhóm Sulfamid: Sulfamethoxazole, sulfadiazin… có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, dị ứng và sỏi thận. Không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Nhóm Phenicol: Thiamphenicol, cloramphenicol… có thể gây ức chế tủy xương, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, viêm thần kinh thị giác và hội chứng xám gây tím tái, trụy mạch. Chỉ sử dụng khi không có lựa chọn khác và tuyệt đối không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Nhóm Aminoglycosid: Amikacin, Streptomycin, gentamycin, neomycin… có thể gây độc tính trên thận và thính giác, dẫn đến điếc vĩnh viễn. Không nên sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Nhóm Lincosamid: Lincomycin, clindamycin… có thể gây viêm đại tràng giả mạc ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Lưu ý: việc tự ý sử dụng thuốc nói chung hay kháng sinh nói riêng đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.
Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi sử dụng thuốc, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bé.
3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng
Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự.
Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?
1. Quan niệm sai lầm khi nghĩ tiết canh "nhà làm" là an toàn
Có một quan niệm sai lầm rất nhiều người mắc phải là cho rằng ăn tiết canh tự làm tại nhà và chế biến tiết canh từ con vật nhà nuôi là an toàn. Họ cho rằng, lợn, gà, vịt tự nuôi là "sạch" và không bị bệnh, nhưng rõ ràng chúng ta không thể biết những con vật đó có thực sự khỏe mạnh hay không. Lợn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn hay những bệnh khác mà con người không thể nhận biết bằng mắt thường.
Theo PGS.TS. Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên chuyên khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y, có rất nhiều yếu tố khiến tiết canh dễ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh, từ khâu giết mổ không vệ sinh hoặc tác nhân gây bệnh nhiễm từ tay chân người giết mổ, lây từ những con vật bị bệnh sang tiết của con vật khỏe mạnh.
Đó là những tác nhân gây bệnh từ ngoài vào, còn bản thân gia súc, gia cầm cũng chứa rất nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng mà những mầm bệnh này thường lưu hành trong máu.
Bên cạnh đó, tiết (máu) rất giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần để hơi lâu một chút là dễ dàng bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh.
Tiết canh chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
2. Sai lầm khi nghĩ chỉ ăn tiết canh lợn mới mắc bệnh
Vì các vụ ngộ độc khi ăn tiết canh từ trước đến nay phần lớn từ các trường hợp do ăn tiết canh lợn nên nhiều người cho rằng chỉ ăn tiết canh lợn mới dễ bị ngộ độc. Trên thực tế, món "khoái khẩu" này là tên gọi chung được làm từ tiết gia súc (lợn, ngựa, dê...) hoặc gia cầm (ngan, ngỗng, vịt...). Tất cả các loại gia súc, gia cầm này đều mang nhiều mầm bệnh gây bệnh cho con người khi ăn phải.
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tất cả các loại tiết canh, dù là dê, vịt... thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Nếu ăn tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1...
3. Sai lầm thứ 3: Nhiễm liên cầu khuẩn mới nguy hiểm
Một số người nghĩ rằng, nếu ăn tiết canh lợn mà không bị ngộ độc hoặc mắc bệnh liên cầu khuẩn thì sẽ không sao nhưng họ không biết rằng nếu may mắn không nhiễm liên cầu khuẩn thì cũng có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là nhiễm ấu trùng sán lợn.
Nhiễm liên cầu khuẩn ở người là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Những trường hợp mắc liên cầu khuẩn thường do ăn các món ăn chế biến từ thịt lợn sống hoặc chưa chín (tái), đặc biệt là tiết canh lợn hoặc ăn cả tiết canh ngan, vịt trộn lẫn tiết lợn.
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh liên cầu lợn bao gồm: sốt cao, nổi ban xuất huyết ở bụng, ngực, chi, tổn thương thính lực, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong.
Còn đối với nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn, người sẽ bị nhiễm ấu trùng sán khi ăn thức ăn có trứng sán hoặc ăn tiết canh, lòng, nem chua... làm từ những con lợn bị mắc sán.
Sau khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể: ở dưới da, cơ, mắt, đặc biệt là não. Não của người bị nhiễm ấu trùng sán lợn có rất nhiều ấu trùng nằm xen kẽ trong nhu mô. Các triệu chứng của sán não thường rất kín đáo cho tới khi người bệnh bị những cơn co giật, chụp cắt lớp sọ não mới phát hiện ra.
Mắc bệnh sán não thường để lại di chứng nặng về thần kinh cho người bệnh. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng kén sán có trong não. Di chứng sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống như suy giảm trí nhớ, người bệnh nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần, thỉnh thoảng đau đầu, co giật như động kinh, nặng hơn có thể tăng áp lực sọ não, đột tử.
Hình ảnh nang sán làm tổ trong não người bệnh có thói quen ăn tiết canh.
Người đàn ông thổi lên nồng độ cồn sau khi ăn một chiếc bánh Ông Nick Carson cảm thấy say chuếnh choáng dù không uống rượu bia mà chỉ ăn một chiếc bánh. Cơ thể của ông có khả năng chuyển hóa các món ăn chứa tinh bột, đường thành cồn. Nick Carson, sống ở Lowestoft, Suffolk (Anh), cho biết chỉ cần ăn một miếng bánh, ông cũng có thể bị say. Ông được chẩn đoán mắc...