Sử dụng đúng mục đích phản hồi của sinh viên
Bộ GD-ĐT cho biết, các cơ sở giáo dục đại học bắt buộc phải đưa việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên thành hoạt động thường xuyên với từng học phần.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng sinh viên cần hiểu rõ mục đích và trung thực trong việc đưa ra thông tin phản hồi. Các trường cũng cần đưa ra quy trình cụ thể trong quá trình thu nhận và xử lý những thông tin này. Thông tin phản hồi từ người học về giảng viên phải được xử lý khách quan, trung thực và sử dụng đúng mục đích.
Bảo An
Theo ANTD
Người dân Đà Nẵng rất hài lòng với công chức
Theo khảo sát của Sở Nội vụ Đà Nẵng, công chức được đánh giá tốt và rất tốt đạt 94%, trong đó có 95% đánh giá hài lòng đối với chất lượng dịch vụ hành chính công.
Ngày 3/10, Sở Nội vụ Đà Nẵng đã tổ chức báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng hoàn thiện cơ chế đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ công trên địa bàn, đồng thời lấy ý kiến bổ sung để hoàn thiện mô hình một cửa điện tử tập trung.
Video đang HOT
Khảo sát tại các cơ quan hành chính trên địa bàn Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 957 thủ tục hành chính trên 62 lĩnh vực. Tập trung đông nhất vào thứ 2 với 960 hồ sơ/ngày, thứ 6 với 640 hồ sơ. Trong đó 50% là công dân, 22% là doanh nghiệp và cơ quan nhà nước chiếm 15%.
Sở Nội vụ tổ chức lấy ý kiến của các ban ngành về đề án mô hình một cửa điện tử tập trung
Theo ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, đến ngày 27/9/2013 đã tiếp nhận của các đơn vị là 7.200 lượt công dân, tổ chức đánh giá đối với công chức; trong đó 94% đánh giá mức độ 4-5 sao (tốt và rất tốt); 4% đánh giá mức 3 sao (bình thường) và 2 % đánh giá mức 1-2 sao (bình thường và yếu).
Ngoài ra, tổng số lượt đánh giá đối với chất lượng dịch vụ hành chính công là 6.433 lượt; trong đó 95% đánh giá hài lòng, 4,6% đánh giá mức chấp nhận được, 0,4% (có 28 hồ sơ) đánh giá không hài lòng.
Theo ông Ngữ, nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của công dân, tổ chức theo thống kê của phần mềm chủ yếu là do tình trạng giải quyết trễ hẹn (46,4% trường hợp không hài lòng), đi lại nhiêu lần (chiếm 28,6%), hướng dẫn công chức thiếu nhiệt tình, khó hiểu (chiếm 85%)...
Nhằm tiếp tục phân tích hiện trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ công trên địa bàn, từ ngày 30/5-10/6/2013, Sở Nội vụ Đà Nẵng đã triển khai công tác khảo sát ý kiến đánh giá đối với công tác khảo sát hài lòng của thành phố hiện nay đối với 250 người gồm 3 nhóm: lãnh đạo, công chức bộ phận một cửa và các chuyên gia, phóng viên báo đài.
Theo đó, phần lớn các đối tượng trả lời khảo sát đều đánh giá công tác khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ hành chính công hiện nay là rất cần thiết và cần thiết với tỉ lệ là 97,6% (trong đó rất cần thiết chiếm tỉ lệ 67,1%). Không có ý kiến cho rằng công tác khảo sát hài lòng là không cần thiết.
Kết quả trả lời câu hỏi mức độ quan trọng của công tác khảo sát hài lòng đối với việc cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công cũng có sự tương đồng và giải thích cho tính cần thiết của công tác khảo sát, khi 97% ý kiến trả lời khảo sát đều cho rằng công tác khảo sát là quan trọng và rất quan trọng để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công.
Tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng dự kiến sẽ đưa toàn bộ các sở ngành vào làm việc sau khi hoàn thành cuối năm 2013
Theo đề án triển khai mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng, năm 2014 sau khi tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng đi vào vận hành sẽ hình thành bộ phận một cửa tập trung để phục vụ nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tập trung của tất cả các cơ quan, đơn vị làm việc tại tòa nhà.
Hiện nay có 19/21 sở, ban, ngành và 5 cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Đà Nẵng có tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC cho công dân, tổ chức.
Ông Đặng Công Ngữ cho biết, sau khi tòa nhà Trung tâm hành chính đi vào hoạt động, người dân cũng như doanh nghiệp và tổ chức sẽ "đi vào và ra" cùng 1 cửa với các thủ tục được hoàn thiện, giảm đáng kể phiền hà cho đối tượng đến làm TTHC. Tại cửa nhận hồ sơ, đối tượng sẽ được hướng dẫn tận tình chứ không "chạy tới chạy lui" như trước đây.
Dựa vào quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, TTHC được chia thành 4 loại. Loại 1 với quy trình một cửa: Khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tạibộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan A (sở chuyên ngành) để được giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa. Cơ quan A không liên hệ các đơn vị khác trong quá trình giải quyết hồ sơ. Theo thống kê, có 775 TTHC thuộc loại 1 (chiếm 81 %).
Loại 2 là quy trình một cửa liên thông: Khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan A (sở chuyên ngành), sau đó cơ quan A (sở chuyên ngành) liên hệ cơ quan B, C, D (sở chuyên ngành khác) trong quá trình giải quyết hồ sơ. Có 82 TTHC thuộc loại 2 (8.6 %).
Loại 3 là khách hàng liên hệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan A (sở chuyên ngành) để được giải quyết TTHC 1. Sau khi nhận được kết quả TTHC 1, khách hàng tiếp tục tự liên hệ cơ quan B, C, D (các sở chuyên ngành khác) để thực hiện các TTHC 2, 3, 4... liên quan. Hiện nay, có 20 TTHC được tiếp nhận và giải quyết theo quy trình này. Đây là loại TTHC cần tập trung rà soát để tạo sự liên thông, liên kết giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức.
Loại 4: Khách hàng liên hệ trực tiếp phòng chuyên môn của cơ quan A (sở chuyên ngành) để được giải quyết TTHC (chưa thực hiện cơ chế một cửa).Hiện nay, vẫn còn 80 TTHC thuộc loại này (chiếm 8,4 %).
Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Đặng Công Ngữ cho biết, hiện nay Sở vẫn đang tiếp tục hoàn thiện mô hình để đến khi tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng đi vào hoạt động thì sẽ phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như doanh nghiệp và tổ chức.
Công Bính
Theo Dantri
Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người sử dụng lao độngsẽ bị phạt tiền với mức từ 12-15% tổng số...