Sử dụng công nghệ in 3D giúp niềng răng thông minh
Công ty khởi nghiệp Zenyum đang mang đến phương pháp dùng công nghệ thông minh để giúp niềng răng tiện lợi. Đặc biệt, các kết quả đều có thể theo dõi bằng smartphone.
Zenyum đem đến khả năng niềng răng trong suốt nhờ áp dụng công nghệ in 3D
Theo Tech in Asia, ngay cả đối với người trưởng thành, mỗi chuyến thăm khám với nha sĩ đều mang đến những trải nghiệm khó chịu. Đặc biệt, phương pháp niềng răng truyền thống sẽ yêu cầu bệnh nhân phải thường xuyên đến nha sĩ.
Julian Artopé, nhà sáng lập kiêm CEO của startup chỉnh nha thẩm mỹ Zenyum đã quyết định thay đổi phương pháp niềng răng truyền thống, bằng việc áp dụng các công nghệ và giúp mọi người có thể thực hiện việc chăm sóc răng ngay tại nhà dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên vào năm 2018 khi Zenyum vừa được thành lập, Julian Artopé đã chia sẻ những con số khá ấn tượng về startup non trẻ này, trong đó mức tăng trưởng doanh thu mỗi tháng lên đến 50%, cùng mức tăng trưởng chung lên đến 98%. Dù là “người mới” trong ngành, song Zenyum đã thu hút được một lượng đáng kể khách hàng và phòng khám đối tác tại Singapore, vốn được biết đến là một thị trường “khó tính” với những quy định nghiêm ngặt trong lĩnh vực y tế.
Sự tăng trưởng này là nhờ vào việc Zenyum mang đến mức chi phí hợp lý và công nghệ hỗ trợ từ xa dành cho các khách hàng thông qua ứng dụng theo dõi sức khỏe của răng trực tiếp trên smartphone. Đầu tiên, khách hàng sẽ điền thông tin để đội ngũ Zenyum liên hệ tư vấn và gửi hình ảnh chụp hàm răng của họ theo hướng dẫn có sẵn, từ đó công ty sẽ đánh giá liệu họ có phù hợp với hình thức niềng răng trong suốt hay không. Nếu phù hợp, Zenyum sẽ đặt lịch hẹn khách hàng và lấy dữ liệu răng, bao gồm chụp X-quang và lấy dấu răng 3D. Dựa vào dữ liệu quét 3D, các nha sĩ của Zenyum sẽ thiết kế một phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, phòng lab đối tác của Zenyum tại Singapore cũng sẽ sản xuất bộ khay niềng sử dụng phần mềm CAD (Computer Assisted Design) và kỹ thuật in 3D hiện đại.
Khi quá trình sản xuất hoàn tất, khách hàng sẽ nhận được tất cả khay niềng dành riêng cho họ tương ứng với liệu trình. Liệu trình thông thường kéo dài từ 3 đến 9 tháng, với giá khoảng 37 triệu đồng bất kể thời gian điều trị dài hay ngắn. Đây được xem là mức giá rẻ hơn gần một nửa so với phương pháp niềng răng truyền thống.
Julian Artopé, nhà sáng lập kiêm CEO của startup chỉnh nha thẩm mỹ Zenyum
Sau thị trường Singapore, Zenyum tiếp tục quá trình mở rộng sang các thị trường như Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam. Theo Zenyum, “đây đều là những thị trường khá mới mẻ trong lĩnh vực chỉnh nha thẩm mỹ khi các khách hàng hầu hết đều mới chỉ tiến hành những liệu pháp về nha khoa chỉ một hoặc hai lần trong đời”.
Hiện tại, Zenyum đã trở thành một startup quy mô với hàng trăm nhân viên tại 7 quốc gia. “Chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn. Tôi thức giấc và nghĩ về đồng đội của mình. Tôi nghĩ về sản phẩm và tôi nghĩ làm thế nào để phát triển lâu dài giúp mọi người cười nhiều hơn”, Julian Artopé chia sẻ.
Nghi vấn Facebook là người đứng đằng sau kế hoạch tiêu diệt TikTok tại Mỹ?
Không lâu trước tuyên bố cấm cửa TikTok của ông Trump, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook đã có nhiều cuộc thảo luận về đối thủ Trung Quốc này với ông Trump và các quan chức trong chính quyền Mỹ.
Báo cáo mới từ Wall Street Journal cho thấy, trước khi ông Trump đe dọa cấm cửa TikTok, nền tảng chia sẻ video ngắn nổi tiếng trong giới trẻ, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã vận động ông và nhiều nghị sĩ Mỹ tìm cách giải quyết mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc này.
Theo các nguồn tin của WSJ, trong một bữa tối riêng tư vào tháng 10 năm 2019, Zuckerberg "đã nói với tổng thống Trump rằng sự vươn lên của các công ty internet Trung Quốc đang đe dọa đến doanh nghiệp Mỹ và sẽ là nỗi lo lớn hơn nhiều so với việc kiềm chế Facebook."
Không chỉ thảo luận điều này với tổng thống Trump, báo cáo của WSJ còn cho thấy, nhà sáng lập Facebook đã nói về TikTok trong nhiều cuộc gặp với các nghị sĩ Mỹ khác, ví dụ như ông Tom Cotton, người gặp ông Zuckerberg trong tháng 9 năm 2019. Đến cuối tháng 10 năm 2019, ông Tom Cotton cùng nghị sĩ Chuck Schumer đã viết một bức thư gửi các quan chức tình báo yêu cầu họ điều tra TikTok.
Không lâu sau đó, chính phủ Mỹ bắt đầu đánh giá các công ty về tác động tới an ninh quốc gia và đến đầu năm 2020, ông Trump bắt đầu lên tiếng đe dọa cấm cửa hoàn toàn ứng dụng của Trung Quốc này. Đến tháng 8, ông Trump đã ký quyết định hành pháp yêu cầu công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải rút lui hoàn toàn khỏi bộ phận kinh doanh tại Mỹ.
Đáng nói hơn cả, chỉ 10 ngày trước khi ông Trump công bố quyết định của mình, Instagram, mạng xã hội hình ảnh và là công ty con của Facebook, đã công bố ứng dụng tương tự nhái TikTok của mình: Reels. Ứng dụng này cho phép người dùng đăng tải các đoạn video ngắn khoảng 15 giây với "nhiều hiệu ứng, âm thanh và các công cụ sáng tạo khác".
Trả lời câu hỏi về sự liên quan của ông Mark Zuckerberg với các vấn đề mà TikTok đang gặp phải, đại diện Facebook cho biết, ông Zuckerberg không thể nhớ đã thảo luận về vấn đề TikTok với ông Trump.
Ngoài ra, theo một báo cáo khác của WSJ, chính ông Zuckerberg cũng đã từng lên tiếng chống lại mệnh lệnh hành pháp này trong một cuộc họp công ty. Tuy nhiên, hơn ai hết, có lẽ Facebook đang là người được hưởng lợi nhiều nhất từ việc rút lui khỏi thị trường Mỹ của TikTok, vốn đang có khoảng 100 triệu người dùng tại đây.
Nhà sáng lập ProtonMail chỉ trích Apple lạm dụng độc quyền để thao túng mọi người, "bắt các nhà phát triển làm con tin" CEO ProtonMail cáo buộc Apple không đảm bảo được "trách nhiệm đạo đức tối thiểu". Nhà phát triển dịch vụ email bảo mật ProtonMail hôm nay vừa lên tiếng phản đối cách Apple sử dụng App Store của hãng để kiểm soát khả năng tiếp cận của các nhà phát triển khác đến người dùng iOS, đồng thời triệt hạ các đối thủ...