Sư đoàn Không quân 370 luôn sẵn sàng chiến đấu cao
Sư đoàn Không quân 370 được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại Su30MK, Su30MK2, Su22M4 luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
40 năm qua, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Những năm gần đây, sư đoàn đã tập trung mọi nguồn lực, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, nhất là huấn luyện bay, chuyển loại, đào tạo phi công, tổ bay, bảo đảm an toàn bay và sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Sư đoàn Không quân 370 đóng quân phân tán trên phạm vi rộng, được giao nhiều nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ huấn luyện luôn đa dạng, phức tạp, huấn luyện trên nhiều chủng loại máy bay và cho các đối tượng khác nhau. Những năm qua, sư đoàn đã quán triệt, thực hiện công tác huấn luyện đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo trong từng năm, từng giai đoạn của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ; vận dụng tốt 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp trong huấn luyện; huấn luyện cơ bản, sát thực tế chiến đấu, sát với tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của sư đoàn và cách đánh của bộ đội PK-KQ. Sư đoàn chú trọng bồi dưỡng kiến thức toàn diện cả về chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ, phi công, tổ bay, nhân viên kỹ thuật và không ngừng nghiên cứu, đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện.
Máy bay Su-30MK2 của Sư đoàn 370.
Đặc biệt, sư đoàn tập trung huấn luyện các nội dung chuyên sâu, nâng cao trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường; huấn luyện ứng dụng chiến đấu ngày, đêm trên đất liền, trên biển, sử dụng các loại VKTBKT, khí tài trên máy bay cho phi công và tổ bay. Các đơn vị chú trọng huấn luyện thực hành những đề mục khó, phức tạp hơn như: Bay đêm, bay trong điều kiện khí tượng phức tạp, ưu tiên huấn luyện lực lượng phi công mũi nhọn, phi công trẻ… Sư đoàn cũng tăng cường huấn luyện các biện pháp tác chiến với máy bay lạ, sẵn sàng đối phó với vũ khí công nghệ cao. Trước mỗi chuyến bay, ban bay, sư đoàn đều chỉ đạo các trung đoàn bay tăng cường công tác kiểm tra việc chuẩn bị, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, động viên tinh thần các bộ phận, chăm sóc sức khỏe phi công, tạo điều kiện thuận lợi để ban bay thực hiện theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Video đang HOT
Sư đoàn Không quân 370 có đặc thù vừa là đơn vị huấn luyện, SSCĐ, đồng thời là trung tâm nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyển loại các máy bay thế hệ mới cho cán bộ, phi công, nhân viên kỹ thuật hàng không, xây dựng nguồn nhân lực cho quân chủng. Hiện nay, sư đoàn là đơn vị đi đầu trong quân chủng về nghiên cứu, tổ chức huấn luyện các khoa mục mới như: Bay biển, bay biển xa, biển đêm, bay một chiếc, bay ứng dụng các khoa mục chiến đấu; bay cất cánh, hạ cánh trên Nhà giàn DK-1 và hạ cánh trên tàu LST, bay treo cấp cứu người trên biển, bay treo nhà cao tầng… Sư đoàn cũng tổ chức bay bắn, ném bom trên đất, trên biển, bắn kiểm tra các loại vũ khí hiện đại đạt kết quả cao. Riêng giai đoạn 2011-2015, sư đoàn đã tổ chức nhiều ban bay huấn luyện, trong đó có hàng trăm ban bay huấn luyện đêm. Hằng năm, sư đoàn luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch huấn luyện từ 102% trở lên. Sư đoàn đã tổ chức huấn luyện chuyển loại cho hơn 260 lượt phi công, học viên bay của sư đoàn, các đơn vị bạn, cũng như học viên của nước bạn Lào và Cam-pu-chia. Kết quả huấn luyện hằng năm đạt 100% khá, giỏi, trong đó có 85-90% giỏi. Điển hình là các trung đoàn không quân: 917, 935 và 937. Gần đây, sư đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động bay trinh sát, tuần tiễu trên đất liền, trên biển; sử dụng máy bay trực thăng bay thông báo bão, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn; bay cấp cứu tìm kiếm, cứu nạn ở khu vực biển, đảo… nên trình độ của phi công, khả năng cơ động của sư đoàn không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong hoạt động bay, công tác bảo đảm an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Sư đoàn yêu cầu phi công và các lực lượng bảo đảm phải nắm vững Điều lệ bay, các điều lệ, quy định của từng ngành; chấp hành nghiêm Quy chế về an toàn bay, duy trì chặt chẽ công tác chuẩn bị, hiệp đồng giữa các bộ phận; nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong 3 giai đoạn bay, khắc phục những biểu hiện chủ quan, đơn giản cũng như tâm lý nôn nóng muốn chạy theo tiến độ và chỉ tiêu giờ bay của một số phi công…
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, Sư đoàn Không quân 370 xác định nỗ lực phấn đấu cao độ, trên cơ sở tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 765/NQ-QUTW của Quân ủy Trung ương, các chỉ thị, mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu hằng năm của quân chủng; nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động của Đảng ủy sư đoàn về tăng cường lãnh đạo công tác huấn luyện, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn bay và bảo đảm an toàn bay giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo. Sư đoàn duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ trực SSCĐ, bảo đảm khi có lệnh là cất cánh làm nhiệm vụ được ngay, không để bị động bất ngờ, lỡ thời cơ; đồng thời tăng cường huấn luyện hiệp đồng chiến đấu với các quân khu, quân đoàn, binh chủng và Quân chủng Hải quân. Toàn sư đoàn nỗ lực phấn đấu xây dựng đơn vị vững vàng là “lá chắn thép” trên bầu trời phương Nam, xứng đáng với truyền thống đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân
Theo báo Quân đội Nhân dân
Theo_Kiến Thức
Hàng không đau đầu vì... chim trời
Sự cố chim trời đâm móp đầu chiếc máy bay A320 mang số hiệu VN-A650 của VietJet Air từ Buôn Ma Thuột về sân bay Nội Bài (Hà Nội) tối 30.9.2015 khiến nhiều hành khách trên chuyến bay này được một phen hú hồn.
Sự cố tối 30/9 khiến VietJet Air phải dừng khai thác tàu bay để sửa chữa phần đầu bị móp và chuyến bay VJ183 từ Hà Nội đi TPHCM sau đó chậm 30 phút. Đồng thời cũng ảnh hưởng dây chuyền tới một số chuyến bay ngày tiếp theo. Theo đại diện của Vietjet Air, thời gian gần đây số lần chim trời đâm vào máy bay có chiều hướng gia tăng và hãng thường gặp phải sự cố va vào chim.
Đại diện Ban An ninh - an toàn, TCty Cảng hàng không (ACV) cho biết, khi va chạm với máy bay, chim trời có thể gây móp méo vỏ, nặng hơn có thể chui vào bánh lái, động cơ máy bay, phá hủy thiết bị khi máy bay đang bay tốc độ lớn, uy hiếp an toàn. Sở dĩ chim trời là mối hoạ thường trực với ngành hàng không là bởi sự chênh lệch tốc độ giữa máy bay phản lực với chim trời.
Các loài chim, dù lớn hay nhỏ, khi va chạm sẽ tạo ra một lực phá rất lớn. Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay ở gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh. Va chạm giữa chim trời và máy bay có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu các con chim lớn bị hút vào động cơ phản lực.
Cục Hàng không VN dù có kế hoạch tăng cường "đuổi chim" ở các sân bay song vẫn chưa hiệu quả. Việc chim trời va vào máy bay không chỉ khiến các hãng hàng không thiệt hại về vật chất, mà hành khách cũng phải chịu phiền toái do lịch bay thay đổi. Thậm chí, cục này cũng chỉ đạo các đơn vị khai thác cảng nhập máy đuổi chim từ nước ngoài về nhưng vẫn không phát huy được hiệu quả như mong đợi. Nhiều chuyến bay bị chậm hủy do bắt buộc phải kiểm tra máy bay sau mỗi vụ va chạm để bảo đảm an toàn.
Cục Hàng không VN cũng có đề án mua thiết bị phát ra âm thanh xua đuổi chim, nhưng khi đưa vào thử nghiệm tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất lại không hiệu quả do các loài chim của Việt Nam có độ thích nghi nhanh. Ban đầu thiết bị này đuổi được nhiều chim, song một vài ngày chim không còn sợ những âm thanh này nữa. Hơn nữa do địa hình đồi núi của Việt Nam rộng lớn, nên thiết bị đuổi chim của ACV nhập từ Singapore không phát huy hiệu quả tại Việt Nam.
Đại diện Cục Hàng không VN cũng cho biết, thường các vụ va chạm xảy ra khi máy bay đang hạ hay cất cánh. Có nghĩa là chim không va đập trong sân bay mà thuộc khu vực lân cận với bán kính 8km. Do đó, các cảng hàng không cần phối hợp với địa phương dọn sạch nơi trú ngụ của chim như ao hồ, cây cối... ở khu vực lân cận đường máy bay cất, hạ cánh.
Một số vụ mất an toàn hàng không do chim trời đâm "chim sắt":
Ngày 6/1/2014, một chiếc máy bay của Vietjet Air va vào chim trời buộc phải dừng chuyến bay để kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật; ngày 16/7/2014, khi một máy bay của Jetstar đang lăn bánh từ sân đỗ ra đường băng để rời TPHCM đi Hà Nội, hệ thống máy tính báo hiệu có khói trong khoang chứa hàng. Máy bay phải lập tức quay lại để kiểm tra và hành khách được sơ tán.
Sau khi kiểm tra phát hiện nguyên nhân do chiếc lông chim; tối 20/7/2014, chuyến bay mang số hiệu BL522 từ TPHCM đi Vinh (Nghệ An) chuẩn bị hạ cánh xuống đường băng bị chim trời va đâm vào máy bay. Tuy chuyến bay hạ cánh an toàn nhưng máy bay phải nằm lại sân bay để kiểm tra kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho chuyến bay tiếp theo.
Gần đầy nhất, vào ngày 7/5/2015, một chuyến bay của Jetstar Pacific gặp phải sự cố tương tự khi va phải chim trời. Buộc hãng này phải thông báo sự cố bất khả kháng cho hành khách, đồng thời bố trí thêm nhân sự phục vụ khách chưa nhận được thông báo, giải quyết vấn đề phát sinh khác tại sân bay như thu xếp suất ăn, nước uống cho khách bị ảnh hưởng.
Theo Đặng Tiến
Lao động
Sập biệt thự 107 Trần Hưng Đạo; lo cho 1.500 biệt thự còn lại Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, chưa nhận được văn bản nào từ phía đơn vị quản lý, sử dụng có báo cáo về chất lượng của tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo hoặc có đề nghị cải tạo, sửa chữa gửi cơ quan quản lý của thành phố. Đề cập về nguyên nhân xảy ra sự cố sập căn biệt thự...