Sự ‘đảo chiều’ trong quan hệ kinh tế Nga – Ấn Độ
Quan hệ kinh tế Nga – Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa.
Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Moskva ngày 8/7/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Quan hệ kinh tế Nga – Ấn Độ đang chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau sự kiện ngày 24/2/2022. Theo chuyên gia Rajoli Siddharth Jayaprakash thuộc Quỹ nghiên cứu Observer (Ấn Độ), trong thập kỷ qua, các động lực cốt lõi của mối quan hệ này đã có những thay đổi đáng kể.
Trước đây, trụ cột chính trong quan hệ song phương là hợp tác quân sự – kỹ thuật. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã dần suy giảm khi Ấn Độ giảm mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự từ Nga. Thương mại song phương cũng trì trệ, chỉ dao động quanh mức 10-11 tỷ USD.
Nhưng bức tranh đã thay đổi hoàn toàn kể từ năm 2022. Ấn Độ đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga, với kim ngạch thương mại song phương tăng vọt lên 49 tỷ USD trong năm 2022 và đạt 65 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Video đang HOT
Động lực chính cho sự tăng trưởng này đến từ thương mại dầu mỏ. Trong tổng kim ngạch 65 tỷ USD năm 2023, riêng nhập khẩu dầu đã chiếm tới 54 tỷ USD. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận trong năm 2022 với 38 tỷ USD trong tổng số 49 tỷ USD là từ nhập khẩu dầu. Con số này tương phản rõ rệt với năm 2021, khi dầu và nhiên liệu khoáng sản chỉ chiếm 5,2 tỷ USD trong tổng kim ngạch 12 tỷ USD.
Bên cạnh dầu mỏ, thương mại các mặt hàng khác cũng có những thay đổi đáng chú ý. Nhập khẩu phân bón từ Nga tăng mạnh từ mức trung bình 600 triệu USD lên đến 3 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2023. Các mặt hàng như đá quý, kim loại, đồ trang sức, thực phẩm cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Đáng chú ý, một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Ấn Độ sang Nga lại có xu hướng giảm. Điển hình là dược phẩm, đến năm 2024 chỉ còn 386 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu máy móc và thiết bị cơ khí lại tăng vọt từ 320 triệu USD lên 650 triệu USD trong giai đoạn 2023-2024.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong quan hệ thương mại này cũng đặt ra nhiều thách thức cho Ấn Độ. Nhóm G7 (bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã lên tiếng chỉ trích việc này. Đặc biệt, vấn đề thanh toán vẫn còn nhiều rào cản, mặc dù Ấn Độ đã mở rộng cơ sở tài khoản vostro đặc biệt cho các doanh nghiệp Nga.
Ngược lại, Nga cũng đang tìm cách mở rộng danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ. Vào tháng 11/2022, Moskva đã gửi một danh sách gồm hơn 500 mặt hàng cần nhập khẩu, bao gồm các bộ phận cho ô tô, tàu hỏa và máy bay. Tuy nhiên, New Delhi vẫn thận trọng trong việc cung cấp các mặt hàng có giá trị lớn hoặc có khả năng sử dụng kép.
Chuyên gia Jayaprakash cho rằng thương mại Ấn Độ-Nga cần được xem xét từ góc độ cung-cầu hơn là yếu tố chính trị. Trong bối cảnh hiện tại, Ấn Độ đang phải cân bằng giữa việc duy trì quan hệ với Nga và thúc đẩy hợp tác với phương Tây, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng trong ngắn và trung hạn.
Với xu hướng hiện tại, dự báo thương mại giữa hai nước trong giai đoạn 2024-2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, đồ điện tử, máy móc và phụ tùng. Tuy nhiên, cường độ của các lệnh trừng phạt thứ cấp từ phương Tây có thể ảnh hưởng đến mức độ hợp tác kinh tế của New Delhi với Moskva trong tương lai.
Ngành công nghiệp Séc hưởng lợi từ lỗ hổng trừng phạt dầu mỏ của Nga
Mặc dù CH Séc cam kết giảm bớt phụ thuộc dầu mỏ Nga, nhưng một thông tin gần đây chỉ ra rằng ngành lọc dầu của nước này vẫn đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc nhập khẩu dầu giá rẻ từ Moskva.
Nhà máy lọc dầu ở Tây Siberia, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 23/10, CH Séc đang đối mặt với một tình huống khá phức tạp. Mặc dù đã có những cam kết nhằm giảm phụ thuộc dầu mỏ Nga, nhưng một thông tin gần đây đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp lọc dầu của nước này lại đang kiếm được hàng tỷ euro từ việc nhập khẩu dầu giá rẻ từ Moskva.
Cụ thể, công ty Orlen Unipetrol đã kiếm được lợi nhuận thặng dư khoảng 1,2 tỷ euro trong bối cảnh này, mặc dù có những lựa chọn thay thế khả thi từ các nguồn khác.
Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, Séc đã chi hơn 7 tỷ euro cho dầu khí của Nga, gấp hơn năm lần so với 1,29 tỷ euro mà nước này đã cung cấp viện trợ cho Ukraine. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn giữa cam kết chính trị của Séc đối với Ukraine và thực tế kinh tế của ngành công nghiệp trong nước.
Trong năm 2023, Séc đã tăng tỷ lệ phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga lên tới 60%, mặc dù Praha đã tuyên bố sẽ nỗ lực để giảm bớt phụ thuộc. Nguyên nhân chính của tình trạng này là giá dầu của Nga thấp hơn khoảng 21% so với các loại dầu thay thế, chẳng hạn như dầu từ Azerbaijan. Điều này đã tạo điều kiện cho Orlen Unipetrol thu lợi từ chênh lệch giá, góp phần đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Liên minh châu Âu (EU) đã cấp cho Séc quyền miễn trừ khỏi lệnh cấm dầu của Nga sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022. Mục tiêu của việc miễn trừ này là giúp các quốc gia không giáp biển ở Trung Âu, bao gồm cả Séc, có thời gian để tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng thay thế. Tuy nhiên, việc này đã dẫn đến một thực tế trái ngược: Séc không những không giảm được phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga mà còn gia tăng phụ thuộc.
Advertisements
X
Martin Vladimirov, Giám đốc năng lượng và khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, cho biết Séc hoàn toàn có khả năng tìm kiếm các nguồn cung cấp dầu thô từ các tuyến đường ống khác. Ông Vladimirov nhấn mạnh rằng nếu sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện có, Séc có thể dễ dàng chuyển đổi sang các loại dầu không phải của Nga.
Mặc dù Bộ Công thương Séc khẳng định cam kết giảm thiểu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, nhưng nhiều ý kiến từ các chuyên gia cho rằng Chính phủ Séc không thể kiểm soát các quyết định của những công ty tư nhân như Orlen Unipetrol. Điều này đã dẫn đến sự chỉ trích từ phía các nhà lãnh đạo Ukraine, những người bày tỏ thất vọng về việc các quốc gia đồng minh và đối tác vẫn tiếp tục mua dầu của Nga.
Orlen Unipetrol cũng đã lên tiếng bảo vệ quyết định kinh doanh của mình, khẳng định rằng công ty "tuân thủ mọi luật pháp và quy định trong nước và quốc tế hiện hành". Công ty cho biết hiện tại khoảng 90% dầu được chế biến tại các nhà máy của họ đến từ các nguồn ngoài Nga.
Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo Politico)
Lệnh trừng phạt của phương Tây với dầu Nga không hiệu quả Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, dầu Nga vẫn tiếp cận châu Âu thông qua một thị trường thay thế, trong khi thông tin và số liệu cho thấy Ấn Độ nhập khẩu dầu của Nga, tinh chế và tái xuất sang châu Âu. Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Nhật Bản ngày 19/5. Ảnh: Reuters Kể từ...