Sự đáng sợ từ tên lửa Triều Tiên mới phóng
Triều Tiên cuối tuần trước dường như đã phóng thử loại pháo phản lực cực mạnh, loại vũ khí luôn khiến Mỹ phải dè chừng trong suốt hơn 2 thập kỷ qua.
Hệ thống pháo phản lực KN-09 mạnh nhất của Triều Tiên.
Chuyên gia về chính sách quốc phòng Harry J. Kazianis của tờ National Interest mới đây đã đưa ra nhận định về vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên hồi tuần trước.
Theo ông Kazianis, đây dường như không phải tên lửa tầm ngắn thông thường mà là đạn tên lửa thuộc hệ thống pháo phản lực cực mạnh KN-09, cỡ nòng 300mm.
Đây là loại vũ khí thông thường mạnh nhất mà Triều Tiên từng đưa vào biên chế quân đội năm 2016. Mỗi hệ thống pháo phản lực KN-09 có thể khai hỏa 8 đạn tên lửa, tầm bắn tối đa 200km.
Giới chuyên gia đánh giá đây là vũ khí đáng gờm hơn cả tên lửa đạn đạo ở tầm ngắn. Đạn tên lửa KN-09 còn có thể được trang bị khả năng xuyên phá dưới lòng đất hoặc đạn phân mảnh, có khả năng dẫn dường từ xa.
Mối đe dọa bởi hệ thống pháo phản lực Triều Tiên đã tồn tại ngay từ những ngày đầu nước này bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Triều Tiện đang sở hữu hàng ngàn hệ thống pháo phản lực, tầm bắn từ 50km-200km.
Năm 1994, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết định không dùng vũ lực ngăn Triều Tiên khởi động chương trình hạt nhân. Lý do là bởi ông Clinton không thể liều lĩnh đánh cược tính mạng của hàng triệu người dân Hàn Quốc ở thủ đô Seoul, nơi chỉ cách biên giới Triều Tiên khoảng 56km.
Một cựu quan chức Mỹ dưới thời ông Clinton cũng khẳng định điều này với chuyên gia Kazianis: “Chúng tôi không thể hành động mà bỏ qua mối đe dọa đó”.
Trong trường hợp Chiến tranh lần hai trên bán đảo Triều Tiên nổ ra, pháo phản lực sẽ là quân bài chủ lực mà Triều Tiên dùng để tấn công Hàn Quốc.
Theo chuyên gia Kazianis, với việc khai hỏa hệ thống pháo phản lực, nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như muốn nhắc lại rằng, Bình Nhưỡng không chỉ có vũ khí hạt nhân.
Pháo phản lực KN-09 đặc biệt nguy hiểm khi được phóng theo loạt.
Ở tầm ngắn, pháo phản lực đặc biệt nguy hiểm với chi phí sản xuất thấp, có thể chế tạo đại trà, tạo thành “cơn bão lửa” dội vào một khu vực nhất định mà không có cách nào ngăn chặn được. Việc đánh chặn bằng các hệ thống chống tên lửa đạn đạo sẽ rất tốn kém và không hiệu quả.
Bên cạnh đó, Triều Tiên hiện duy trì lực lượng đông đảo gồm 1 triệu quân chính quy, 4.300 xe tăng và 60 vũ khí hạt nhân. Fox News hồi tháng trước giả định, ước tính 8 triệu người thiệt mạng nếu chiến tranh quay trở lại trên bán đảo Triều Tiên.
Chuyên gia Kazianis nhận định, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tăng cường nỗ lực cô lập Triều Tiên hơn nữa, tăng cường dùng các biện pháp cấm vận kinh tế, thay vì đe dọa bằng vũ lực.
Trong vài tuần tới, Triều Tiên rất có thể sẽ thử hạt nhân hoặc phóng thêm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), có thể sẽ vào đúng ngày 9.9, ông Kazianis nói.
Ngày 9.9.2016 là lần gần nhất Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân. Đây cũng là dịp kỷ niệm quốc khánh Triều Tiên.
Theo Danviet
Lý do thúc đẩy Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6
Bình Nhưỡng phải tiến hành thêm ít nhất một vụ thử hạt nhân để hoàn thiện khả năng thu nhỏ đầu đạn cho tên lửa đạn đạo.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một thiết bị hạt nhân. Ảnh: KCNA.
Triều Tiên tuyên bố đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng đánh trúng mọi mục tiêu trên lục địa Mỹ. Thử thách tiếp theo là tích hợp đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ lên tên lửa và hoàn thiện công nghệ hồi quyển cho nó. Để làm được điều đó, Bình Nhưỡng sẽ phải tiến hành thêm ít nhất một thử hạt nhân và nhiều lần phóng thử ICBM nữa, theo National Interest.
Tình báo Hàn Quốc tin rằng hai quả ICBM được Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7 chưa được hoàn thiện công nghệ hồi quyển, chưa thể gắn các loại đầu đạn hạt nhân trong biên chế nước này. Điều đó khiến uy lực của ICBM bị suy giảm đáng kể, gần như không còn sức đe dọa đối phương, buộc Bình Nhưỡng phải tìm giải pháp thu nhỏ đầu đạn.
Giải pháp hợp lý nhất là tập trung phát triển đầu đạn nhiệt hạch (bom H), vốn sở hữu sức nổ lớn hơn nhiều so với bom phân hạch có cùng kích thước. Triều Tiên từng tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, nhưng điều này chưa được chứng minh. Giáo sư Choi Jin Wook tại đại học Ritsumeikan, Nhật Bản, cho rằng Bình Nhưỡng buộc phải tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 để hoàn thiện đầu đạn hạt nhân cho ICBM.
Giới quan sát cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tính toán thời điểm thử hạt nhân lần thứ 6 một cách cẩn trọng. Sự kiện này chắc chắn sẽ gây rạn nứt với Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, đồng thời dẫn tới những lệnh trừng phạt mạnh tay hơn từ Liên Hợp Quốc.
Sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đẩy mạnh tốc độ phát triển vũ khí với nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo cùng hai vụ thử hạt nhân hồi tháng 1 và 9/2016, một số nhà quan sát dự đoán vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên sẽ diễn ra vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, kịch bản này đã không xảy ra khi Bình Nhưỡng tập trung vào thử nghiệm hàng loạt tên lửa đạn đạo với tầm bắn khác nhau, nhằm hoàn thiện khả năng tấn công lục địa Mỹ.
Tuy nhiên, trong tình trạng căng thẳng hiện nay, vụ thử hạt nhân thứ 6 có thể là giải pháp ít nguy hiểm cho Triều Tiên, thay vì cố gắng thực hiện kế hoạch bắn tên lửa đạn đạo tới Guam. "Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân để buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán", ông Yoo Ho-yeol, giáo sư ngành ngoại giao tại đại học Hàn Quốc, nhận định.
Việt Hòa
Theo VNE
Nguy cơ chiến tranh Triều Tiên vì hành động của Mỹ-Hàn Cuộc tập trận quân sự kéo dài 10 ngày giữa Mỹ và Hàn Quốc vào tuần tới có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Hệ thống phóng tên lửa Mỹ khai hỏa tại Hàn Quốc. Theo News.com.au, Triều Tiên ngày 17.8 chỉ trích dữ dội Mỹ-Hàn, cáo buộc hai nước này đang đẩy bán đảo Triều Tiên...