Sự cố mất mạng internet và sập mạng xã hội khiến thế giới mất 8 tỷ USD năm 2019
Tình trạng mất mạng Internet và không thể truy cập mạng xã hội gây ra những hậu quả lớn về kinh tế cho thế giới trong năm 2019.
Theo dữ liệu do trang Top10VPN.com, một trang web chuyên về dịch vụ mạng riêng ảo có trụ sở tại Luân Đôn, Anh công bố mới đây, thiệt hại kinh tế do mất kết nối Internet và mạng xã hội trong năm 2019 là 8 tỷ USD. Thậm chí theo trang này dự đoán, con số đó sẽ tăng gấp nhiều lần trong bối cảnh bất ổn chính trị tràn lan hiện nay.
Top10VPN đã phân tích tác động kinh tế do tình trạng mất mạng Internet trong suốt năm 2019. Thiệt hại kinh tế được tính dựa trên công cụ của Netblock và Internet Society, các chỉ số của Ngân hàng thế giới, Liên minh viễn thông quốc tế, Eurostat và Cục điều tra dân số Mỹ.
Top10VPN cho biết, có khoảng 122 sự cố mất mạng Internet trên toàn cầu với tổng thời gian lên tới 18.225 giờ và xảy ra ở 21 quốc gia trong năm 2019.
Cameron Samuel Woodhams, một lãnh đạo tại Top10VPN cho biết: “Mất mạng Internet khiến toàn bộ nền kinh tế số lâm vào tình trạng bế tắc. Nó còn gây ra những thiệt hại lâu dài hơn thế do làm mất niềm tin của các nhà đầu tư và làm tổn thương nền kinh tế phi chính thức vì làm gián đoạn dòng tiền được kích hoạt hởi các nền tảng mạng xã hội và giao dịch qua nền tảng di động”.
Video đang HOT
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi là những nơi ghi nhận tình trạng mất mạng Internet nhiều nhất. Thiệt hại kinh tế do mất mạng tại khu vực này là 3,1 tỷ USD vào năm ngoái. Đặc biệt là các quốc gia như I-rắc hay Iran thường cắt Internet để ngăn các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng. I-rắc là quốc gia chịu thiệt hại kinh tế nhiều nhất với số tiền lên tới 2,3 tỷ USD trong năm 2019. Trong khi thiệt hại kinh tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận là 1,7 tỷ USD với 9.677 giờ.
Top10VPN nhận ra một thực tế rằng, chính phủ lãnh đạo nhiều quốc gia đang can thiệp khá sâu vào mạng Internet. Thậm chí một số quốc gia đã chính thức kiểm soát Internet.
Chẳng hạn nhưu Nga đã thông qua luật Internet và có hiệu lực từ 1/11/2019. Luật này cho phép chính phủ Nga có quyền chặn lưu lượng truy cập Internet từ bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ lọc và chuyển hướng lưu lượng.
Tuy nhiên điều đó chưa là gì nếu so với bức tường thành trên không gian ảo “Great Firewall” của Trung Quốc. Với bức tường này, Trung Quốc có thể làm chậm lưu lượng truy cập Internet xuyên biên giới và chặn truy cập vào các trang web nước ngoài như Google và Facebook.
Trang Top10VPN nhận định, 2019 có thể coi là năm có số lần Internet bị cắt nhiều nhất từ trước đến nay. Đặc biệt thiệt hại kinh tế toàn cầu do Internet sập đã tăng 235% chỉ trong một tháng, kể từ khi ghi nhận thiệt hại 2,4 tỷ USD hồi tháng 6/2016.
Có 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do gián đoạn Internet và mạng xã hội trong năm qua, đó là I-rắc, Xu-Đăng, Ấn Độ, Venezuela và Iran. Đây hầu hết là các quốc gia có xu hướng kiểm duyệt Internet gắt gao.
Ngoài ra các nền tảng mạng xã hội chịu ảnh hưởng lớn nhất do sự cố Internet, đó là Facebook, WhatsApp, Instagram, Twitter và YouTube.
Bất chấp tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, sự cố Internet dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra trong năm nay và thiệt hại chắc chắn sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Theo VN Review
Mạng Internet của thập kỷ tới sẽ như thế nào?
Trong thập kỷ tới, các trải nghiệm kỹ thuật số như công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo, truyền hình trực tuyến 16K, AI, 5G, trí tuệ IOT... sẽ vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở hạ tầng Internet hiện tại.
Trong thập kỷ tới, các trải nghiệm kỹ thuật số như công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo, truyền hình trực tuyến 16K, AI, 5G, trí tuệ IOT ... sẽ vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở hạ tầng Internet hiện tại.
Chính vì thế, thế giới sẽ cần đến một mạng Internet mới, mạnh mẽ hơn, đủ để "gánh vác" những nhu cầu làm việc và giải trí cấp cao của người tiêu dùng hiện đại. Ông Check Robbins, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Cisco cho biết: "Sự đổi mới đòi hỏi các khoản đầu tư tập trung, đội nhóm phù hợp và văn hoá coi trọng trí tưởng tượng. Chúng tôi tâm huyết với việc chuyển đổi ngành công nghiệp để kiến tạo nên một thế hệ mạng Internet mới cho kỷ nguyên 5G. Các giải pháp mới nhất của chúng tôi về silicon, quang học và phần mềm đại diện cho sự đổi mới liên tục mà chúng tôi đang hướng tới nhằm giúp khách hàng luôn đi đầu xu thế, đồng thời tạo nên những trải nghiệm mới, bất ngờ dành cho khách hàng lẫn người dùng cuối trong các thập kỷ tiếp theo".
Mạng "Internet vì Tương lai"
Để giải quyết những khó khăn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số gây áp lực lên cơ sở hạ tầng hiện tại, Cisco đã tạo ra thế hệ tiếp theo của cơ sở hạ tầng Internet kết hợp với kiến trúc silicon nhờ thế hệ quang học kế cận. Chiến lược của Cisco sẽ thay đổi nền kinh tế đằng sau cách Internet được xây dựng để hỗ trợ các ứng dụng kỹ thuật số tương lai.
Ray Moto, CEO kiêm nhà phân tích cao cấp tại hãng nghiên cứu ACG Research, nhận định Cisco đang thay đổi nền kinh tế củng cố sức mạnh của mạng Internet, đổi mới phần cứng, phần mềm, quang học và silicon để giúp khách hàng quản lý tốt hơn chi phí vận hành khi hoạt động ở quy mô lớn cho giai đoạn tiếp theo của mạng Internet.
Ông David Goeckeler, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Điều hành khối Mạng luới và Bảo mật tại Cisco, cho biết: "Sự đổi mới đang đến tận cùng ranh giới, vượt xa cả những gì chúng ta đang trải nghiệm ngày nay, Điều này rất quan trọng cho tương lai và chúng tôi tin rằng silicon, quang học và phần mềm là những đòn bẩy công nghệ sẽ mang lại thành tựu này. Chúng tôi đã dành nhiều năm qua để đầu tư vào toàn bộ các loại công nghệ độc lập mà chúng tôi tin rằng sẽ hội tụ trong tương lai - và cuối cùng sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn nhất trong quá trình đổi mới kỹ thuật số. Chiến lược này đang mang lại dự án phát triển tham vọng nhất mà công ty từng đạt được".
Cisco cho biết chiến lược của hãng dựa trên sự phát triển và đầu tư vào ba lĩnh vực công nghệ chính: silicon, quang học và phần mềm.
Nói về nhu cầu của một mạng Internet mới, Najam Ahmad, Phó Chủ tịch Kỹ thuật Mạng tại Facebook cho biết Facebook ủng hộ mạnh mẽ việc phân tách mạng và hệ sinh thái mở, đưa ra các sáng kiến quan trọng trong ngành như Dự án Máy tính Mở và Dự án Cơ sở Hạ tầng viễn thông để chuyển đổi ngành công nghiệp mạng. "Kiến trúc Cisco Silicon One đã được đồng bộ cùng với tầm nhìn này, và chúng tôi tin rằng mô hình này cung cấp cho các nhà khai thác mạng các tuỳ chọn đa dạng, linh hoạt thông qua cách tiếp cận phân tách", ông nói.
Theo các nhà phân tích, đây thực sự là một kế hoạch đầy tham vọng nhưng cần thiết, nhằm đáp ứng các nhu cầu làm việc và giải trí ngày càng cao của người tiêu dùng trên mạng Internet. Trong thập kỷ tới, mạng Internet mà chúng ta đang dùng sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, cùng với sự tiến bộ của công nghệ và các doanh nghiệp.
Theo ICTNews
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thay vì cấm hãy dạy Theo báo cáo, trong giai đoạn từ đầu năm 2015 đến năm 2018, số trẻ em bị xâm hại có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tình trạng trẻ bị xâm hại tăng đột biến trong năm 2019. Hơn một phần ba trong số người sử dụng Internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên Bà Nguyễn Thị Thanh...