Sự cố hạt nhân Fukushima do con người gây ra
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan vừa lên tiếng thừa nhận Nhật Bản đã sai lầm khi chọn địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, không cân nhắc đầy đủ đến nhân tố sóng thần, và gọi sự cố rò rỉ phóng xạ hạt nhân là “nhân họa”.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên AP, cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho biết: “Trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần vào ngày 11/3/2011, chúng tôi hoàn toàn không có chuẩn bị, từ phần cứng đến hệ thống và tổ chức của chúng tôi đều không có chuẩn bị. Đây là vấn đề lớn nhất”.
Trong trận động đất và sóng thần vào ngày 11/3/2011, tất cả hệ thống cung cấp điện bên ngoài và máy phát điện dự phòng bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đều tê liệt, khiến hệ thống làm mát 3 lò phản ứng hạt nhân không hoạt động, lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy và cuối cùng dẫn đến nổ và rò rỉ phóng xạ hạt nhân.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan
Video đang HOT
Tháng 8/2011, ông Naoto Kan đã phải từ chức do bị chỉ trích không thể ứng phó với thảm họa.
Theo ông Naoto Kan, thảm họa này cho thấy, từ quy tắc an ninh nhà máy điện hạt nhân đến quản lý tai nạn đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để.
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I được xây dựng gần biển và chỉ cao hơn mặt nước biển 10 m. Mặc dù tại đây từng xảy ra 3 trận sóng thần trong 120 năm nhưng công ty Điện lực Tokyo vẫn nhận định là địa điểm an toàn.
Trong khi đó, trận sóng thần vào tháng 3/2011 cao ít nhất 14m, thừa sức phá hủy hệ thống cung cấp điện chủ yếu và hệ thống cung cấp điện dự phòng cho nhà máy.
“Sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I là nhân họa”
Ông nhận định: “Nếu Nhật Bản tính đến những yếu tố này thì sẽ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở một nơi thấp như vậy. Khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhà thi công cho rằng, không phải lo lắng nhân tố sóng thần. Đây là nguyên nhân của vấn đề.
Nếu Nhật Bản áp dụng các biện pháp an toàn đầy đủ hơn thì sẽ không làm như thế. Nhật Bản phải thừa nhận, thảm họa lần đó là nhân họa”.
Ông Naoto Kan cũng đồng thời phủ nhận chuyện chính phủ cố ý bưng bít thông tin và khẳng định sau khi thảm họa mới xảy ra được vài ngày, do còn thiếu dữ liệu chính xác nên chính phủ đã đưa ra thông tin chậm và có lúc đưa thông tin không chính xác.
Theo VTC
Gần 10.000 người Nhật đòi đền bù sự cố hạt nhân
Theo hãng AFP, ngày 30/10, khoảng 10.000 người Nhật Bản tức giận về sự cố nhà máy điện hạt nhân đã biểu tình tại thành phố Fukushima, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 60km, đòi chính phủ đền bù đầy đủ cho các nạn nhân và nhanh chóng khử xạ tại khu vực nhà máy này.
Quang cảnh cuộc biểu tình. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với những người biểu tình, ông Tamotsu Baba, thị trưởng thị trấn Namie, nói: "Thị trấn của chúng ta cần được khử xạ nhanh chóng để cuộc sống của chúng ta có thể được khôi phục trước ngày 11/3/2012".
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 20/10 cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ dành khoản ngân sách ít nhất 1.000 tỷ yen (13 tỷ USD) để tẩy sạch các khu vực bị nhiễm phóng xạ gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Ông cho rằng đây là điều kiện tiên quyết để người dân sớm trở lại các khu vực này.
Động đất gây sóng thần hồi tháng 3 vừa qua tại tỉnh Fukushima ở Đông Bắc Nhật Bản đã gây ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, khiến 80.000 người dân phải sơ tán.
Trong những nỗ lực khắc phục ô nhiễm, Tokyo đã tăng nguồn kinh phí lên 220 tỷ yen và dự kiến cấp thêm 250 tỷ yên trong ngân sách bổ sung lần ba. Thủ tướng Noda thậm chí còn cho biết khoản kinh phí này sẽ còn tăng thêm trong ngân sách tài chính năm tới./.
Theo TTXVN
IAEA đã tới Nhật để hỗ trợ khắc phục rò rỉ phóng xạ Ngày 7/10, phái đoàn chuyên gia của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đến Nhật Bản nhằm hỗ trợ quốc gia này khắc phục sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Công nhân nhà máy điện Fukushima 1 khắc phục sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ tại lò phản...