Sự cô độc của con người trong đời sống hiện đại
Loạt chân dung của nhiếp ảnh gia Jackie Nickerson được thực hiện với mục đích khắc họa những tổn thương chung của con người trong cuộc sống hiện đại.
Field Test là tập sách ảnh mới nhất của nhiếp ảnh gia Nickerson, được xuất bản bởi Kerber Verlag năm 2020. Cuốn sách gồm 100 trang ảnh cùng bài luận của nhà phê bình nghệ thuật Aidan Dunne.
Từ năm 2014 khi tạp chí Time cử bà đến Liberia đưa tin về dịch Ebola, bà bắt đầu có ý tưởng thực hiện loạt chân dung này.
Chủ đề của cuốn sách chủ yếu xoay quanh tác động tâm lý của những thứ luôn hiện hữu trong đời sống hiện đại, và cách chúng ta đang bị thay đổi bởi chúng. Những thứ đó có thể là toàn cầu hóa, công nghệ, y học, thương mại hóa, sản xuất hàng loạt, ô nhiễm môi trường, di cư, số hóa và đại dịch.
Bà trả lời trang Another: “Tôi nhận thức rõ về các quy trình cũng những vật dụng xung quanh việc cách ly và chăm sóc sức khỏe… Điều này khiến tôi suy nghĩ về những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng không thực sự nhìn thấy, như Internet”.
“Đôi khi tôi cảm thấy các hoạt động công nghệ trong đời sống hàng ngày – quy trình kỹ thuật số mà chúng ta sử dụng – đang thay đổi cách bộ não của chúng ta hoạt động”, nữ nhiếp ảnh gia nói.
Nickerson thích chụp những món đồ bình thường trong nhà và đặt chúng vào một bối cảnh khác. Nó sẽ gợi những liên tưởng thú vị đến người xem. Trong loạt chân dung này, nhiếp ảnh gia làm việc rất nhiều với vật liệu nhựa. Bà chia sẻ: “Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, những bộ đồ bảo hộ, khu cách ly, nhựa và nỗi cô độc càng ám ảnh tâm trí tôi”, bà bày tỏ.
Nữ tác giả cho rằng con người không cô độc trong vũ trụ. Giữa con người và tự nhiên luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, trong loạt ảnh này, bà muốn truyền đến thông điệp về cách con người tương tác với môi trường. “Tôi hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của mọi người, để có thể tăng cường sự tương tác đó theo hướng tích cực”, bà nói.
Đặc trưng sáng tác của Jackie Nickerson là sự kết hợp giữa phong cách hiện thực với sự nổi loạn, phi hiện thực, tạo nên những hình ảnh đầy ẩn dụ, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem.
Vì sao con người khó bắt được quái vật Bigfoot?
Quái vật Bigfoot là một trong những sinh vật bí ẩn nhất thế giới. Nhiều người vô tình bắt gặp sinh vật to lớn phủ đầy lông lá này nhưng lại rất khó bị 'tóm'. Vì sao lại vậy?
Trong nhiều thập kỷ qua, quái vật Bigfoot (chân to) còn gọi là Sasquatch trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận cũng như giới truyền thông. Nguyên do là bởi sinh vật bí ẩn này thường xuất hiện đột ngột và mãi không bị "tóm".
Theo lời kể của các nhân chứng, quái vật chân to thường xuất hiện bất ngờ trong những khu rừng ở khu vực Bắc Mỹ. Những nhân chứng "đụng độ" quái vật chân to mô tả sinh vật bí ẩn này khá giống vượn, lông lá đầy mình cao khoảng 2 - 3m, đứng trên 2 chân giống người và có bàn chân kích thước khổng lồ.
Một vài người lại cho hay quái vật Bigfoot có hình dáng khá giống một con gấu nhưng có vóc dáng giống con người. Nó cũng có bàn chân cực lớn và cơ thể đầy lông.
Thậm chí, một vài nhân chứng kể rằng khi quái vật Bigfoot nhìn thấy họ liền có hành động hung hăng. Đó là sinh vật bí ẩn lấy đá và ném về phía các nhân chứng trước khi biến mất không để lại dấu vết nào.
Đặc biệt, một số người tuyên bố chụp được ảnh quái vật Bigfoot nhưng với chất lượng hình ảnh thấp. Theo đó, những câu chuyện về sinh vật bí ẩn này ngày càng nổi tiếng hơn.
Trước những câu chuyện kỳ bí về quái vật Bigfoot, không ít chuyên gia, nhà thám hiểm truy tìm tung tích của sinh vật bí ẩn này.
Các nhóm nghiên cứu tìm kiếm dấu vết của quái vật Bigfoot ở nhiều khu rừng ở Mỹ và các khu vực lân cận. Theo đó, họ chỉ phát hiện những dấu chân to được cho là do quái vật chân to để lại.
Ngoài ra, các nhà khoa học không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về "hang ổ" của quái vật Bigfoot. Dù các chuyên gia cố gắng "tóm" được sinh vật này bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều không có kết quả.
Từ đây, một số người cho rằng, sở dĩ các nhà khoa học mãi không "tóm" được quái vật Bigfoot là vì sinh vật bí ẩn này vốn không hề tồn tại. Những câu chuyện về quái vật Bigfoot chỉ là hư cấu do một vài người thêu dệt nên để lôi kéo sự chú ý của dư luận.
Trước giả thuyết này, không ít người vẫn tin rằng quái vật Bigfoot có thật. Sinh vật này thường di chuyển, thay đổi chỗ ở và rất thông minh nên rất khó bị con người bắt. Vì vậy, họ tiếp tục tìm kiếm những bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của quái vật chân to dù gặp nhiều khó khăn.
Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về "chúa tể thảo nguyên" Sư tử vẫn được xem là "chúa tể thảo nguyên" nhờ vào sức mạnh và dáng vẻ uy nghi của mình. Dưới đây là những sự thật thú vị về sư tử mà có thể bạn chưa biết. Sư tử sống thành bầy đàn Trong tất cả những loài thuộc giống mèo lớn trên thế giới, sư tử là loài có tính bầy...