Sự cố chấp của Mark Zuckerberg đang ‘hao mòn’ Meta: Mù quáng theo đuổi tiền quyền, đặt lợi nhuận và tăng trưởng lên trên hết
Meta được cho là sẽ thất bại dưới trướng Mark Zuckerberg bởi tham vọng mù quáng bất chấp hiện thực của vị CEO.
Theo Bill George, một chuyên gia cấp cao tại đại học Harvard kiêm cựu Giám đốc điều hành công ty công nghệ y tế Medtronic, những thiếu sót của Mark Zuckerberg trong vai trò Giám đốc điều hành Meta đang khiến gã khổng lồ phố Wall “trật bánh” khỏi tham vọng tăng trưởng, đồng thời tiến gần hơn đến nỗi thất bại ê chề.
” Tôi nghĩ Facebook sẽ không thể hoạt động tốt chừng nào Mark Zuckerberg còn ở đó. Anh ấy có thể là một trong những lý do khiến nhiều người quay lưng lại với Meta. Anh ấy thực sự lạc đường rồi“, George chia sẻ với CNBC Make It.
Được biết, George đã dành 20 năm nghiên cứu thất bại của những nhà làm lãnh đạo, sau đó biên soạn thành cuốn sách có tên “True North” – ấn bản dành riêng cho những lãnh đạo mới nổi. Ông cho rằng một khi họ đánh mất niềm tin, giá trị và mục đích lãnh đạo sâu sắc nhất, đặc biệt dưới danh nghĩa tiền bạc, danh vọng hay quyền lực, không sớm thì muộn, cũng sẽ thất bại. Và sau nhiều thập kỷ nghiên cứu sự sụp đổ của các tập đoàn lớn, Bill George nhận ra sự tương đồng ở cả Zuckerberg và Meta.
Theo CNBC, Giám đốc điều hành Meta chịu phần lớn trách nhiệm cho sự tăng trưởng vượt bậc của tập đoàn, biến một công ty do ông đồng sáng lập vào năm 2004 trở thành một gã khổng lồ công nghệ với vốn hóa thị trường trị giá hơn 450 tỷ USD, tính đến thời điểm hiện tại.
Những thiếu sót của Mark Zuckerberg trong vai trò Giám đốc điều hành Meta đang khiến gã khổng lồ phố Wall “trật bánh” khỏi tham vọng tăng trưởng.
Mark Zuckerberg sau đó đã góp sức tạo ra một ngành công nghiệp truyền thông xã hội hiện đại, để rồi tiếp tục “bành trướng” tham vọng của mình bằng cách tái định hướng Facebook sang metaverse vũ trụ ảo. Cái tên Meta cũng ra đời từ đó. Thành công trong quá khứ vẫn khiến nhiều người đặt cược vào Meta, trong đó có Jim Cramer.
” Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Mark Zuckerberg. Tôi nghĩ rằng Zuckerberg sẽ có thể thành công với metaverse“, Cramer nhận định, đồng thời nhắc đến đà phục hồi của cổ phiếu Meta sau thời gian dài đỏ lửa, bê bối và tranh cãi. ” Có một số người mà bản thân bạn muốn đặt cược. Nếu quay trở lại năm 2018, vào mùa hè khủng hoảng đó, không ai tưởng tượng được rằng anh ấy vẫn có thể trụ vững và quay trở lại“.
Dẫu vậy, George vẫn có những lập luận riêng của mình. Ông tin rằng Meta chắc chắn sẽ thất bại dưới trướng Mark Zuckerberg vì một số lý do sau đây:
Cuốn sách của George nêu bật 5 kiểu lãnh đạo yếu kém điển hình, trong đó Mark Zuckerberg sở hữu tới 3 đặc điểm.
Vào tháng 2, Meta đã mất hơn 232 tỷ giá trị vốn hóa, mức giảm tồi tệ nhất trong một ngày đối với bất kỳ cổ phiếu Mỹ nào trong lịch sử.
Thứ nhất, đây là một người thích “hợp lý hóa” những sai lầm bằng cách đổ lỗi cho người khác, không sẵn sàng thừa nhận hay học hỏi từ thất bại. Cụ thể, vào tháng 2, Meta đã mất hơn 232 tỷ giá trị vốn hóa, mức giảm tồi tệ nhất trong một ngày đối với bất kỳ cổ phiếu Mỹ nào trong lịch sử. Zuckerberg và các giám đốc điều hành khi đó lại đổ lỗi cho động thái thay đổi quyền riêng tư của Apple cũng như sự phổ biến ngày càng tăng của ứng dụng video ngắn TikTok.
Video đang HOT
Đúng là những yếu tố này có thể đóng một vai trò nào đó, song không loại trừ khả năng Meta rót quá nhiều vốn vào metaverse. Mảng kinh doanh này báo lỗ hơn 10 tỷ USD trong năm 2021 và 2,8 tỷ USD chỉ riêng quý II/2022. Khi công khai trả lời báo giới, Zuckerberg không thừa nhận hay tuyên bố chịu trách nhiệm, dù trước đó, trong cuộc họp cổ đông hồi tháng 5, người đàn ông này cũng từng bày tỏ nỗi thất vọng rằng Meta có thể sẽ mất một khoản tiền đáng kể trong 3-5 năm tới khi đầu tư vào vũ trụ ảo.
Với George, Zuckerberg là người lãnh đạo cô độc, không chấp nhận sự giúp đỡ hay bất kỳ lời khuyên nào. Đây được cho là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến Meta liên tiếp ” đi vào vết xe đổ“.
Ở một khía cạnh nào đó, Zuckerberg luôn dành sự tin tưởng tuyệt đối cho tham vọng của mình. Đó là một phần trong cách anh xây dựng Meta trở thành gã khổng lồ công nghệ trị giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, việc liên tục từ chối lời khuyên từ các cố vấn đáng tin cậy đã khiến Zuckerberg phải trả giá đắt.
Zuckerberg ưu tiên lợi nhuận và tăng trưởng của Meta, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đánh đổi sự riêng tư của hàng tỷ người.
Câu chuyện về Roger McNamee là một ví dụ điển hình. McNamee là nhà đồng sáng lập công ty cổ phần tư nhân Elevation Partners kiêm cổ đông thời kỳ đầu của Facebook. Năm 2006, McNamee khuyên Zuckerberg từ chối lời đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD của Yahoo. Ông còn khuyến khích Zuckerberg chiêu mộ cựu COO Sheryl Sandberg – người phụ nữ sau này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoạt động kinh doanh quảng cáo cũng như hoạt động nội bộ của tập đoàn.
Cả hai lần, Zuckerberg đều nghe theo McNamee và thành công.
Tuy nhiên, khi Meta bắt đầu lớn mạnh, Zuckerberg không còn tôn trọng ý kiến của vị cổ đông này nữa. Điều này gây ra hậu quả lớn, nhất là vào năm 2016, khi McNamee cố gắng cảnh báo CEO Facebook về hệ lụy của việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Cơ quan tình báo Mỹ sau đó kết luận Facebook chính là một trong những nền tảng mạng xã hội có sức ảnh hưởng khá lớn tới kết quả lần bầu cử.
Cuối cùng, George cho rằng Zuckerberg là người đặt danh tiếng và tài sản lên trên bất kỳ điều gì. Người như vậy không bao giờ thực sự hài lòng với những gì mình có, thậm chí sẵn sàng làm những thứ cực đoan nhất để được nhiều hơn.
George cho rằng Zuckerberg là người đặt danh tiếng và tài sản lên trên bất kỳ điều gì.
Zuckerberg ưu tiên lợi nhuận và tăng trưởng của Meta, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đánh đổi sự riêng tư của hàng tỷ người. Được biết Facebook từ lâu đã vướng phải nhiều tranh cãi xoay quanh quyền riêng tư và sức khỏe của người dùng. Một cuộc điều tra của Wall Street Journal vào năm ngoái cho thấy nền tảng Instagram do Meta sở hữu đang góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho những người dùng trẻ, đặc biệt là các cô gái tuổi teen. Ban lãnh đạo Meta khi đó chỉ chọn cách ngó lơ để tránh tác động lên sự tăng trưởng. Quyết định này cho thấy Zuckerberg ưu tiên doanh thu hơn bất kỳ thứ gì khác.
” Mark luôn được vây quanh bởi nhiều người từ khi anh ta mới 19 tuổi. Họ tung hô rằng anh ấy đang làm rất tốt mọi việc. Vậy nên, việc chúng ta nói xấu Zuckerberg sẽ chẳng khiến anh ta hành động khác đi đâu“, Frances Haugen, Một cựu nhân viên Facebook cho biết.
4 lỗi sai ngay cả Bill Gates cũng từng mắc phải khi viết CV xin việc
Tập tài liệu được Bill Gates chia sẻ trông giống như một bài luận hơn là một sơ yếu lý lịch, nó bao gồm các đoạn văn được đánh máy gọn gàng từ trên xuống dưới, được viết bằng phông chữ Courier, một phông chữ không quá phổ biến lắm ngày nay.
Người đồng sáng lập Microsoft, đồng thời là nhà từ thiện, tỷ phú Bill Gates gần đây đã chia sẻ trên LinkedIn bản lý lịch năm 1974 của mình khi ông còn là sinh viên tại Harvard cùng với dòng chia sẻ: "Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay đã bỏ học đại học, tôi chắc chắn rằng sơ yếu lý lịch của bạn trông ổn áp hơn rất nhiều so với lý lịch của tôi 48 năm về trước".
Bản sơ yếu lý lịch Bill Gates viết năm 18 tuổi được chính ông chia sẻ
Tập tài liệu được Gates chia sẻ trông giống như một bài luận hơn là một sơ yếu lý lịch, nó bao gồm các đoạn văn được đánh máy gọn gàng từ trên xuống dưới, được viết bằng phông chữ Courier, một phông chữ không quá phổ biến lắm ngày nay.
Bill Gates mới 18 tuổi vào thời điểm viết bản sơ yếu lý lịch đó, một năm sau khi bỏ học Harvard để thành lập công ty của mình. Sơ yếu lý lịch giới thiệu một số thành tích ấn tượng: Gates thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình máy tính và có kinh nghiệm quản lý dự án và công việc.
Tuy nhiên, có một vài thông tin mà các chuyên gia khuyên bạn không nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình. Đây là 4 lỗi mà Gates đã phạm phải khi viết lý lịch xin việc, theo các chuyên gia.
1. Gates đưa cả chiều cao, cân nặng và những người phụ thuộc vào bản sơ yếu lý lịch
Gates đã đưa vào một số thông tin mà chúng ta ngày nay có thể cảm thấy khá buồn cười.
Stacie Haller, chuyên gia nghề nghiệp tại ResumeBuilder.com cho biết: "Tất cả thông tin cá nhân đều khiến mọi người bật cười, Gates thậm chí còn viết cả số phòng ký túc xá của mình vào đó."
Gates đã đưa cả chiều cao của mình, chẳng hạn (5'10 ), cân nặng (130 lbs) và số người phụ thuộc của ông ấy (không có ai).
"Có rất nhiều thông tin trong bản sơ yếu lý lịch mà chúng tôi thậm chí không thể hỏi một cách hợp pháp trong các cuộc phỏng vấn", Angelina Darrisaw, huấn luyện viên sự nghiệp, đồng thời là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của C-Suite Coach chia sẻ.
Khi viết sơ yếu lý lịch, đừng đưa những thông tin cá nhân tương tự vào.
2. Gates đưa mức lương cụ thể trước đó vào bản sơ yếu lý lịch
Gates viết rằng mức lương trước đây của ông là 12.000 đô la và, trong một mục liên quan đến mức lương mong muốn của mình, Gates đã viết: "Mở".
Bạn không cần phải đưa những kiểu chi tiết tài chính này vào hồ sơ ứng tuyển của mình. Trên thực tế, một số thành phố đã cấm người sử dụng lao động hỏi về mức lương trước đó của người ứng tuyển.
Tuy nhiên, khi bạn được nhà tuyển dụng hoặc người quản lý tuyển dụng gọi đến, hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về một con số cụ thể.
"Bạn cần có những suy nghĩ rõ ràng về mức lương mong muốn phù hợp với trình độ và chức vụ của bạn trước khi tham gia một buổi phỏng vấn xin việc làm. Tham khảo các chức vụ tương tự với vai trò dự định của bạn trên các trang web như ZipRecruiter, LinkedIn, Monster và Indeed để biết được những gì bạn cần yêu cầu cho bản thân", Darrisaw nói.
Cách Gates đưa ra câu trả lời cho mức lương mong muốn trên sơ yếu lý lịch của mình đem lại cảm giác rằng không rõ ông ấy đang tìm kiếm điều gì. "Tôi không biết liệu điều đó có nghĩa là ông ấy sẵn sàng nhận ít hơn, hay ông ấy muốn thương lượng, hoặc là ý gì khác nữa", Haller nói.
3. Định dạng sơ yếu lý lịch của Gates không rõ ràng và khó quét
Định dạng giống như đoạn văn của Gates hơi rườm rà và khiến việc hiểu thông tin quan trọng về quá trình làm việc của ông trở nên khó khăn. Haller nói: "Thật khó để biết được đó là những công việc ở trường học, hay không phải là những công việc ở trường học. Tôi không chắc chắn về điều đó."
Ngày nay, các nhà tuyển dụng và HR có rất ít thời gian dành cho mỗi bản sơ yếu lý lịch. Trên thực tế, họ chỉ dành trung bình 7,4 giây cho mỗi lần sàng lọc đầu tiên, theo một nghiên cứu năm 2018 của trang web nghề nghiệp Ladders.
"Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng hồ sơ xin việc của mình được định dạng theo mẫu dễ đọc nhất, để những nhà tuyển dụng, dù có thể chỉ mất vài phút, họ vẫn có thể đánh giá được một số điều chính về bạn", Darrisaw nói.
Đó có thể là một bản tóm tắt vài dòng bạn là ai và kinh nghiệm của bạn là gì ở đầu trang. Thay vì sử dụng các đoạn văn bản như cách Gates làm, trong phần "kinh nghiệm", hãy viết rõ ràng từng chức danh công việc, sau đó sử dụng các gạch đầu dòng để nêu rõ trách nhiệm và thành tích của bạn trong vai trò đó, đồng thời ghi ngày tháng bạn đảm nhận công việc ở bên phải của mỗi vai trò.
4. Gates không sử dụng những "từ ngữ mang tính thuyết phục"
Haller nói rằng Gates đáng lẽ có thể sử dụng ngôn ngữ cụ thể hơn, chẳng hạn, trong một mô tả của ông về công việc đã làm tại TRW Systems Group từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1973, Gates viết rằng với tư cách là một lập trình viên hệ thống, ông đã "tham gia vào việc thiết kế tệp và sửa đổi hoạt động hệ thống."
Haller nói rằng "tham gia vào" là một từ vô nghĩa.
Thay vào đó, hãy sử dụng các động từ mạnh, chủ động để chỉ ra các trách nhiệm mà bạn đã đảm nhận cho mỗi vị trí. Ví dụ, đối với vai trò lãnh đạo, khuyến nghị sử dụng các từ như "huấn luyện viên", "ủy quyền", "trực tiếp", "hướng dẫn" và "thúc đẩy".
Dù vẫn còn một vài lỗi sai trong quá trình viết hồ sơ xin việc, nhưng có một điều rõ ràng trong sơ yếu lý lịch này là Bill Gates luôn là một người táo bạo, dám nghĩ dám làm. "Đối với một chàng trai đang học năm thứ nhất ở Harvard, Bill Gates rõ ràng đã có những kinh nghiệm khá nổi bật, và đó là những gì người khác ấn tượng về ông ấy", Haller nói.
Mức lương ngất ngưởng của sinh viên các trường kinh doanh hàng đầu Mỹ Theo báo cáo của các trường đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, Yale, mức lương của sinh viên mới ra trường đều lên tới hơn 3 tỷ đồng tiền Việt. Trong bảng xếp hạng các trường đại học có mức lương cao của US News & World Report, phần lớn sinh viên ra trường năm 2021 từ các trường kinh doanh hàng...