Sự cần thiết khoanh, xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14
Nghị quyết về khoanh nợ, xóa nợ số 94/2019/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 26/11/2019, theo đó Nghị quyết cho phép thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Nhóm người nộp thuế (NNT) không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước được xem xét khoanh nợ tiền thuế; xóa nợ tiền chậm nộp gồm có: NNT đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; NNT đã tự giải thể, phá sản, thực tế đã ngừng hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không còn tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế, không còn khả năng nộp thuế… Luật Quản lý thuế quy định tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế nợ, quy định này là cần thiết, tuy nhiên với nhóm NNT này tiền chậm nộp ngày một tăng nhưng thực tế NNT không hoạt động, không có địa chỉ thu.
Đối với nhóm NNT bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; NNT cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán, Nghị định cho phép xóa nợ tiền chậm nộp nhằm giảm bớt khó khăn cho NNT, đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Điều 3 Nghị quyết quy định việc xử lý khoanh, xóa nợ cần đảm bảo 04 nguyên tắc sau:
Video đang HOT
Một là, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; bảo đảm điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hai là, bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, giám sát của người dân.
Ba là, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho NNT; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc lợi dụng chính sách để trục lợi hoặc cố tình chây ỳ, nợ thuế.
Bốn là, trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc NNT đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết (NNT bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; NNT cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán) thì phải hủy quyết định khoanh nợ, xóa nợ (nếu có) và phải thu vào ngân sách nhà nước khoản nợ đã được xóa.
Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 94/2019/QH14 là cơ sở quan trọng khẳng định yêu cầu công tác đánh giá sát thực trạng nợ thuế để có giải pháp tập trung nguồn lực vào quản lý thu có hiệu quả đối với nhóm NNT có khả năng thu; đồng thời theo dõi khoanh nợ nhóm khó thu; không để lợi dụng quy định nhằm trục lợi, trốn nộp thuế; giảm thiểu nhóm nợ có khả năng thu chuyển thành khó thu do tập trung được nguồn lực kịp thời đôn đốc, áp dụng các biện pháp thu nợ ngay khi NNT đang có khả năng nộp; qua đó xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp nợ đọng nhiều năm không còn khả năng thu hồi, giảm bớt tiền chậm nộp phải thu phát sinh ảo, giảm chi phí quản lý của cơ quan quản lý thuế.
Nghị quyết được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm (đến hết 30/6/2023).
Thông tin tài khoản ngân hàng cung cấp cho cơ quan thuế đều được bảo mật
Đại diện Tổng cục Thuế đã khẳng định như vậy tại buổi họp báo chuyên đề thông tin về Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, diễn ra chiều 1-12, tại Hà Nội.
Ông Đặng Ngọc Minh (giữa) trả lời câu hỏi của phóng viên.
Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, ngoài nội dung quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Chính phủ đã ban hành một số nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 (có hiệu lực từ ngày 5-12-2020).
Nghị định này có 5 điểm mới, gồm: Việc khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh giữa tổ chức và cá nhân; khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 quý; phân bổ nghĩa vụ thuế đối với trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính nhưng có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính; trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của người nộp thuế và khấu trừ nộp thay nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong đó, ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, bao gồm: Tên chủ tài khoản, thông tin giao dịch qua tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế... để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra, xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Giải đáp câu hỏi liệu quy định này có khó thực hiện, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, việc tăng cường phối hợp với ngân hàng thương mại cung cấp thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chống thất thu thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử. Thông tin tài khoản, giao dịch chỉ được cung cấp với trường hợp có nghi ngờ, chứ không phải tất cả các trường hợp.
Theo ông Đặng Ngọc Minh, từ năm 2016, ngân hàng thương mại trong nước có hoạt động thanh toán với các ngân hàng ở nước ngoài đã trao đổi thông tin tài khoản cá nhân, các giao dịch về tài sản của những người sinh sống, cư trú tại nước ngoài. Vì vậy, việc ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng trong nước sẽ không quá khó khăn. Các thông tin của khách hàng mà ngân hàng cung cấp đều được bảo mật.
Doanh nghiệp tự tin đổ tiền vào sản xuất, kinh doanh Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song những dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam gần đây đang mang lại niềm tin về triển vọng phục hồi kinh tế và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Chỉ báo rõ nhất là...