Sự bi thảm tận cùng trong phim ‘Hãy nói lời yêu’
Minh (Quang Anh) tự tử vì thi trượt, không chịu được áp lực từ mẹ. Diễn biến phim khiến nhiều khán giả bất ngờ.
Theo chia sẻ của số đông khán giả trên fanpage phim, diễn biến Hãy nói lời yêu khiến họ bất ngờ. Bởi dường như không ai nghĩ đến cái kết nhân vật Minh (Quang Anh) sẽ tự tử. Bi kịch của gia đình bà Hoài ( Nguyệt Hằng) và ông Tín (Trọng Trinh) được đẩy đến tận cùng.
Khán giả thương xót Minh
Vì hoàn cảnh bố mẹ chia ly đôi ngả, Minh phải sống dưới sự kìm kẹp, kiểm soát từ bà Hoài. Minh bị ép học ngày đêm như một cái máy. Mỗi ngày, bà Hoài đều gieo rắc vào đầu Minh: “Kỳ thi này con phải đạt giải nhất. Con là niềm tự hào của mẹ”.
Bà còn ép con trai phải hứa thi đỗ thủ khoa đại học. Minh gần như phát điên khi bị mẹ nhốt trong phòng, không cho ra ngoài. Minh hét lên để phản kháng: “Con là con người, không phải vật nuôi, mẹ không được phép nhốt con”.
Nhưng điều đó không có nghĩa lý gì với bà Hoài. Bà cực đoan đến mức không còn phân định được đúng sai. Bà chì chiết Minh: “Mày tỉnh táo lại đi. Mày thử xem mày làm được gì. Bây giờ tự chăm sóc bản thân còn không làm được thì mày làm được gì nữa”.
Nhân vật Minh tự giải thoát chính mình vì không chịu được áp lực.
Khi giọt nước tràn ly, Minh muốn thoát khỏi cuộc sống địa ngục bằng cách tìm đến cái chết. Khi qua đời, Minh ôm quả bóng mà cha mua tặng. Khi bà Hoài bước vào phòng con trai thì đã quá muộn.
Bà Hoài như hóa điên bên bàn thờ Minh. Bà mang món ăn đến, tìm sách đọc con nghe, rồi gào lên: “Nó còn phải lên Hà Nội học đại học cơ mà. Nó còn phải chơi điện tử cơ mà”. Ông Tín ngồi lặng lẽ ở góc cầu thang, ôm quả bóng của con trai vào lòng, rồi khóc nghẹn.
Ở phân cảnh này, NSND Trọng Trinh và diễn viên Nguyệt Hằng đều có sự thể hiện chân thực, chạm đến cảm xúc người xem. Nhiều khán giả chia sẻ họ không kìm được nước mắt vì thương Minh – một cậu bé sinh ra trong gia đình đầy đủ điều kiện, nhưng lại luôn cảm thấy lạc lõng, không được là chính mình.
Khán giả Lan Anh bày tỏ: “Cảnh ông Tín ôm quả bóng và khóc day dứt quá! Đó là giọt nước mắt của nỗi đau cùng sự ân hận. Nhưng cuộc sống làm gì có chỗ cho hai chữ giá như”.
Bạn Thu Hương chia sẻ: “Đạo diễn đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt. Thương Minh quá. Cậu bé còn quá nhỏ để có thể tự quyết định cuộc sống của mình. Sống bên một người mẹ hà khắc, chắc hẳn Minh đã cố gắng rồi”.
Khán giả Thu Nguyễn tâm sự: “Minh mặc áo đỏ bố tặng, ôm quả bóng của bố trước lúc ra đi. Cậu bé ấy cũng là con người, cũng có mưu cầu hạnh phúc. Nhưng chính người thân yêu nhất đã đẩy cậu bé vào bi kịch này. Bố như liều thuốc cứu cậu ra khỏi sự ngột ngạt mà mẹ tạo nên. Giá như chiều hôm ấy bố cậu giữ lời hứa thì đã không xảy ra tấn bi kịch này. Xem phim mà đau lòng thật sự”.
Bi kịch gia đình bà Hoài có cần thiết phải đẩy đến tận cùng?
Trong số những phim truyền hình Việt lên sóng gần đây, Hãy nói lời yêu là tác phẩm có tiết tấu nhanh, bi kịch đến dồn dập.
Một ông bố ngoại tình, dẫn đến gia đình đổ vỡ. Một bà mẹ quá khắc nghiệt, luôn là nỗi ám ảnh với các thành viên trong nhà. Con gái ao ước được mẹ yêu thương. Con trai tìm đến cái chết vì bị ép học.
Diễn xuất của nghệ sĩ Trọng Trinh và Nguyệt Hằng lấy nước mắt khán giả.
Một số khán giả đặt câu hỏi liệu bi kịch của gia đình bà Hoài, ông Tín có nhất thiết phải đẩy đến tận cùng như vậy. Người xem mong muốn một cái kết nhẹ nhàng hơn cho nhân vật Minh – cậu bé có thể vẫn tự tử nhưng được cứu sống.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng tình tiết Minh qua đời phần nào phản ánh đúng đời sống thực tế. Bởi từng có nhiều câu chuyện đau lòng xung quanh chuyện trẻ em bị trầm cảm. Hơn nữa, có lẽ phải trải qua cú sốc lớn như vậy, một người phụ nữ hà khắc như bà Hoài mới tỉnh ngộ được.
Thành viên mạng Kate Nguyen chia sẻ: “Các ông bố, bà mẹ cần xem tập phim này để tự nhìn lại mình. Đúng là có những sai lầm không thể sửa chữa được”.
Khán giả Nguyễn Duy Anh có chung quan điểm: “Thực tế rất nhiều người như bà Hoài và tình cảnh của Minh. Chết về thể xác như Minh thì khó thấy, nhưng chết về tâm hồn thì không ít. Áp đặt sự kỳ vọng và niềm tự hào của mình với xã hội vào một đứa trẻ. Bi kịch”.
“Mình đã gặp một trường hợp gần giống bà Hoài. Bà mẹ tạo áp lực cho đứa con trai của mình phải giỏi, phải nhất. Cậu bé từ một em bé thông minh, học giỏi dần bị trầm cảm rồi tâm thần, rồi mất cả tương lai… Bà mẹ ân hận thì đã không thể cứu vãn được! Thực sự buồn”, bạn Mai Lan tâm sự sau khi xem phim.
Trước đó, trao đổi với Zing , chị Huyền Lê, biên kịch của phim Hãy nói lời yêu, cho biết ngoài đời sống có nhiều bà mẹ giống nhân vật Hoài. Họ áp đặt, luôn muốn các con làm theo ý mình, mà không quan tâm đến cảm xúc của đứa trẻ.
“Nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng mình là người lớn, có kinh nghiệm nên luôn đúng. Họ vạch sẵn đường đi cho con, không chia sẻ, không thấu hiểu. Đó là yêu thương sai cách. Tôi biết có những đứa trẻ căng thẳng đến trầm cảm. Thông qua các nhân vật, tôi mong muốn mỗi chúng ta sẽ có sự nhìn nhận thế nào là đúng, sai để không mắc lỗi”, biên kịch Huyền Lê chia sẻ.
"Hãy nói lời yêu": Cái chết của Minh khiến khán giả bàng hoàng
Ở tập phim "Hãy nói lời yêu" vừa lên sóng, Minh tự tử vì những áp lực, sự đay nghiến của mẹ... khiến khán giả bàng hoàng. Nhiều ý kiến cho rằng, kịch bản xây dựng quá nghiệt ngã với bi kịch gia đình ông Tín - bà Hoài.
Trong tập phim mới nhất của "Hãy nói lời yêu", Minh chọn cách tự tử vì không thể chịu đựng sự dày vò của mẹ. Ảnh: VTV giải trí.
Trong tập phim mới nhất của "Hãy nói lời yêu", Minh chọn cách tự tử vì không thể chịu đựng sự dày vò của mẹ. Ảnh: VTV giải trí. Trong tập phim mới nhất của "Hãy nói lời yêu", Minh chọn cách tự tử vì không thể chịu đựng sự dày vò của mẹ. Ảnh: VTV giải trí.
Cái kết quá buồn cho một bi kịch gia đình
Gia đình ông Tín (Trọng Trinh) - bà Hoài (Nguyệt Hằng) bắt đầu đổ vỡ khi ông Tín lộ chuyện ngoại tình. Là người phụ nữ hết lòng vì chồng con, sau cú sốc này, bà Hoài như phát điên, không ngừng chì chiết chồng hàng ngày dù ông Tín đã thay đổi. Bố mẹ nặng lời qua lại cũng khiến 2 đứa con mệt mỏi, chán nản.
Chồng ngoại tình, lại thêm chuyện My (Quỳnh Kool) bị lừa thành tiểu tam và cãi lời mẹ, bà Hoài chỉ còn biết đặt hy vọng vào Minh (Quang Anh) - cậu con trai thần đồng, nhưng thực chất Minh như cái bao cát để bà Hoài trút giận.
Khi gia đình lục đục, bà Hoài càng thêm điên loạn. Minh bị mẹ bắt học 7 quyển sách một ngày và nhồi nhét ăn liên tục như một đứa trẻ dù cậu đã lớn. Cách chăm sóc con thái quá của bà Hoài khiến khán giả cảm thấy ghê sợ khi chứng kiến.
Minh không được đi ra ngoài chơi, giải trí như những bạn bè cùng trang lứa mà phải ở nhà học như một cái máy vì người mẹ quá xem trọng thể diện và thành tích. Bố dọn ra ở riêng, chị gái lên Hà Nội học, không có người tâm sự, chia sẻ, một mình Minh sống trong ngôi nhà như bị cầm tù cả về thể xác lẫn tinh thần.
Minh phát điên vì bị mẹ nhốt trong nhà. Ảnh: CMH
Và chuyện kinh khủng đã diễn ra khi Minh thi trượt trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Niềm tự hào cuối cùng của bà Hoài thất bại, bà nổi điên và quay sang oán trách con trai. Minh tìm đến bố để tìm kiếm sự an ủi cuối cùng, cậu được bố đưa đi chơi đá bóng, đi nhậu để giải tỏa tâm trạng. Ông Tín còn hứa sau này sẽ quan tâm và dẫn Minh đi chơi thường xuyên hơn.
Nhưng niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì ngay khi về nhà, cả 2 bố con bị bà Hoài chửi bới, hôm sau bà kiểm soát con bằng cách khóa trái cửa không cho Minh ra ngoài. Quá uất ức vì bị cầm tù, cậu chọn cách uống thuốc ngủ tự tử.
Minh mãi mãi ra đi với quả bóng còn ôm trong lòng và niềm hy vọng thái quá của người mẹ độc địa.
Phản ứng trái chiều của khán giả
Cái chết của Minh đã lấy nước mắt người xem, bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng, kịch bản xây dựng quá bi kịch, bất công cho Minh và thiếu tính nhân văn.
Khán giả Phạm Thảo bình luận: "Biên kịch mạnh tay quá làm người xem cảm thấy khó thở. Nếu Minh được cứu, mẹ nhận ra sai lầm và thay đổi thì sẽ nhân văn hơn."
Nhận xét về tình tiết phim, Đỗ Thành viết: "Chọn bước ngoặt bất ngờ quá. Không biết là cảnh tỉnh cha mẹ hay nếu có bạn nào đang trong hoàn cảnh này mà xem phim thì liệu có phải cổ vũ cho tự tử không?".
"Kịch bản sao lại như vậy? Không tốt cho tâm lý trẻ em khi xem, ai lại để thằng bé tự tử. Hãy để Minh bỏ nhà ra đi hoặc cứu sống được chứ... Tình tiết phim thiếu nhãn quan giáo dục" - khán giả Bùi Anh Thư để lại bình luận.
Một khán giả khác nêu quan điểm: "Hiện thực hóa đến mức nghiệt ngã như vậy làm mình thấy sợ. Những đứa con khi chúng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm "tuyên truyền, giáo dục" kiểu này trên phương tiện truyền thông đại chúng thì sẽ thế nào? Rất khó để khen biên kịch ở tập phim này, thiếu tính nhân văn quá!".
Bà Hoài, ông Tín tuyệt vọng vì sự ra đi của con trai. Ảnh: CMH
Mặt khác, bộ phận người xem cho rằng, tình tiết phim phản ánh đúng thực trạng đang diễn ra trong xã hội hiện đại.
Một khán giả nhận xét: "Bộ phim chạm đến trái tim người xem. Đó là nỗi đau của tất cả những người làm bố mẹ, đừng để khi con mình như Minh thì mới thức tỉnh. Sự thiếu quan tâm, ép buộc tự sắp đặt và đòi hỏi đã cướp đi Minh mãi mãi. Thật sự quá đau lòng...".
Khán giả Hoàng Liêm bày tỏ sự đồng cảm: "Mình đã khóc nhiều khi đến đoạn này. Thực sự phim phản ánh đúng những ông bố bà mẹ bắt ép con phải làm theo ý mình, lúc nào con cũng phải xuất sắc, giỏi giang. Cuối cùng hậu quả dẫn đến con tự tử."
Hãy nói lời yêu - Tập 21: Bi kịch tột cùng khi Minh (Quang Anh) tự tử, ra đi khi còn quá trẻ Bà Hoài (Nguyệt Hằng) đã không thể cứu vãn được nữa, không thể sửa chữa sai lầm được nữa khi Minh, cậu con trai đã chết vì tự tử. Minh (Quang Anh) quyết định không đi theo chị - My (Quỳnh Kool) hay bố - ông Tín (NSND Trọng Trinh) mà ở lại với mẹ. Dù mẹ tinh thần không được ổn định...