Sư 4 thiết giáp Syria: Lá chắn thép cho thủ đô Damascus
Sư đoàn 4 thiết giáp Quân đội Syria hiện là lực lượng chủ lực, góp công lớn trong việc đánh lui khủng bố và đối lập, bảo vệ thủ đô Damascus.
Biên chế và cơ cấu chỉ huy của Sư đoàn 4 thiết giáp
Sư đoàn Thiết giáp số 4 của Quân đội Syria (SAA) được thành lập vào năm 1984, là một bộ phận được tách ra từ Đơn vị phòng vệ Saraya Al-Difa, đã bị giải thể sau vụ đảo chính thất bại của Rifa’at al-Assad chống lại người anh trai của mình là ông Hafez al-Assad (cha của Tổng thống Syria Bashar al-Assad).
Hiện nay, Tư lệnh Sư đoàn Thiết giáp số 4 là Thiếu tướng Mohammad Ali Dirghak. Sư đoàn này thuộc lực lượng quân chủ lực, được điều hành theo hệ thống quân lệnh điển hình theo trục dọc từ trên xuống dưới, giống như tất cả các bộ phận khác của Quân đội Arab Syria.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự phương Tây và các nước Trung Đông cho rằng, đa số các mệnh lệnh được đưa ra bởi vị “Tư lệnh giấu mặt” là Maher al-Assad – người em trai út của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, hiện là một chỉ huy quân đội cao cấp, mang quân hàm Chuẩn tướng.
Quan điểm này cho rằng, tuy trên thực tế là ông Maher al-Assad không chính danh giữ chức Tư lệnh sư đoàn thiết giáp số 4 cũng như chức vụ chỉ huy lực lượng Vệ binh Cộng hòa (SRG, hiện Tư lệnh là thiếu tướng Shoaeb Suleiman) nhưng ông này là người nắm trong tay cả 2 bộ phận quan trọng nhất trong quân đội Syria, để đảm bảo SAA luôn là lực lượng trung thành nhất với người anh trai Bashar al-Assad.
Đây cũng là một trong số ít đơn vị không bị ảnh hưởng bởi những đợt đào ngũ lớn của binh lính Syria, diễn ra trong 2 năm 2011 và 2012, khiến sức mạnh chiến đấu của sư đoàn cơ bản vẫn đảm bảo.
Cũng giống như lực lượng Vệ binh Cộng hòa, Sư đoàn 4 Thiết giáp đảm nhận 2 chức năng, nhiệm vụ khác nhau, đầu tiên là nhiệm vụ bảo vệ chính quyền Bashar al-Assad, tiêu diệt các lực lượng nổi loạn; cùng với đó là nhiệm vụ chiến đấu chống lại sự xâm lược của nước ngoài.
Sư đoàn 4 thiết giáp Syria hiện là lực lượng chủ công bảo vệ thủ đô Damascus
Sư đoàn 4 thiết giáp có biên chế vào khoảng 14.000-15.000 quân, chủ yếu là người thuộc vùng Homs và các tỉnh dọc dải bờ biển Syria. Các quân nhân của Sư đoàn đều là những người lính chuyên nghiệp, trái ngược với những tay súng tình nguyện chiếm đa số trong các đơn vị SAA khác.
Kể từ khi thành lập, Sư đoàn Thiết giáp số 4 đã nhận được sự hỗ trợ tài chính và vật chất vượt trội so với phần còn lại của SAA, cũng như được trang bị một số loại vũ khí tiên tiến nhất, kể cả những trang bị mới được Nga cung cấp.
Ban đầu, Sư đoàn Thiết giáp số 4 gồm có ba lữ đoàn thiết giáp và một lữ đoàn bộ binh cơ giới. Kể từ khi nổ ra cuộc “nội chiến ủy nhiệm” ở Syria vào năm 2011, sư đoàn đã được tăng cường thêm một trung đoàn lực lượng đặc biệt, làm cho biên chế của nó lớn hơn so với các sư đoàn thiết giáp và sư đoàn bộ binh cơ giới thông thường.
Sư đoàn Thiết giáp số 4 thực sự là một đơn vị ưu tú không thể thiếu được của chính phủ Bashar al-Assad kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra ở Syria. Với tính chất quan trọng đó, phần lớn lực lượng của nó tập trung ở các căn cứ phía bắc và phía tây thành phố Damascus.
Hiện nay, Sư đoàn Thiết giáp số 4 được coi là một trong những đơn vị có kinh nghiệm nhất của Quân đội Syria trong tác chiến ở môi trường đô thị, đóng góp công lớn trong việc cải thiện tình trạng an ninh ở Damascus và vùng nông thôn ngoại ô, cùng với cả khu vực phía nam Syria.
Hệ thống pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Liên Xô trong biên chế Sư đoàn 4
Video đang HOT
Lịch sử hoạt động của Sư đoàn 4 thiết giáp
Vào năm 2011, các bộ phận của Sư đoàn Thiết giáp số 4 đã tiến vào thành phố Dara’a, cũng như thành phố lớn thứ 3 của tỉnh Homs là Rastan và thị trấn quan trọng Talbiseh (cũng ở Homs) để khôi phục lại trật tự bị phá vỡ do các tay súng nổi loạn.
Sau khi lực lượng nổi loạn được phương Tây gọi là đối lập và tăng cường hậu thuẫn khiến khủng hoảng leo thang thành chiến tranh toàn diện, các bộ phận của Sư đoàn 4 đã bắt đầu tham gia vào các cuộc chiến đầu tiên ở Syria và phải chịu những tổn thất đầu tiên.
Sau đó, Sư đoàn 4 được lệnh tập trung binh lực để tiến đánh thành phố Dara’a – thủ phủ của tỉnh cùng tên vào đầu năm 2012. Tuy nhiên, lần này nó phải đối mặt với sức phản kháng khốc liệt của các nhóm đối lập được vũ trang rất mạnh nên đã bị tổn thất nặng nề.
Tuy nhiên, sư đoàn 4 cũng đã thành công trong việc chiếm lại phần lớn Dara’a và vùng nông thôn của nó, cũng như thu hồi Hama với sự hỗ trợ của các nhóm quân khác, đặc biệt là của Lực lượng đặc nhiệm Syria.
Trong hoạt động đó, gần như không có hoặc số lượng rất thấp các vũ khí, trang bị của sư đoàn bị thiệt hại, bởi một hiệp ước hòa giải đã buộc phe đối lập rời khỏi thành phố, bỏ lại tất cả vũ khí.
Nhiệm vụ tiếp theo của Sư 4 thiết giáp là ở tỉnh Idlib vào năm 2012, nơi lực lượng chủ lực của nó có thể chiếm lại được thành phố trong vòng một tuần với hầu như không có thiệt hại về dân sự và cơ sở hạ tầng thành phố.
Tuy nhiên, nó đã không giải phóng được vùng nông thôn của tỉnh, mặc dù đã được sự hỗ trợ của các đơn vị khác. Trong chiến dịch này, Sư đoàn thiết giáp số 4 bị thiệt hại nặng nề trong các trận đánh ở vùng nông thôn có địa hình phức tạp ở phía Đông Idlib.
Trận Idlib vào năm 2012 là lần triển khai lớn nhất của Sư đoàn Thiết giáp số 4 bên ngoài thủ đô Damascus, kể từ khi các chiến binh tấn công thủ đô vào năm 2012 đã bị Lực lượng Vệ binh Cộng hòa đánh lui. Tuy nhiên, sức ép quá lớn của các lực lượng đối lập đã buộc SAA rút sư đoàn này về bảo vệ thủ đô.
Sự cần thiết phải có một lực lượng mạnh mẽ ở vành đai phía tây của thủ đô Syria đã chứng tỏ quyết định của SAA là đúng đắn khi khu vực ngoại vi thủ đô đã được giải phóng. Các lữ đoàn của Sư đoàn 4 bắt đầu mở rộng hoạt động ở miền tây Damascus cũng như các khu vực phía bắc thủ đô.
Các cuộc bao vây hãm các pháo đài phòng thủ của lực lượng đối lập kéo dài trong nhiều năm đã làm tê liệt sự mở rộng của chúng ở ngoại vi thủ đô. Các cánh quân đối lập bị vây hãm, cô lập, không liên kết được với nhau đã khiến sức mạnh của chúng bị suy giảm.
Sự kiện các tay súng đối lập phải lần lượt đầu hàng và vứt bỏ vũ khí nặng ở các “nồi hầm” Wadi Barada, Jimraya, al-Tal và Tây Ghouta, tập kết về Idlib qua các hành lang an toàn do quân chính phủ mở ra, đã minh chứng cho sức mạnh và chiến thuật khôn khéo của Sư đoàn 4.
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Sư đoàn Thiết giáp số 4 là chiến dịch bao vây Darayya, một thành phố phía tây của Damascus và phía nam của căn cứ không quân Mazzeh, cũng như bao vây Moadamiyah và tách nó ra khỏi Darayya.
Hệ thống pháo phản lực hạng nặng Golan-400 của Quân đội Syria
Từ năm 2013 đến năm 2014, một bộ phận của Sư đoàn, với sự hỗ trợ của Lữ đoàn Abu al-Fadl al-Abbas đã lập thế trận phòng thủ, bảo vệ được khu vực xung quanh Sayedda Zainab Shrine, phía nam Damascus; sau đó tiến lên Babbila và Yalda, buộc các nhóm đối lập phải hạ vũ khí hòa giải.
Sự phát triển thuận lợi trên hướng đảm trách của Sư đoàn 4 đã cho phép Lực lượng Vũ trang Syria tăng cường cuộc vây hãm nhóm tàn quân khủng bố của các tổ chức al-Qaeda (al-Nusra) và IS ở các quận Yarmouk và Tadamon.
Lực lượng chủ công của Sư đoàn 4 là Lữ đoàn 42, được mệnh danh là Ghaith Forces do Đại tá Ghaith Dalla chỉ huy được trang bị các hệ thống pháo phản lực hạng nặng Burkan và Golan-400, cùng với xe tăng T72 được gia cố các lớp giáp và hệ thống phòng vệ.
Do được huấn luyện đặc biệt, tăng cường trang bị tiên tiến và duy trì tốt tinh thần chiến đấu nên lực lượng của Ghaith Forces đã đánh chiếm được Moadamiyah, Khan Al-Sheh, Wadi Barada và Darayya.
Lực lượng này còn tham gia vào các trận chiến quyết định ở vùng Qaboun phía đông của Damascus, đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của Hayat Tahrir al-Sham và các đồng minh trong khu vực và đang nỗ lực chia tách Qaboun ra thành hai phần riêng biệt.
Nếu Sư đoàn Thiết giáp số 4 và các đơn vị chính phủ khác thành công trong chiến dịch này, họ sẽ có thể sớm đánh bại các nhóm khủng bố ở Qaboun, dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của liên minh khủng bố do Jabhat Fateh al-Sham lãnh đạo ở khu vực Damascus.
Tăng T-72s Sniper sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến OG14L3 TURMS-T của Italy
Khi Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria tháng 9/2015, Sư đoàn thiết giáp số 4 bắt đầu quá trình tái trang bị, bổ sung các vũ khí, trang bị chiến đấu hiện đại bởi lực lượng, phương tiện của họ đã hao tổn quá lớn kể từ khi tham chiến mạnh mẽ vào năm 2012.
Sư đoàn Thiết giáp thứ 4 chủ yếu trang bị các xe tăng chiến đấu T-72AV, T-72M1 và T-55MV với giáp phản ứng nổ và khả năng phóng tên lửa qua nòng. Lực lượng này cũng được trang bị xe tăng T-72 Sniper, được coi là một phiên bản hiện đại nhất trong lực lượng mặt đất Syria.
Ngoài việc được bảo vệ bằng lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-1 của Nga, phiên bản tăng T-72s Sniper sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến OG14L3 TURMS-T, với hệ thống máy tính đường đạn FCS của hãng Galileo Avionica – Italy.
Sư đoàn Thiết giáp số 4 cũng được trang bị rất nhiều hệ thống tên lửa phóng loạt (hay còn gọi là pháo phản lực phóng loạt, rocket nhiều nòng) Burkan và Golan-400, cùng với một số pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Liên Xô (cũ).
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Israel dùng pháo EXTRA tấn công Syria?
Theo Defence Update, không giống như đồn đoán, hôm 27/4, Israel đã dùng pháo phản lực EXTRA tấn công các mục tiêu gần sân bay Damascus, Syria.
Vũ khí hạng nặng
Vụ tấn công diễn ra vào rạng sáng 27/4, các đám cháy bùng phát tại sân bay quân sự ở Damascus, Syria. Theo nguồn tin này, vụ tấn công không phải do không quân thực hiện mà do pháo phản lực hạng nặng được bắn từ một vị trí ở phía tây Tel Aviv, trên cao nguyên Golan, cách khoảng trên 100 km so với mục tiêu.
Vụ tấn công diễn ra vào rạng sáng 27/4, Israel đã đánh đánh trúng một kho vũ khí ở gần sân bay quốc tế tại thủ đô Damascus, Syria, mà họ tuyên bố đó là kho đạn của quân đội Iran cung cấp cho lực lượng Hezbollah Lebanon đang hiện diện ở Syria, dùng trong cuộc chiến tranh chống Israel.
Khoảng cách quá gần từ Cao nguyên Golan đến Damascus.
Dẫn nguồn tin địa phương, Hãng thông tấn al-Masdar xác nhận, Không quân Israel thực hiện ít nhất 5 vụ không kích vào mục tiêu là kho đạn của một sân bay quân sự, nằm trong sân bay quốc tế Damascus, cách thủ đô Syria 25 km về phía Đông Nam.
Tuy nhiên, theo Defence Update, đó không phải là cuộc tấn công từ chiến đấu cơ mà xuất phát từ hệ thống EXTRA. Nếu tuyên bố này được xác thực thì đây là lần thứ 2 Israel sử dụng pháo phản lực thế hệ mới nhất EXTRA tấn công Syria sau lần đầu diễn ra hồi tháng 12/2016. Và khoảng cách hơn 100 km đến mục tiêu chỉ bằng hai phần ba so với tầm bắn tối đa của EXTRA đạt được.
EXTRA được phát triển bởi công ty quốc phòng Israel Military Industries (IMI) và đã được xuất khẩu sang một số quốc gia nước ngoài giấu tên, ngay cả khi Quân đội Israel vẫn chưa đưa vào trang bị hệ thống vũ khí này.
Theo báo chí Israel, IMI đã thực hiện liên tục 5 lần bắn thử nghiệm với tên lửa EXTRA mới ở phía Nam đất nước, với các tên lửa được đặt trong bệ phóng trên một xe tải và nó đã thể hiện được khả năng chiến đấu xuất sắc khi phá hủy hàng chục mục tiêu ở xa hàng km.
Đạn tên lửa EXTRA có đường kính thân 300mm và chiều dài hơn 4m. Tên lửa mang được một đầu đạn đặc biệt 120kg, được thiết kế để tấn công các mục tiêu dưới đất và được dẫn đường bởi hệ thống định vị GPS.
EXTRA có tầm bắn khoảng 150 km, sai số vòng tròn xác suất (CEP) khoảng 10 m. Trong khi đó, đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Mỹ được cho là có CEP là 200-300 m ở tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều.
EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện mang, được ghép thành cụm ống phóng từ 2 đến 16 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong container kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp.
Không để đánh chặn
Với tính năng và cách tấn công mục tiêu của EXTRA, việc đánh chặn đạn của hệ thống này được coi là điều không thể với S-300/400 Nga triển khai tại Syria. Vậy trong trường hợp cơ sở vật chất của Nga là mục tiêu, Moscow có gì để đối phó?
Truyền thông Israel cho rằng, dàn vũ khí phòng không tối tân Nga hiện diện tại Syria chỉ có Pantsir-S1 là đủ khả năng đánh chặn đạn của hệ thống EXTRA.
Hệ thống pháo phản lực EXTRA.
Nhận định này được truyền thông Israel đưa ra không chỉ dựa vào những thông số do nhà sản xuất Nga công bố, mà đặc biệt sau khi vũ khí này có màn đánh chặn ấn tượng đạn của hệ thống Grad do phiến quân tấn công căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Syria hồi cuối tháng 3/2017.
Thông tin về vụ tấn công này được South Front dẫn nguồn tin địa phương tỉnh Latakia, Syria cho biết. Theo những người dân chứng kiến vụ tấn công kể lại, họ đã nhìn thấy ba quả đạn rocket đánh chặn được tổ hợp Pantsir-S1 phóng từ căn cứ Hmeymim.
Ngay sau khi được phóng đi, những quả đạn này đã đánh trúng mục tiêu là những quả đạn do hệ thống Grad BM-21 phóng đi. Pha đánh chặn đã tạo nên 3 vụ nổ lớn liên tiếp trên không gần căn cứ Hmeymim - có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Tuy nhiên, dù có khả năng đánh chặn cực ấn tượng, nhưng hệ thống Pantsir-S1 có mặt tại Syria hiện chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ căn cứ của Nga. Vì vậy, đối phó với những vũ khí kiểu như pháo phản lực EXTRA hay Grad vẫn là điều không thể với Syria lúc này.
Theo Đan Nguyên
Đất Việt
Israel không kích Damascus, Nga - Syria phải đáp trả thế nào? Israel đã tiến hành vụ không kích mới vào sân bay quốc tế ở thủ đô Damascus, đánh dấu bước đi nguy hiểm mới đối với hòa bình ở Syria. Israel sẽ không dừng tay, bất kể là Nga cản đường Sáng 27/4, Không quân Israel đã đánh đánh trúng một kho vũ khí ở gần sân bay quốc tế ở thủ đô...