Stress vì kiêng đủ thứ: Mẹ bầu hạn chế thực phẩm gì?
Mùa hè các mẹ bầu có quá nhiều thực phẩm, hoa quả để ăn. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng phải kiêng nhiều loại thức ăn để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Chị Lê Thanh Hà – 26 tuổi, Hà Đông, Hà Nội mang thai lần đầu tiên được 9 tuần. Chị không nghén, chỉ thèm ăn và có thể ăn tất cả các loại thực phẩm. Về mùa này có nhiều hoa quả chị thích như dứa, mận, mít, đào… nhưng trái lại người nhà lại lên cả danh sách các thực phẩm chị Hà bị cấm/hạn chế không được ăn trong đó có nhiều món khoái khẩu của mình. Nhiều lần thèm nhưng chị Hà không dám ăn.
Hay như chị Nguyễn Thị Hòa – 32 tuổi, Thái Bình. Chị bị đa nang buồng trứng sau 3 năm kết hôn chị mới có thể mang thai bằng thụ tinh nhân tạo. Chính vì thế, mang thai trở thành thứ quý giá nhất của bà mẹ này. Tuy nhiên, từ lúc mang thai chị Hòa luôn trong trạng thái căng thẳng về việc ăn gì, kiêng gì. Chị lên mạng tìm kiếm các món ăn phải kiêng thì mỗi người một ý, người bảo kiêng, người bảo không.
Stress vì kiêng đủ thứ – Ảnh minh họa.
Cuối cùng, chị Hòa kiêng hết. Nhiều loại hoa quả như vải, nhãn, mít, dưa lê, dưa hấu… bà mẹ này gạch hết không được ăn. Để bù cho những loại thực phẩm phải kiêng, chị Hòa chuyển sang uống các loại thực phẩm chức năng cho bà bầu.
Tuy nhiên, sau khi uống thì chị bị ngứa toàn thân. Bác sĩ nghi ngờ có thể chị dị ứng với axit folic.
BS. Nguyễn Thị Vân Trâm – Dinh dưỡng tiết chế – Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp trong lúc mang thai rất quan trọng.
BS Trâm cho rằng các mẹ bầu không nên quá căng thẳng về việc ăn gì, kiêng gì mà nên chuẩn bị tốt tâm lý, kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh, tự tin. Những thực phẩm mẹ bầu có thể hạn chế như đường trắng, bánh ngọt, mật ong… vì những thực phẩm này khi ăn nhiều sẽ làm giảm sự hấp thụ của vitamin, muối. Không uống bia rượu, các đồ uống có gas.
Nhiều mẹ chăm chỉ mua các loại thuốc bổ như trường hợp của chị Hòa trên, bác sĩ Trâm cho rằng không cần thiết uống.
Các mẹ nên chọn một số loại thực phẩm, chất dinh dưỡng thích hợp, giảm việc uống thuốc, vì bất cứ loại thuốc nào cũng có ảnh hưởng. Nguyên tắc quan trọng nhất của chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai chính là cố gắng thông qua các món ăn để cải thiện chất dinh dưỡng của thai phụ.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, muối chua, tránh các món ăn chưa nấu chín, nội tạng, các chất Caffeine và axit tannic có trong trà và cà phê có thể ức chế sự hấp thu sắt.
Trong thời kì đầu mang thai, thai phụ thường có triệu chứng ốm nghén như khó chịu, nôn mửa… vì vậy đa số thai phụ đều thích ăn đồ chua. Nhưng những đồ ăn này không có lợi cho sức khỏe. Thời kì đầu mang thai, độ axit trong thai nhi thấp, các chất axit hấp thụ từ cơ thể mẹ dễ dàng tích tụ một lượng lớn trong thai nhi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của các tế bào phôi thai, có thể gây dị tật thai nhi. Vậy nên, trong hai tuần đầu mang thai, thai phụ không nên ăn đồ chua, uống nước chua.
BS Trâm đưa ra những thực phẩm phải tránh, ở ba tháng đầu thai kỳ thai phụ cần kiêng ăn: nhãn, ích mẫu thảo, quả táo mèo, dưa hấu, baba.
Ba tháng giữa thai kỳ cần kiêng các thực phẩm như cua và mứt hoa quả, cà phê, đường hóa học
và thực phẩm chứa đường hóa học, hoa tiêu, mù tạt, hồ tiêu, ớt cay, khoai tây, trứng gà sống, cá biển khô, rượu trắng, các loại bia, nước ngọt, nước có ga.
Ba tháng cuối thai kỳ cần kiêng hạt bobo, rau dền, thực phẩm đóng hộp, mì tôm, thực phẩm đại bổ, thịt ếch, gan lợn, thực phẩm nấm mốc, thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đạm.
Những 'món' ngon miệng, nhiều người thích mê lại có thể 'làm hỏng' phổi
Cà phê, trà, bia, hải sản, khoai tây chiên, kem, nước trái cây, món ăn cay... những thực phẩm ngon miệng được nhiều người mê mẩn nhưng không ngờ lại có thể gây nên những bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Cùng với những thói quen lành mạnh như không hút thuốc, tập thể dục thể thao và giảm thiểu tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của lá phổi. Có một số thực phẩm chúng ta vẫn dùng thường xuyên nhưng không hề biết nó không có lợi cho phổi.
Bánh mỳ trắng
Carbohydrate đơn giản như tinh bột và đường có trong bánh mỳ làm từ bột mỳ trắng, có thể ảnh hưởng xấu đến phổi. Những thực phẩm này không chỉ dễ gây viêm mà còn đòi hỏi phổi phải làm việc vất vả hơn để chuyển hóa. Nó cũng có thể làm cho đường thở bị tắc nghẽn và tạo ra đờm.
Nước ép trái cây tươi
Nước ép trái cây tươi là một cách để tiêu thụ trái cây được nhiều người dùng. Tuy nhiên, ở dạng lỏng, trái cây làm mất phần lớn các yếu tố lành mạnh như chất xơ, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và béo phì.
Hơn nữa, việc tiêu thụ nước trái cây không được kiểm soát thực sự có thể gây ra những vấn đề sức khỏe này vì lượng đường chứa trong đó. Trên thực tế, một số loại nước ép trái cây có nhiều đường như một lon nước ngọt.
Ảnh minh họa: Internet
Món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Phổi của chúng ta vốn như một chiếc máy lọc không khí. Chức năng chính là hít vào những thứ trong lành nhất và thải ra những thứ độc hại trong cơ thể, thông qua các kênh bài tiết.
Trong khi đó, khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra ngoài. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ khác, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường hô hấp.
Rất nhiều chất béo sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng, dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.
Bông cải xanh
Bạn có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy bông cải xanh, thứ thực phẩm lành mạnh vốn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe không ngờ nay lại nằm trong danh sách này. Trong khi bông cải xanh có thể tốt cho phổi nhờ vào sự phong phú của các chất chống oxy hóa và khả năng chống ung thư, nó cũng có thể có những tác động tiêu cực cho sức khỏe lá phổi do tình trạng đầy hơi khi ăn bông cải xanh.
Nếu bạn bị đầy hơi sau khi ăn các loại thực phẩm như bông cải xanh, súp lơ hoặc bắp cải, hãy hạn chế hoặc chuyển sang những thực phẩm đậm đặc dinh dưỡng khác.
Ảnh minh họa: Internet
Kem
Sữa và các chế phẩm từ sữa được biết đến là những thực phẩm làm tăng sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường hô hấp. Do vậy, đây là loại thực phẩm chúng ta nên tiêu thụ ít hơn trong mùa lạnh, mùa dễ cảm cúm, hoặc trong đại dịch COVID -19 như hiện nay.
Các chuyên gia cho biết, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể tạo ra rất nhiều dịch nhầy và tình trạng viêm của đường hô hấp. Nếu bạn nhận thấy khi sử dụng sữa khiến tình trạng ho khan trở nên tồi tệ hơn kèm nhiều đờm, kích thích xoang hoặc nghẹt mũi, hãy thử cắt bỏ sữa và xem các triệu chứng thay đổi như thế nào.
Những nguy cơ này cũng tăng gấp đôi đối với kem, thực phẩm cũng gây viêm do chứa rất nhiều đường tinh luyện.
Những món ăn vị cay
Y học Trung Quốc cho rằng tất cả các món ăn có vị cay nồng như dầu ớt, tương ớt, gừng, mù tạt và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác đều khiến cho phổi dễ bị tổn thương, làm tim và phổi dễ bị mất máu.
Những bệnh nhân bị tổn thương phổi sẽ dễ sinh ra ho, tức ngực, triệu chứng thở khò khè sẽ tăng lên theo thời gian.
Ảnh minh họa: Internet
Cà phê, trà: Nghiên cứu cho thấy, nhiều người làm việc văn phòng có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp cao, liên quan đến thói quen sử dụng nhiều trà, cà phê.
Do công việc, nhiều người thức khuya cũng dẫn đến thói quen uống nhiều cà phê hơn người bình thường làm tăng gánh nặng cho tim và phổi. Cafein trong cà phê và theophylline trong trà gây giãn cơ trơn phế quản, và sẽ làm cho các phế quản trong một trạng thái giãn nở.
Thường xuyên dùng cà phê và trà sẽ gây ảnh hưởng lớn lên phổi. Hơn nữa, caffeine và theophylline cũng có thể gây ra chứng nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, kích động, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, hoàn toàn không có lợi cho tim và phổi.
Thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh
Khi phổi của bạn không thuộc diện khỏe mạnh, ăn những món ăn từ thủy hải sản như bạch tuộc, cá, lươn, tôm, cua và các hải sản đông lạnh khác, cũng như kem, nước đá và thức ăn lạnh... không phải là lựa chọn tốt.
Những món ăn lạnh sẽ khiến người bị bệnh phổi dễ bị tái phát hoặc nặng thêm. Hãy kiêng hoặc hạn chế những món ăn này để bảo vệ phổi của bạn.
Hải sản là thức ăn tanh và lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm trong hệ hô hấp, ăn uống thường xuyên sẽ kích thích cơ thể tiết ra một lượng đờm tăng dần lên. Khi đờm kết dính thành khối sẽ gây khó khăn trong việc bài tiết qua phổi, gây tổn thương phổi, khí quản và phế quản.
Ảnh minh họa: Internet
Khoai tây chiên
Không có gì ngạc nhiên khi thực phẩm đã qua chế biến là không tốt cho phổi. Thực phẩm chế biến như khoai tây chiên được đóng gói với rất nhiều chất béo bão hòa và muối, không phải loại nào cũng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phổi.
Chất béo chuyển hóa và bão hòa ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, có tác động ngay lập tức đến mức độ khỏe mạnh của phổi.
Muối có thể có hại cho phổi, đặc biệt là nếu phổi của bạn có tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tim. Muối cũng gây ứ nước, có thể rò rỉ chất lỏng vào phổi và gây ra tình trạng khó thở hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bia
Bia, rượu và đồ uống có cồn không tốt cho phổi dưới mọi hình thức, đặc biệt là rượu vang đỏ hoặc cocktail chứa nhiều đường, cả hai đều có thể gây viêm. Nhưng bia có thể là sự lựa chọn tồi tệ nhất trong tất cả.
Những đồ uống có chứa ga cũng như được cacbonat hóa có thể gây ra tình trạng đầy hơi, đau tức ngực và thậm chí lên cơn hen suyễn. Bởi vì đồ uống có cồn cũng góp phần làm mất nước, tốt nhất hãy bỏ qua nếu bạn đang muốn cải thiện sức khỏe lá phổi của mình.
Món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Phổi của chúng ta vốn như một chiếc máy lọc không khí. Chức năng chính là hít vào những thứ trong lành nhất và thải ra những thứ độc hại trong cơ thể, thông qua các kênh bài tiết.
Trong khi đó, khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra ngoài. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ khác, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường hô hấp.
Rất nhiều chất béo sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng, dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.
Căn bệnh nguy hiểm mùa nắng nóng: 3 dấu hiệu cần nhớ Theo các bác sĩ thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao. Ông N.V.N., 67 tuổi, Phú Thọ, được người thân đưa vào viện trong tình trạng yếu nửa người phải, thất ngôn, đi lại khó. Người nhà BN...