Stress ở trẻ: Cha mẹ phải nhớ những điều này để giúp con vượt qua
Cha mẹ phải nhớ những điều này để giúp con vượt qua stress.
Stress là tình trạng đáp ứng về mặt cơ thể (tăng hưng phấn thần kinh tự trị) hoặc tâm lý (cảm giác khó chịu, căng thẳng, mất kiểm soát) với các yếu tố làm rối loạn sự cân bằngvà vượt qua khả năng thích nghi của bản thân.
TS. Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Rối loạn stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, trong một nghiên cứu năm 2019 -2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương với học sinh từ 10-19 tuổi thấy: 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý (áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ bạn trong trường 8,9%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, là thời điểm học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học. Điều đáng chú ý là stress gặp nhiều hơn ở trẻ ngoan và học khá.
Phần lớn, các trẻ đến khám và điều trị trầm cảm, stress là đến từ các trường chuyên, lớp chọn. Với những trẻ ngoan, đạt thành tích cao trong học tập thường có những áp lực tự thân hơn là những trẻ mải chơi, áp lực vị trí trong trường lớp, hình ảnh bản thân trong mắt gia đình, thầy cô và thường sống, suy nghĩ có trách nhiệm hơn khiến trẻ phải nỗ lực không ngừng. Những trẻ này thường căng thẳng và bị stress, nhất là khi không đạt được kỳ vọng sẽ bị nặng hơn trẻ khác. Điều này cho thấy các áp lực từ việc học tập, áp lực từ gia đình, áp lực thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường.
Áp lực từ việc học tập, từ gia đình, áp lực thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường. (Ảnh minh họa)
Qua khai thác bệnh sử, phần lớn học sinh bị stress mãn tính, quá trình stress âm thầm diễn biến từ khoảng 3 – 5 năm trước và áp lực thi cử chỉ là “giọt nước tràn ly”. Diễn biến tâm lý, sự thay đổi tính cách của học sinh trùng với lứa tuổi dậy thì nên nhiều bậc cha mẹ mặc nhiên chấp nhận sự thay đổi đó. Chỉ đến khi trẻ có những hành vi làm tổn thương bản thân hoặc quá bất thường thì bố mẹ mới nhận diện và đưa trẻ đến viện thì thường trẻ đã ở giai đoạn trầm cảm, stress nặng.
Stress thường diễn biến âm thầm, nhưng cha mẹ nên để ý hơn khi thấy những hành vi như tự hủy hoại bản thân (các vết cứa ở cẳng tay hoặc đùi, cắn móng tay, bấm vào đầu ngón tay..). Việc tự làm đau bản thân này là cách để giải tỏa sự bấn loạn trong cảm xúc bản thân của trẻ.
Video đang HOT
Ngoài ra, trẻ có những hành vi bất thường, trái ngược với tính cách trước kia như trẻ trở nên hung hăng, chống đối hoặc tuân thủ quá mức, rối loạn trong hành vi ăn uống như ăn quá ít hoặc quá nhiều, bị rối loạn giấc ngủ như ngủ quá nhiều hoặc quá ít, buồn chán, giảm kết nối với xã hội… Bên cạnh đó còn có dạng stress cơ năng như trẻ bị đau bụng, đau đầu, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa… Những cơn đau này thường xuất hiện khi trẻ chuẩn bị bước vào kỳ thi hoặc trước sự kiện quan trọng. Khi sự kiện qua đi thì các cơn đau này giảm triệu chứng.
Nguyên tắc 5 chữ R giúp giảm stress
Stress mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý thích hợp. Stress mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến một số bệnh về tinh thần và thể chất như trầm cảm và các bệnh tim mạch. Để ứng phó với tình trạng này, các gia đình có thể tham khảo nguyên tắc 5 chữ R.
Recognition: Xác định nguyên nhân, nguồn gốc của stress, giáo dục và nâng cao nhận thức. Để vượt qua, thích ứng với stress.
Relationships: Tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, trấn an.
Removal: Loại bỏ các yếu tố gây stress và các yếu tố kích thích.
Relaxation: Thư giãn thông qua các kỹ thuật như thiền, xoa bóp, tập thở…
Re-engagement: Tái tương tác thông qua tái tiếp xúc có quản lý và giải mẫn cảm.
Bên cạnh 5 chữ R, một yếu tố đơn giản, dễ thực hiện là hỗ trợ kiểm soát giấc ngủ cho trẻ. TS Tâm nhấn mạnh, giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi đêm. Thanh thiếu niên cần 8 đến 10 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ là yếu tố cần được ưu tiên để kiểm soát căng thẳng.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần biết rằng, stress gây bệnh và thể bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách. Với những trẻ nhân cách yếu, lãng mạn, văn nghệ sỹ, nhân cách khép kín hoặc thiếu ý chí, thiếu nghị lực, nhút nhát, tự ti, mặc cảm, thiếu kìm chế, dễ bùng nổ, xung đột thường dễ bị stress hơn trẻ có nhân cách mạnh. Vì vậy, gia đình nên xây dựng cho trẻ một môi trường thi đua, phấn đấu, tương trợ và cùng tiến. Điều này giúp trẻ chống đỡ với stress tốt hơn.
Tập luyện, hoạt động thể chất là liều thuốc giảm căng thẳng cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời, dành thời gian trong thiên nhiên cũng là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ?
Cha mẹ cần lưu ý những điều này để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ.
TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm gan cấp là tình trạng gan mới bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, độc chất, các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn huyết động, rối loạn miễn dịch hoặc các bệnh lý toàn thân ... hậu quả là tế bào gan bị hủy hoại.
Đa số các trường hợp viêm gan cấp có thể hồi phục sau khi loại trừ được tác nhân gây bệnh, một số ít diễn biến nặng, gây hậu quả suy gan không hồi phục và có thể tử vong. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến kéo dài dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan...
Trẻ có những triệu chứng sốt, đau bụng, nôn - buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc... cần được tới khám tại các cơ sở y tế. (Ảnh minh họa)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em có một số đặc điểm chung:
Tuổi: trong lứa tuổi từ 0 - 16 tuổi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn.Xuất hiện một hoặc nhiều các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn, tiêu chảy ...Xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan ở nhiều mức độ khác nhau như vàng da, vàng mắt, phân bạc mầu, có sự hủy hoại tế bào gan (tăng nồng độ các enzyme của gan ở trong máu).Không tìm thấy các nguyên nhân thông thường đã biết gây tổn thương gan.Bệnh nhân có thể hồi phục sau điều trị hỗ trợ tích cực, tuy nhiên một số trường hợp diễn biến nặng gây suy gan không hồi phục, cần ghép gan và đã có người tử vong.
TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa thông tin, đến nay, trên thế giới tỷ lệ tổn thương gan gây suy gan cấp không rõ nguyên nhân dao động khoảng 25-30%. Tuy nhiên các ca bệnh này khá tản phát và không xuất hiện thành chùm ca bệnh như các ca bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân hiện đang được đề cập nhiều trong những ngày gần đây.
Giới khoa học đang tập trung nghiên cứu và làm rõ một số giả thuyết được đưa ra. Đó là sự liên quan của Adenovirus, đặc biệt là chủng Adenovirus 41 tới sự khởi phát tổn thương gan cấp tính; vai trò gây tổn thương gan của virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19); sự xuất hiện của một biến thể virus mới; sự thay đổi và đáp ứng miễn dịch của trẻ sau mắc COVID-19, cũng như đáp ứng với với các virus thông thường khác.
"Nguyên nhân tổn thương gan ở nhóm bệnh nhân này vẫn chưa rõ nên chưa thể khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu. Tuy vậy, cha mẹ trẻ không nên quá hoang mang lo lắng. Chúng ta cần bình tĩnh và chú ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và tổn thương gan ở trẻ", TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ có triệu chứng sốt, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc... cần được tới khám tại các cơ sở y tế.
Trong khi chờ các đợi các kết quả nghiên cứu khẳng định nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp đặc hiệu, việc phòng bệnh cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi vệ sinh.
Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả vaccine phòng viêm gan B, viêm gan A, vaccine COVID-19 khi có chỉ định.
Bác sĩ cũng khuyến cáo đến việc sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho các trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt...); vệ sinh, sát khuẩn bề mặt tốt; xử lý chất thải thích hợp.
Học giỏi nhưng áp lực vì thất nghiệp, nam thanh niên trầm cảm, dùng đến 80 viên thuốc ngủ... Không ăn nói lưu loát, ngại giao tiếp nên sau khi ra trường, anh B. đi xin việc rất nhiều nơi đều bị từ chối. Tự thấy bản thân vô dụng, anh B. uống 80 viên thuốc ngủ. Rất may nhờ bác sĩ can thiệp kịp thời, anh B. hiện đã ổn hơn. Ngày 4/5, BS.CK1 Liêu Thị Trúc Thanh, khoa Thận -...