Stress ảnh hưởng đến não bộ thế nào
Stress mạn tính có thể làm chết các tế bào não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, suy giảm trí nhớ,….
Cuộc sống thường nhật với những áp lực dồn dập khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng (stress). Khảo sát trên Stress in America năm 2015 cho biết, tiền bạc và công việc là hai nguồn gây stress hàng đầu cho người trưởng thành ở Mỹ trong tám năm liên tiếp. Những nguyên nhân khác bao gồm: trách nhiệm gia đình, mối quan tâm sức khỏe cá nhân, nền kinh tế…
Phụ nữ luôn phải vật lộn với căng thẳng nhiều hơn nam giới. Một số thành phần xã hội hay gặp căng thẳng nhiều hơn những thành phần khác, bởi sự phân biệt chủng tộc, tình trạng khuyết tật, những người thuộc cộng đồng LGBT… Họ đã từng phải đấu tranh giành bình đẳng cho mình suốt những năm tháng trước đây. Các nhà khoa học cho biết, khi stress, não bộ của chúng ta sẽ phải vận động nhiều hơn để giải quyết các vấn đề đó.
Theo Verywellmind, bộ não của người bị stress sẽ trải qua một loạt các phản ứng xấu để bảo vệ bản thân khỏi các mối de dọa tiềm tàng. Người bị stress thường có các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, luôn cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã. Thậm chí, stress có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi như: bộc phát các cơn giận dữ, ăn quá nhiều…
Mức độ stress khác nhau tác động khác nhau lên não. Ví dụ: mất việc làm hoặc bị tai nạn xe hơi có xu hướng ảnh hưởng đến vùng nhận thức về cảm xúc của não. Trong khi các vấn đề về chấn thương, cái chết của người thân hoặc bệnh tật nghiêm trọng, có tác động lớn hơn đến vũng não trung tâm.
Stress làm chết các tế bào thần kinh, làm não bị thu nhỏ, nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Verywell Mind
Video đang HOT
Vậy cụ thể stress ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
Stress mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California Gian Berkeley đã thực hiện một loạt thí nghiệm xem xét tác động của stress mạn tính lên não. Họ phát hiện khi stress, não bộ sản xuất nhiều tế bào myelin – một chất giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện. Dư thừa myelin ở một số khu vực nhất định của não gây cản trở nhận thức của người, việc giao tiếp trở nên khó khăn. Đây là tiền đề của chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn cảm xúc khác nhau,…
Làm chết các tế bào não
Khi myelin được sản xuất ra nhiều trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc não, làm chết các tế bào não. Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đặt những con chuột non vào một cái lồng có hai con chuột già, trong khoảng thời gian 20 phút, để chúng phải chịu sự xâm lược từ những con chuột già này. Sau cuộc xâm lược, những con chuột non bị căng thẳng, chúng giảm đáng kể số lượng tế bào thần kinh một tuần sau đó.
Nhóm nghiên cứu kết luận, căng thẳng có thể làm chết các tế bào não, từ đó, não bị thu nhỏ. Họ thực sự lo lắng, nếu như những căng thẳng con người đối mặt cứ ngày một nhiều lên (thảm họa tự nhiên, tai nạn, cái chết…), theo thời gian, có thể góp phần vào một loạt chứng rối loạn tâm thần.
Làm giảm trí nhớ
Khi bị stress, các sự kiện trở nên khó nhớ hơn, do não bộ vừa bị thu nhỏ, vừa tập trung để giải quyết vấn đề đang vướng mắc. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, căng thẳng mạn tính có tác động tiêu cực đến bộ nhớ không gian (khả năng nhớ lại thông tin vị trí của các vật thể trong môi trường, cũng như định hướng không gian). Một nghiên cứu khác năm 2014 cho biết, mức độ hormone cortisol cao khi căng thẳng có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ ngắn hạn.
Chẳng hạn, bạn sẽ phải cố gắng nhớ chìa khóa xe ở đâu, tập tài liệu để chỗ nào… Từ đó có thể kéo theo một loạt hành động bộc phát của sự giận dữ.
Theo các chuyên gia, căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng để căng thẳng mạn tính mang lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe bản thân. Các nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc để ngăn chặn tác động bất lợi của căng thẳng lên não. Cách tích cực nhất để giải quyết stress và duy trì bộ não khỏe mạnh là tự thân mọi người tìm cách giảm stress, như ngủ đủ giấc, tập thể dục, kết hợp liệu pháp thư giãn trong cuộc sống hàng ngày, hoặc đến bác sĩ khi cần thiết.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Phát triển công nghệ mới qua xét nghiệm máu
Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, đã phát triển một công nghệ có thể chẩn đoán mức độ suy giảm trí nhớ chỉ bằng xét nghiệm máu.
Phát triển công nghệ chẩn đoán mức độ suy giảm trí nhớ chỉ bằng xét nghiệm máu. Ảnh minh họa: TTXVN
Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí "Brain", một tạp chí học thuật quốc tế ở lĩnh vực y học não bộ, số ra cuối tháng 1/2019.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, công nghệ này đưa ra chẩn đoán về sự tích tụ trong não của protein Tau, một tác nhân chính dẫn tới bệnh Alzheimer.
Nhóm nghiên cứu gồm hai giáo sư Mook In-hee và Lee Dong-yeong đã phát hiện rằng khi lượng protein Tau trong máu càng cao thì protein Tau tích tụ trong não càng lớn.
Nếu công nghệ này được đưa vào áp dụng thì chỉ cần xét nghệm máu đơn giản là có thể chẩn đoán chính xác về diễn tiến của bệnh Alzheimer.
Alzheimer là bệnh chiếm khoảng 70% trong số các bệnh gây mất trí nhớ. Nếu phát hiện bệnh muộn sau khi tế bào não đã bị tổn thương thì sẽ rất khó điều trị. Do vậy, việc phát hiện sớm là điều hết sức quan trọng.
Hiện tại, để phát hiện bệnh Alzheimer cần tới máy chụp cắt lớp PET hết sức tốn kém. Kết quả nghiên cứu mới sẽ có thể góp phần giảm mạnh chi phí chẩn đoán, giúp các bệnh nhân có thể dễ dàng tiếp cận với xét nghiệm, chẩn đoán sớm bệnh./.
Trần Phương/TTXVN
Theo bnews.vn
Tổ sán chết trong não bệnh nhân khiến bác sĩ nhớ suốt 27 năm Nam bệnh nhân vào Bệnh viện Quân y 103 bởi nhiều hạt nổi dưới da và động kinh, bác sĩ phát hiện nhiều ấu trùng sán lợn trong não anh. Năm 1992, khi nghiên cứu về động kinh, bác sĩ Cao Tiến Đức, Bệnh viện quân y 103 đã gặp một số bệnh nhân bị động kinh do kén sán não. Trường hợp...