Streamer qua đời sau khi livestream liên tục, thái độ của quản lý khiến dân mạng phẫn nộ
Streamer là 1 nam sinh 19 tuổi, qua đời vì kiệt sức khi phải livestream 89 buổi trong 25 ngày, tuy nhiên điều khiến dư luận phẫn nộ là công ty chỉ bồi thường 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng).
VTC News dẫn nguồn tin từ SCMP, cho biết chàng trai trẻ Li Hao (sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Ping Ding Shan, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) đột ngột qua đời ngày 10/11 sau hàng loạt buổi phát trực tiếp chơi game qua đêm. Ông chủ của anh phủ nhận trách nhiệm về cái chết này và chỉ đưa ra số tiền “quan tâm nhân đạo” là 5.000 nhân dân tệ (tương đương 17 triệu đồng).
Cha của nạn nhân cho biết, Li Hao gia nhập công ty vào giữa tháng 10 theo chương trình thực tập 6 tháng mà trường học yêu cầu: “Li đã tích cực tìm kiếm cơ hội thực tập kể từ mùa hè. Đến giữa tháng 10, nó nói với chúng tôi là đã trúng tuyển vào vị trí streamer game – người phát trực tiếp trò chơi ở Zhengzhou, kiếm được mức lương hàng tháng là 3.000 nhân dân tệ (10,2 triệu đồng)”.
Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, người cha bàng hoàng nhận tin dữ: Con trai ông qua đời khi đang làm việc.
Người cha kể lại: ” Li bắt đầu gặp vấn đề sức khỏe vào lúc 17h ngày 10/11. Lúc đó nó vẫn đang ngủ, nhưng bạn cùng phòng nhận thấy nó thở gấp, không thể đánh thức được nên đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu và thực hiện hô hấp nhân tạo cho Li dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Bất hạnh thay, họ không thể cứu được con tôi”.
Theo hồ sơ làm việc, streamer Li đã thực hiện 89 buổi phát trực tiếp từ ngày 15/10 đến ngày 10/11. Từ ngày 5/11, Li bắt đầu phát trực tiếp suốt đêm. Đêm trước khi qua đời, anh phát trực tiếp từ 21h đến 6h hôm sau; đó là ca trực qua đêm thứ 5 liên tiếp của anh.
Tuy nhiên, công ty phủ nhận mọi trách nhiệm, khẳng định họ có thỏa thuận hợp tác với Li. Ông Trương, đại diện pháp lý của công ty cho biết: “Chúng tôi cung cấp địa điểm làm việc và chỉ nhận hoa hồng từ những thứ mà người xem tặng cho người phát trực tiếp”.
Trương khẳng định, công ty không biết về các buổi phát trực tiếp vào đêm khuya của Li và ngụ ý rằng chàng trai trẻ đã không sắp xếp lịch trình làm việc hợp lý nên mới gây ra hậu quả như vậy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cha Li khẳng định, thỏa thuận lao động đã yêu cầu Li phải thực hiện tối thiểu 240 giờ phát trực tiếp mỗi tháng để đủ điều kiện nhận mức lương cơ bản.
Công ty vẫn tiếp tục phủ nhận mọi trách nhiệm và cho biết 5.000 nhân dân tệ tiền bồi thường sẽ được trao cho gia đình như một nghĩa cử “quan tâm nhân đạo”.
Sự việc gây ra một làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội. Rất nhiều ý kiến chỉ trích sự nhẫn tâm của công ty này, cho rằng công ty vắt kiệt sức lao động của nhân viên.
“Những công ty như thế này nên phá sản sớm hơn!”; “Những công ty ‘lừa đảo’ như vậy rất nhiệt tình trong việc chia sẻ lợi nhuận, nhưng ngay khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra, họ lập tức tránh xa”; “Bài học lớn cho các thanh niên trẻ, phải tỉnh táo chứ đừng để vắt kiệt sức lao động như vậy”… là những bình luận bức xúc trên mạng xã hội.
Trước đó, vào tháng 2, Sixth Tone đưa tin, 1 Streamer Trung Quốc tên là Sun Fanbao (38 tuổi) đã tự sát sau khi bị tấn công trên mạng. Người phụ nữ cho biết chồng mình nhiều lần bị một người theo dõi nhắn tin chửi bới, lăng mạ, khiến Sun bị trầm cảm nặng trong nhiều tháng, nên đã quyết định tự tử.
Khi có nhiều người livestream mong được 'hành xác' để nhận tiền
"1 heo là nâng 1 tạ", "1 tim là bình ga", "1 cây dừa sẽ lặn xuống ao"... Đó là một trong vô số yêu cầu kỳ quặc mà những người này muốn được khán giả 'hành xác' khi livestream trên mạng xã hội.
Hình thức phát trực tiếp (livestream) thực hiện thử thách để nhận tiền ủng hộ từ người xem vốn đã xuất hiện từ lâu trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, việc đưa ra những thách thức bất chấp mạng sống, sức khỏe của bản thân và kích thích sự tò mò của người xem đang dần trở nên biến tướng, nở rộ gần đây.
"Câu view" bất chấp
Huỳnh Thị Ngọc Ngà, sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM, thường hay bắt gặp các livestream của một vài tài khoản thực hiện thử thách nâng vật nặng theo yêu cầu của người xem.
Không khó để bắt gặp các livestream thế này trên mạng xã hội
Những "mong muốn" quái gở để được nhận quà tặng
"Lúc đầu, mình chỉ thấy 1-2 livestream nên không quan tâm, nhưng càng lướt lại thấy nội dung này càng nhiều. Họ bày sẵn nhiều món đồ, như: tạ, gạch, bình ga, xe máy... sau đó tùy vào số lượng quà tặng của người xem mà sẽ nâng theo số lần tương ứng. Một lần livestream có thể kéo dài đến khuya, mình cảm thấy họ đang "câu view" bất chấp và phụ thuộc vào cộng đồng mạng để kiếm tiền", Ngọc Ngà cho hay.
Cũng cảm thấy phản cảm, Nguyễn Thanh Định (20 tuổi), ngụ tại P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chia sẻ rằng những nội dung "bán mạng" để kiếm tiền thế này không có ý nghĩa.
"Khi họ livestream sẽ hô hào những ngôn từ rất phản cảm, thách thức người xem, như: "ước được hành", "không biết mệt"... và thực hiện bất kể thời gian, thời tiết. Điều này kích thích sự tò mò và ức chế của người xem. Mình nghĩ nên nói không với các nội dung "bẩn" này", Thanh Định cho hay.
"1 bông hoa là 1 lần nâng gạch", "1 heo là 1 lần nâng tạ", trong phiên livestream này, chủ kênh đã liên tục nâng hàng trăm lần vật nặng khác nhau
Từng theo dõi 1 phiên livestream thực hiện nâng hàng tạ và các vật nặng khác kéo dài nhiều giờ đồng hồ, Nguyễn Thùy Trang (22 tuổi), từng hoạt động trong lĩnh vực an toàn mạng cho trẻ em và thanh thiếu niên thuộc CyberKid Vietnam, cho biết khá quan ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất, tinh thần cả người thực hiện livestream lẫn người xem.
"Việc chi tiền cho người livestream để thực hiện những hành động gây ảnh hưởng đến sức khỏe được xem là tiếp tay và lan truyền cho những hành vi sai lệch ấy. Do đó, mình nghĩ nên chặn các phiên livestream không lành mạnh này lại", Trang cho hay.
Không an toàn cho sức khỏe
Có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe và thể hình, anh Nguyễn Hiếu Nhân, Sáng lập Bloodyflame Fitness Studio (TP.HCM), chia sẻ trào lưu livestream nhận quà và thực hiện thử thách nâng vật nặng khá phổ biến trên mạng xã hội. Tuy nhiên, điều này đang gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn của người thực hiện.
Những phiên livestream kéo dài xuyên đêm, bất chấp giấc ngủ và mạng sống CHỤP MÀN HÌNH
"Tôi không đồng tình trước thực trạng người livestream thực hiện hoạt động thể chất cường độ cao, như: nâng các vật nặng, hít đất liên tục, ngâm mình trong nước lạnh, thực hiện những động tác mạo hiểm chưa qua rèn luyện hoặc có sự giám sát của chuyên gia trong một số buổi livestream kéo dài nhiều giờ để nhận quà tặng từ khán giả", anh Nhân nói.
Theo chuyên gia thể hình này, những hoạt động cường độ cao kéo dài như thế sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương cơ xương khớp, rối loạn tim mạch, suy hô hấp, đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm khác.
"Đặc biệt, việc thức dậy giữa lúc ngủ để thực hiện các thử thách thể lực theo yêu cầu của khán giả xem livestream chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, thức dậy đột ngột cũng khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao, dễ gây căng thẳng cho cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm nếu phải luyện tập, nâng vật nặng ngay sau đó", anh Nhân cho hay.
Nội dung kích thích sự tò mò và phản ứng gay gắt từ người xem
Theo ông Nguyễn Ngọc Long, Sáng lập Truyền thông Trăng Đen, cho biết hình thức livestream nhận quà không mới, nhưng gần đây lại nở rộ với những nội dung theo trào lưu lố lăng, độc hại và gây phản ứng gay gắt.
Cũng theo chuyên gia này, đây là những nội dung rất vô bổ, không đem lại giá trị gì dù việc livestream vốn đã có thể xem là một nghề rất lâu. "Theo tôi, những thử thách này có thể thay đổi tích cực như livestream nấu 1 bữa ăn cho người vô gia cư hay dọn sạch rác ở kênh rạch thì rất tốt", ông Long nói.
PewPew nói gì về doanh thu 13 tỷ trong một lần livestream 'gây sốc'? Thông tin lan truyền về nam streamer trên các diễn đàn mạng xã hội gây xôn xao. Không chỉ là một streamer game, PewPew còn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh. Thời gian gần đây, anh thường xuyên livestream bán hàng tạp hóa online trên TikTok, thu hút lượt xem và mua đông đảo. Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông...