Steve Jobs từng muốn đặt tên khác cho Safari
Trước khi chốt tên gọi Safari, Steve Jobs từng có lựa chọn khác cho trình duyệt được Apple phát triển năm 2002.
Cựu kỹ sư Don Melton, người khởi xướng và dẫn đầu dự án Safari tiết lộ trong cuộc họp của đội ngũ thiết kế vào năm 2002, CEO Apple lúc đó là Steve Jobs đã đặt ra nhiều tên gọi tiềm năng cho trình duyệt. Theo Melton, cố CEO Apple muốn một cái tên đẹp và dễ đọc.
Một trong những lựa chọn ưa thích của Jobs là Freedom, mang ý nghĩa lôi kéo người dùng khỏi Internet Explorer của Microsoft, một trong những trình duyệt web phổ biến vào thời điểm đó.
Safari là trình duyệt mặc định trên mọi thiết bị Apple từ năm 2003. Ảnh: XDA.
Video đang HOT
Tên gọi Freedom được cân nhắc sau nhiều cuộc họp. Trong nội bộ công ty, tên gọi trình duyệt khi phát triển là Alexander, đặt theo tên của Alexander Đại đế. Những nhân viên Apple còn gọi vui là iBrowse, biệt danh được Melton dùng để chế nhạo đồng nghiệp khi được hỏi về việc đặt tên cho trình duyệt.
Sau nhiều tháng cân nhắc và bàn bạc, Jobs quyết định chọn Safari làm tên gọi cho trình duyệt web của Apple.
Phiên bản Safari đầu tiên được ra mắt vào 23/6/2003, trong thời điểm Apple tổ chức hội nghị cho lập trình viên (WWDC). Theo Slashgear, Safari trở thành trình duyệt mặc định trên dòng máy tính được công bố tại sự kiện, bao gồm Power Mac G5. Với việc tích hợp Google Search, duyệt theo tab và chặn quảng cáo pop-up, Safari được định vị trở thành đối thủ của Internet Explorer.
Sau gần 20 năm, Safari vẫn là trình duyệt mặc định trên mọi thiết bị của Apple. Phần mềm được nâng cấp hàng năm với những tính năng nổi bật như tải trang nhanh hơn, phát video 4K và loạt công cụ bảo vệ quyền riêng tư trên hệ sinh thái iPhone, iPad, iPod và máy tính Mac.
Theo tiết lộ của Melton, ông không có mặt tại phòng họp trong lúc Jobs chốt tên gọi Safari. Do đó, không ai được công nhận là tác giả của tên gọi. Lý do Jobs nhận được tên Safari và đưa ra quyết định cũng không được tiết lộ. Dù vậy, Melton vẫn xem Safari là trình duyệt chất lượng cao, đã chứng minh sự thành công khi tồn tại qua nhiều năm.
Cựu kỹ sư Apple nhận tội đánh cắp bí mật thương mại xe hơi
Xiaolang Zhang, cựu kỹ sư Apple bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại liên quan đến bộ phận xe hơi của hãng, đã nhận tội hôm 22/8.
Tại tòa án liên bang San Jose (Mỹ) ngày 22/8, Xiaolang Zhang đã nhận tội. Zhang đối mặt mức án cao nhất 10 năm tù giam và khoản phạt 250.000 USD với tội danh đánh cắp bí mật thương mại. Bản án cuối cùng sẽ được tuyên vào tháng 11.
Trước đó, Zhang bị cáo buộc tải trái phép các tập tin nội bộ của Apple về dự án xe hơi. Cụ thể, nó là tài liệu 25 trang bao gồm bản vẽ kỹ thuật của bảng mạch cho xe tự lái. Zhang cũng bị cáo buộc lấy đi các tập tin PDF và tài liệu hướng dẫn tham khảo mô tả các nguyên mẫu và yêu cầu nguyên mẫu của "táo khuyết".
Trụ sở phi thuyền của Apple tại Cupertino, California (Mỹ). (Ảnh: Getty Images)
Nhân viên liên bang bắt giữ Zhang tháng 7/2018 tại sân bay San Jose, nơi Zhang định bay tới Trung Quốc. Theo hồ sơ bắt giữ của FBI và văn phòng công tố viên, Zhang làm việc cho Apple từ năm 2015, công việc gần nhất là kỹ sư phần cứng trong nhóm xe tự lái.
Vụ bắt giữ đã hé lộ phần nào về sự bí mật của Apple mà cho đến nay công ty vẫn chưa thừa nhận: Đó là họ đang phát triển các phương tiện lái tự động. Trong tài liệu bắt giữ năm 2018, một đặc vụ FBI cho biết, Apple có khoảng 5.000 nhân viên biết về dự án và khoảng 2.700 nhân viên "cốt cán" có thể truy cập tài liệu và cơ sở dữ liệu dự án.
Apple dùng phần mềm nội bộ để theo dõi nhân viên nào được biết về dự án nào và được yêu cầu tham gia các buổi đào tạo bí mật trực tiếp. Zhang làm cho nhóm Compute của dự án xe tự lái, chuyên thiết kế và thử nghiệm các bảng mạch cho cảm biến. Bản vẽ thiết kế bảng mạch nằm trong số các bí mật thương mại giá trị nhất trong ngành công nghiệp điện tử.
Apple bắt đầu nghi ngờ Zhang đánh cắp bí mật thương mại sau khi dùng kỳ nghỉ thai sản để về Trung Quốc. Khi quay lại công ty, Zhang nộp đơn từ chức vì nói rằng muốn quay lại Trung Quốc để chăm sóc mẹ. Zhang tiết lộ ý định làm việc cho Xmotors, một công ty xe điện hàng đầu nước này. Quyền truy cập vào mạng lưới của Apple của Zhang bị cắt.
Một cuộc điều tra cho thấy Zhang đã tải về các tài liệu và thông tin từ cơ sở dữ liệu Apple, theo đơn kiện. Camera trong công ty thậm chí còn ghi lại được cảnh Zhang vào phòng thí nghiệm và tháo phần cứng - sau này xác định là bảng mạch và một máy chủ Linux.
Cựu nhân viên khác của Apple là Jizhong Chen cũng đối mặt với tội danh đánh cắp bí mật thương mại từ bộ phận xe điện đầu năm 2019. Trong vụ đó, Chen - một công dân Mỹ - cũng dự định bay đến Trung Quốc. Chen chưa nhận tội và thuê cùng một luật sư với Zhang, chưa định ngày xét xử.
iOS 15.6 RC cập nhật những gì? iOS 15.6 RC giới thiệu một số cập nhật mới liên quan đến Safari và phần quản lý bộ nhớ, bên cạnh tập hợp các nâng cấp trong những bản thử nghiệm trước đó. Apple vừa phát hành iOS 15.6 Release Candidate (RC), phiên bản thử nghiệm chặng cuối trước khi có bản chính thức. iOS 15.6 RC giới thiệu một số cập...