Steve Jobs là người ‘giúp’ Qualcomm thu phí bản quyền chip iPhone
Trong phiên tòa xét xử vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) với Qualcomm, Apple tiết lộ thêm chi tiết về chương trình thu phí bản quyền giữa công ty với Qualcom.
Theo PhoneArena, xuất hiện tại phiên tòa, COO Apple Jeff Williams cho biết đồng sáng lập kiêm CEO Apple Steve Jobs là người đã đồng ý trả cho Qualcomm một khoản phí bản quyền trị giá 7,5 USD cho mỗi điện thoại để đảm bảo chip modem mà ông cần cho iPhone. Jobs phải làm điều này vì Apple là một tên tuổi mới trong ngành và ông cần một chip modem có thể tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
Apple đã phải chấp nhận trả phí bản quyền cho Qualcomm kể từ năm 2007 – Ảnh: Reuters
Mặc dù Apple đã sử dụng chip modem Infineon từ 2007 đến 2010 nhưng họ vẫn phải trả tiền bản quyền cho Qualcomm do các bằng sáng chế mà Infineon (được Intel mua vào năm 2010) sử dụng. Từ năm 2011 đến 2016, các mẫu iPhone chỉ chứa chip modem Qualcomm trước khi cả Qualcomm và Intel cung cấp chip modem cho iPhone 2017. Nhưng đến năm 2018, cuộc chiến giữa Apple và Qualcomm đã dẫn đến việc Intel trở thành đối tác cung cấp chip modem độc quyền cho iPhone 2018.
Williams nói rằng 7,5 USD nghe có vẻ không nhiều (iPhone có giá trung bình 793 USD), nhưng nếu con số này nhân với hàng trăm triệu iPhone bán ra mỗi năm, nó sẽ tương đương với con số hàng tỉ USD. Đó là lý do giúp Qualcomm thu về 5,16 tỉ USD doanh thu cấp phép trong năm tài chính gần đây nhất bất chấp việc Apple đã không thanh toán phí bản quyền trong 12 tháng đó. Vào năm 2015, Qualcomm có doanh thu phí bản quyền lên đến 7,9 tỉ USD.
Ông Williams được FTC mời làm nhân chứng khi cơ quan này muốn trình bày các trường hợp nhằm chống lại hành vi độc quyền của Qualcomm. Cốt lõi của vụ kiện bắt nguồn từ chính sách “không giấy phép, không chip” của Qualcomm, vốn yêu cầu các nhà sản xuất phải trả tiền cho giấy phép trước khi được mua chip từ hãng. Qualcomm nói rằng họ cần thu phí cấp phép để tài trợ cho hoạt động R&D nhằm tiếp tục cải thiện công nghệ có sẵn cho ngành công nghiệp di động.
Vụ kiện dự kiến kéo dài 10 ngày và nếu FTC thắng thế, nó có thể thay đổi cách Qualcomm kinh doanh. Người tiêu dùng có thể hưởng lợi với giá smartphone thấp hơn nếu nhà sản xuất chip buộc phải thay đổi cách bán chip cho các nhà sản xuất điện thoại.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Đức cấm Apple bán iPhone 7 và iPhone 8
Ngay sau lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc tuần trước, Apple đã phải đối mặt với phán quyết tương tự của tòa án tại thành phố Munich.
Ảnh minh họa: Getty Images
Qualcomm tiếp tục giành phần thắng trong cuộc chiến pháp lý với Apple. Ngày 21/12, tòa án tại thành phố Munich đã ban hành lệnh cấm bán hai mẫu iPhone sử dụng chip modem của Intel và linh kiện của nhà cung cấp Qorvo. Ngay sau khi thông tin được công bố, giá trị cổ phiếu của "Táo khuyết" giảm 2,5% và kéo theo cổ phiếu của các công ty công nghệ khác.
Thẩm phán Matthias Zigann đã xác nhận lệnh cấm hiện chưa có hiệu lực. Trong thời gian này, Apple đang tiến hành thủ tục kháng cáo. Đồng thời, công ty sẽ tạm ngừng bán các mẫu iPhone 7 và iPhone 8 tại chuỗi 15 cửa hàng Apple Store ở Đức.
Apple tuyên bố họ vẫn sẽ phân phối 3 mẫu iPhone mới nhất bao gồm: iPhone Xs, iPhone Xr và iPhone Xs Max. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể mua tất cả các mẫu iPhone khác thông qua nhà mạng hoặc nhà bán lẻ khác ở Đức.
Ngược lại, phía Qualcomm vẫn đang gấp rút chuẩn bị các bằng chứng cần thiết theo yêu cầu của tòa để lệnh cấm iPhone sớm được áp dụng, dự kiến trong vài ngày.
Đây là lần thứ 3 Qualcomm tìm cách "ngáng chân" Apple vì tranh chấp chưa thể hòa giải liên quan đến bản quyền sáng chế chip modem trên iPhone. Trước đó, 2 công ty đã nhiều lần đưa nhau ra tòa, và gần đây nhất Trung Quốc đã hạ lệnh cấm bán iPhone vì cáo buộc Apple vi phạm bản quyền thiết kế tại quốc gia tỷ dân.
Tại Đức, Qualcomm đã theo đuổi lệnh cấm bán những mẫu iPhone tích hợp chip modem Intel. Tòa án phán quyết rằng các phiên bản iPhone sử dụng chip modem Intel và Qorvo vi phạm bản quyền sáng chế của Qualcomm. Cụ thể, chip modem của Qualcomm có tích hợp công nghệ giúp smartphone tiết kiệm năng lượng tối đa khi gửi và nhận tín hiệu không dây.
Ảnh: Reuters
Apple cho rằng: "Chiến dịch của Qualcomm là nỗ lực tuyệt vọng để đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề thực sự giữa 2 công ty. Chiến lược kinh doanh và đấu tranh pháp lý của Qualcomm đang gây tác động tiêu cực cho sự đổi mới công nghệ, và cho chính người tiêu dùng".
Đại diện Apple chỉ trích : "Qualcomm đang cung cấp sản phẩm với mức giá "cắt cổ" và đang bị nhiều chính phủ điều tra về hành vi này. Tất nhiên, chúng tôi thất vọng với phán quyết và dự định sẽ kháng cáo". Apple nói thêm: "Khách hàng vẫn có thể mua tất cả các mẫu iPhone thông qua nhà mạng và nhà bán lẻ tại 4.300 địa điểm trên khắp nước Đức. Trong quá trình kháng cáo, iPhone 7 và iPhone 8 sẽ không có sẵn tại 15 cửa hàng Apple Store. Các cửa hàng của chúng tôi vẫn sẽ phân phối iPhone Xs, Xs Max và iPhone Xr".
Trong khi đó, cố vấn sở hữu trí tuệ của Qorvo Mike Baker cho hay: "Chúng tôi tin rằng chip của chúng tôi không vi phạm bằng sáng chế, và tòa án sẽ đưa ra kết luận khác nếu xem xét tất cả bằng chứng". Ông Baker nói: "Chúng tôi cảm thấy thất vọng bởi nhà phát minh, thiết kế chip của Qorvo không có cơ hội để phản bác lại tuyên bố của Qualcomm".
Ông Mike Baker khẳng định: "Trong trường hợ này, Ủy ban Thương mại Quốc tế đã xác định rằng chip của chúng tôi không vi phạm bản quyền sáng chế của Qualcomm. Hiện tại, chúng tôi hy vọng quyết định của tòa sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi với Apple".
Ảnh: Reuters
Qua bài đăng trên blog, cố vấn chung của Intel Steven Rodgers cho rằng mục tiêu thực sự của Qualcomm không phải là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mà là làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường chip modem cao cấp. Qualcomm muốn bảo vệ mô hình kinh doanh, bất chấp việc người tiêu dùng sẽ phải chịu hậu quả.
Cố vấn chung của Qualcomm Don Rosenberg phản bác: "Trong 2 tuần qua, 2 tòa án đáng tin cậy ở 2 khu vực pháp lý khác nhau đã xác nhận giá trị bằng sáng chế của Qualcomm và tuyên bố Apple vi phạm, ra lệnh cấm iPhone tại các thị trường quan trọng là Đức và Trung Quốc".
Hồi tháng 7 năm ngoái, Qualcomm đã đâm đơn kiện Apple lên tòa án ở thành phố Munich để ngăn đà tăng trưởng doanh số bán iPhone tại Đức và tìm kiếm khoản phí đền bù từ Apple.
Vụ kiện vừa qua chỉ là một phần trong cuộc chiến pháp lý giữa 2 công ty. Apple cáo buộc Qualcomm có hành vi độc quyền trong mảng sản xuất chip modem. Đầu năm 2019, Qualcomm cũng sẽ phải chạm trán Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ tại tòa án ở California vì hoạt động kinh doanh gây tranh cãi của mình.
Theo Financial Times, Apple đang chỉnh sửa hệ điều hành iOS để tránh lệnh cấm bán iPhone tại Đức, tương tự như giải pháp của công ty cho vấn đề tại thị trường Trung Quốc.
Theo Báo Mới
Intel tố Qualcomm đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng Trong bài đăng trên blog có tên 'Một nỗ lực khác để ngăn chặn cạnh tranh', Intel cho biết những gì mà Qualcomm đang làm là có hại cho người tiêu dùng. Intel cho rằng hành vi của Qualcomm đang làm hại người tiêu dùng - Ảnh: AFP Theo Neowin, phản ứng của Intel được đưa ra chẳng bao lâu sau khi Qualcomm...