Steve Jobs đã dự đoán về sự ‘xuống dốc’ của Apple từ cách đây 20 năm
Một chủ đề sôi nổi đang được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội Reddit, nói về các sản phẩm nào của Apple khiến bạn khó chịu nhất. Chủ đề đã lan rộng hơn khi một cư dân mạng trích dẫn lời tiên đoán của Steve Jobs cách đây hơn 20 năm về tình tình Apple.
Thứ 5 vừa qua, một chủ đề được bàn luận khá sôi nổi trên mạng xã hội trên mạng Rediit, nói về việc các fan Táo đang rất là khó chịu bởi các sản phẩm đang ngày càng trở nên đắt tiền nhưng lại kém chất lượng.
Một số người còn trích dẫn một đoạn phỏng vấn của Steve Jobs vào năm 1995, giải thích tại sao công ty càng thành công thì sản phẩm càng mất giá trị – như dự đoán trước về tương lai đứa con tinh thần của mình.
Người dùng Apple đang phàn nàn nhiều nhất về điều gì?
Chủ đề trên Reddit có tên “nickel-and-diming” (Tạm dịch:mạ kềm và không có giá trị), bắt đầu với một câu hỏi: “Sản phẩm nào từ Apple khiến bạn có cảm giác “rẻ tiền” và chịu nhất?”, đã được hàng loạt người dùng comment chê bai ở phía dưới. Từ sản phẩm phần mềm iCloud cho đến các sản phẩm phần cứng như iPhone và dây cắm sạc dongle:
“Lưu trữ iCloud là khó chịu lớn nhất, tôi nghĩ công ty nên tăng ít nhất là gấp đôi số lượng lưu trữ trên điện thoại mới bởi chất lượng ảnh của Apple đang ngày càng cao khiến chúng tôi buộc phải tải chúng lên lưu trữ đám mây. Thế nhưng trên thực tế, Apple luôn nhắc nhở bạn mua bộ nhớ và đây là một động thái khá khó chịu…5GB cho một không gian iCloud là quá ít và kinh khủng”.
Và một trong những vấn đề bị người dùng Apple phàn nàn nhiều nhất là về các dây cắm, như với Macbook Pro 2016 bạn cần rất nhiều đầu chuyển đổi (adapter) mới có thể sạc và truyền dữ liệu từ iPhone được. Cũng như việc bỏ jack cắm tai nghe 3,5mm truyền thống từ iPhone 7 trở đi hay các thiết bị của Nhà Táo ngày càng đắt đỏ, “không nằm trong khả năng” chi trả của nhiều người nhưng chất lượng lại không xứng với giá.
Steve Jobs đã “tiên đoán” về Apple như thế nào?
Quay trở lại với cuộc phỏng vấn nổi tiếng “The Lost Interview” dài 90 phút của cựu CEO Steve Jobs vào năm 1995 – 10 năm sau khi ông bị John Sculley – vị CEO đương nhiệm của Apple gạt ra khỏi chính công ty ông sáng lập do những bất đồng về hướng điều hành công ty.
Điều đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là tầm nhìn lớn của Jobs về thị trường điện toán trong tương tai và nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ.
Video đang HOT
Ông cho rằng, một khi đã nắm thế áp đảo và gần như độc quyền trên thị trường, các công ty công nghệ sẽ tăng trưởng chậm lại và dễ rơi vào tầm lãnh đạo của các chuyên gia marketing hay sales. Đây là những người có thể giúp công ty mở rộng thêm trên thị trường nhưng lại không có hiểu biết về kỹ thuật. Trong khi đó, các kỹ sư đứng sau sản phẩm thì mất dần tiếng nói trong những lần đưa ra quyết định.
Steve Jobs cũng không ngần ngại lấy John Sculley ra làm ví dụ cụ thể:
“John Sculley là người đến từ PepsiCo, nơi có lẽ phải 10 năm mới thay đổi sản phẩm một lần, kiểu chỉ thay kích cỡ chai lớn hơn thôi ấy. Chính vì thế mà ở PepsiCo, nếu là một người làm sản phẩm, bạn sẽ khó lòng có tiếng nói trong việc hoạch định hướng đi của toàn công ty. Ai là người định đoạt thành công của PepsiCo? Chính là những người làm sales – marketing. Đây mới là những người được đề bạt nên nắm quyền kiểm soát công ty. Tại PepsiCo thì chuyện này không có vấn đề gì, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các công ty công nghệ bắt đầu chiếm thế độc quyền trên thị trường, như IBM hay Xerox”.
“Những yếu tố tinh tế trong sản phẩm từng giúp họ đạt được thế thống trị trên thị trường nay sẽ dần bị loại bỏ bởi những người điều hành công ty chẳng hiểu thế nào là sản phẩm tốt hay không tốt. Họ không có chút ý niệm nào về những gì cần có để biến ý tưởng hay thành sản phẩm tốt. Trong thâm tâm, họ cũng chẳng thực sự muốn giúp khách hàng. Đây chính là những gì đang diễn ra tại Xerox”, Jobs trả lời khi MC hỏi về lý do tại sao ông nghĩ Xerox (rất hùng mạnh lúc bấy giờ) lại tự phá hủy công nghệ máy tính mà ông từng cho là vô cùng ưu việt và đi trước thời đại của họ.
Apple từng là một công ty nhỏ định hướng bởi sản phẩm với sản phẩm chất lượng tốt, cố gắng cạnh tranh để chiếm thị phần của các công ty lớn như IBM và Microsoft. Ngày nay nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị thị trường hơn 1.000 tỷ USD nhưng lại được định hướng bởi marketing và sản phẩm của họ và hãng thậm chí còn kém hơn so với những mặt hàng tốt nhất thị trường.
Không những thế, sản phẩm Nhà Táo ngày càng đắt đỏ và ít nhận được sự thu hút từ người dùng.
Ví dụ như việc công ty vừa phải tạm dừng việc sản xuất iPhone XR vì nhu cầu thấp, dù trước đó đây là thiết bị rất được chờ đợi với giá cả phải chăng, có thêm nhiều màu sắc để lựa chọn. Bởi, so với iPhone X được ra một năm trước đó, iPhone XR giống như một sản phẩm bị “tụt hậu” và “kém sang”.
Còn iPhone XS và XS Max thì bị dân tình “chê” tả tơi vì giá trên trời nhưng lại không có nhiều cải tiến mới và 2 thiết bị có vẻ bề ngoài và cấu hình “gần như là một”.
Apple đã trở thành chính cái công ty khổng lồ, độc quyền mà Jobs đã nói đến trong video.
Theo Báo Mới
Có đúng thực là "Apple đang khủng hoảng, khó khăn và bước vào suy thoái"?
Đến hẹn lại lên, chuỗi cung ứng và Phố Wall lại đang hô hoán lên rằng "Apple gặp khó". Nhưng không, kết quả tài chính của Apple vẫn khiến các hãng smartphone đối thủ phải thèm muốn.
Tính đến thời điểm hiện tại, 7 năm kể từ ngày Steve Jobs ra đời, "Apple gặp khó" là thông điệp được báo giới và antifan lặp lại ít nhất là một năm một lần. Năm nay, thông điệp này thực sự bùng nổ sau khi Apple công bố kết quả kinh doanh cho quý 3/2018. Không chỉ trượt mất kỳ vọng cho quý này, Apple còn công bố những con số dự đoán đáng thất vọng cho quý sau, vốn là mùa kinh doanh màu mỡ nhất của Táo.
Đáng chú ý nhất, Tim Cook còn gây lo lắng khi tuyên bố sẽ ngừng hé lộ doanh số từ quý tiếp theo. Chỉ vài ngày sau, thông tin iPhone XR bán không chạy như mong đợi được "chuỗi cung ứng" hé lộ, và cổ phiếu Apple chính thức sụt dưới mốc nghìn tỷ.
Apple đang chìm vào khó khăn? Không, câu trả lời chưa chắc đã là vậy.
Giá được như Apple
Tại sao phải "khóc mướn" cho một công ty vẫn đang bán ra 46,89 triệu smartphone cao cấp mỗi quý?
Trước hết, hãy cùng nhìn lại vào những con số của Apple. Quý 3 vừa qua, Apple đạt doanh thu 62,9 tỷ USD. Tổng số iPhone bán ra đạt 46,89 triệu đơn vị ở mức giá trung bình là 793 USD.
Nói cách khác, trong quý vừa qua, iPhone mang về cho Apple khoảng 37 tỷ USD. Khoản tiền Samsung thu về từ mảng di động là 22 tỷ USD, bao gồm cả smartphone, tablet, phụ kiện VÀ thiết bị hạ tầng mạng. Ngay cả đối thủ vừa vượt mặt Apple để chiếm vị trí số 2 về doanh số smartphone là Huawei cũng chỉ có thể kiếm về 48 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018. Huawei cũng không chỉ sống bằng smartphone mà còn là một thế lực viễn thông tại Trung Quốc.
Lợi nhuận thì sao? Nếu tính tỷ suất lợi nhuận ở mức khiêm tốn là 35%, iPhone mang về cho Apple khoảng 7,7 tỷ USD lãi ròng trong quý vừa rồi. Cùng kỳ, toàn bộ khối IT & Di động của Samsung mang về cho Samsung chưa đến 2 tỷ USD lợi nhuận. Riêng Huawei còn đáng chán hơn: gã khổng lồ Trung Quốc chẳng mấy khi dám khoe lời lãi, gần đây nhất chỉ khoe "tỷ suất lợi nhuận hoạt động (không phải là lợi nhuận ròng) tăng 14%".
Sự thật vẫn là, cho dù có vượt mặt về doanh số thì iPhone vẫn là "con ngỗng đẻ trứng vàng" có 1 không 2 của thị trường di động. Tất cả các hãng smartphone khác, bao gồm cả những kẻ đã vượt mặt iPhone về thị phần, vẫn chỉ muốn tạo ra những chiếc smartphone có tỷ suất lợi nhuận cao như iPhone mà thôi.
Đằng sau sự thất vọng
Apple chỉ đơn giản là không đáp ứng được kỳ vọng vô lý của Phố Wall.
Rõ ràng là không có một chỉ số kinh doanh nào của Apple đáng lo cả. Trong lúc các nhà sản xuất khác lỗ "chỏng vó" mà tìm mọi cách để chống chế, Apple đơn giản là vẫn mang về lợi nhuận và doanh thu "khủng". iPhone vẫn bán được 46,89 triệu máy trong một quý, tuy có kém đối thủ nhưng cũng chẳng hề thấp.
Vậy lý do gì khiến giá cổ phiếu Apple bay hơi? Hãy nhớ rằng giá cổ phiếu chỉ đại diện cho kỳ vọng của giới đầu tư về tình hình tương lai của Apple. Việc giá cổ phiếu giảm đơn giản chỉ có nghĩa rằng Apple không đáp ứng được kỳ vọng này, nhưng một lần nữa, Apple vẫn sống tốt, iPhone vẫn là "ngỗng đẻ trứng vàng".
Để nhận thấy vì sao Phố Wall lại vẽ lên những bức tranh thiếu thực tế (và để rồi thất vọng) về iPhone, hãy nhìn lại thành công của iPhone X. Trong suốt vòng đời, chiếc iPhone X nghìn đô này đã liên tục giữ vững vị thế là smartphone bán chạy nhất thế giới. Giá iPhone đến tay người dùng trong quý iPhone X lên kệ (quý 4/2017) là 796 USD, sau đó giảm còn khoảng trên 700 USD. Đây đều là những con số mà các đối thủ chỉ có thể... mơ ước.
Năm nay là năm S
Apple đã làm được điều không thể: Đưa một chiếc smartphone nghìn đô lên đỉnh cao doanh số.
Dựa vào những thành tựu khổng lồ này, đặt ra những con số không tưởng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thế nhưng, năm nay lại là năm S của Apple. Công ty của Tim Cook không có thiết kế mới, và những tính năng mới trên mảng AI chắc chắn sẽ không thể tạo ra sức hút như khi Apple lần đầu tiên ra mắt màn hình OLED "tai thỏ" hay Face ID.
Chính bản thân iPhone 6s và iPhone 7 đã là những tín hiệu cho thấy iPhone XS không thể gây sốt. Khi ra mắt vào năm 2015, bộ đôi iPhone 6s đã không thể thu hút những hàng dài người chờ đợi như iPhone 6. Quý 4 năm 2015 doanh số iPhone gần như không đổi và đến quý 1/2016 thì bắt đầu suy giảm.
iPhone 7, chiếc iPhone về bản chất là "iPhone 6s II", thậm chí còn thê thảm hơn. Trong quý đầu tiên ra mắt và lên kệ, iPhone 7 khiến cho doanh số iPhone sụt giảm hẳn 2,5 triệu đơn vị so với quý cùng kỳ năm 2015.
Nhìn lại Apple
OK, vậy lỗi của Apple là ra mắt iPhone "S" thay vì liên tục đi tìm những cái mới. Nhưng sự thật là không gian sáng tạo trên smartphone đang dần hẹp lại, doanh số của cả thị trường sụt giảm. Mù quáng chạy theo sáng tạo để tăng doanh số sẽ là bất khả thi và không hợp lý. Thay vì đua tranh lấy thị phần theo kiểu Xiaomi, "đổ bê tông" vào phân khúc cao cấp mới là hợp lý.
Bởi cuối cùng thì vẫn chẳng có hãng nào đẩy giá smartphone lên nghìn đô mà lại giữ vững được doanh số như Apple. Chẳng có hãng nào thu vài chục tỷ USD lợi nhuận từ smartphone như Apple. Dựa vào sự thất vọng của các nhà đầu tư mà khẳng định "Apple gặp khó" thì quả thật là bất công cho các antifan của Táo, bởi trái với những gì họ đọc được, Apple vẫn chưa đến lúc gặp khó.
Theo GenK
Apple không nên tổ chức lễ ra mắt iPhone nào nữa Công nghệ không đột phá, thông tin bị lộ gần hết trước ngày ra mắt, điều gì sẽ níu giữ người xem trong suốt hai giờ đồng hồ ở các buổi giới thiệu sản phẩm diễn ra? Quan điểm của Dave Smith, phóng viên của Business Insider về việc các ông lớn công nghệ có nên tổ chức sự kiện ra mắt sản...