Steve Ballmer là “CEO tệ nhất thế giới”
Tạp chí kinh doanh Forbes (Mỹ) bình chọn nhà điều hành Steve Ballmer của Microsoft chính là “CEO tệ nhất thế giới”.
Tạp chí Forbes coi Steve Ballmer là người mà 10 năm qua đã “một tay đẩy Microsoft ra khỏi những thị trường công nghệ màu mở và phát triển nhất hiện nay”, như thị trường nhạc di động, điện thoại di động và máy tính bảng.
Theo tác giả Adam Hartung của tạp chí Forbes, “Tác động của khả năng lãnh đạo yếu kém đã xuất hiện cả bên ngoài Microsoft, gây tổn hại cho các cổ đông và công ăn việc làm”, ông Ballmer còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty khác như Dell, HP và Nokia.
Bài viết trên Forbes buộc tội Ballmer không thể mở rộng hoạt động của Microsoft ra khỏi lĩnh vực phần mềm máy tính cá nhân, một sai lầm sẽ bộc lộ rõ hơn khi thị trường công nghệ ngày càng di động hóa. “Microsoft chỉ là một công ty về máy tính cá nhân (PC) và không hơn”. Sau nhiều năm chậm bước trên thị trường, Steve Ballmer đã đánh cược tương lai của Microsoft – và dường như cả tương lai của Dell, HP, Nokia và một số hãng khác – vào Windows 8, “một sự đánh cược mất trí của bất kì vị CEO nào”, tác giả Hartung viết.
Thậm chí, tạp chí Forbes còn cho rằng Ballmer nên nghỉ hưu sớm đi thì hơn: “Mặc dù xếp thứ 19 trong danh sách các tỷ phú của Forbes, ông Ballmer không nên được phép mạo hiểm như vậy với tiền đầu tư và công ăn việc làm của nhân viên. Tốt nhất là ông nên nghỉ hưu và tận hưởng tài sản của mình, thay vì tước đoạt cơ hội làm giàu của các nhà đầu tư và nhân viên”.
Trong khi Hartung trình bày một số điểm thú vị về việc Microsoft quá lệ thuộc vào mảng kinh doanh phần mềm máy tính, tác giả này vẫn phải công nhận là những nỗ lực của dự án Windows Phone không phải hoàn toàn vô giá trị, mặc dù doanh số ban đầu không cao.
Tuy nhiên, bài viết trên Forbes không hề nhắc đến thành công mà Microsoft đạt được trên thị trường game với Xbox 360, dưới sự điều hành của ông Steve Ballmer.
Video đang HOT
Theo ICTnew
5 điều Microsoft cần làm để giữ vững vị thế của mình
Microsoft vẫn là công ty phần mềm lớn nhất thế giới, nhưng vị thế ấy sẽ không thể giữ vững lâu nếu công ty không ngừng thay đổi, phát triển bản thân; tạo điểm mới cho các dịch vụ của mình cho người dùng phổ thông và các đối tượng doanh nghiệp.
Một sự thật hiển nhiên rằng Microsoft vẫn là ông vua của thị trường máy tính cá nhân. Nhưng trong thị trường di động và tìm kiếm, Microsoft trở nên khá xa lạ và một số người có thể cho là "kẻ ngoại đạo". Thậm chí sản phẩm chính của hãng là hệ điều hành Window còn bị đe dọa cạnh tranh từ các đối thủ khác.
Hãy kể ra một vài chiến lược công ty phải làm trong năm nay để có thể tiếp tục giữ vững vị thế của mình.
Tham dự vào thị trường máy tính bảng
Hãy nhìn lại Hội chợ điện tử tiêu dùng Mỹ (CES) năm 2010 khi CEO Steve Ballmer cho ra mắt mẫu thử nghiệm máy tính bảng của Microsoft. Điều này châm ngòi cho việc Microsoft tham dự vào thị trường này. Nhưng những nỗ lực của hãng tỏ ra vô vọng khi có hàng loạt mẫu máy tính bảng của các hãng "đồng minh" với Microsoft dần bị loại khỏi vòng chơi vì kém cạnh tranh về tính năng và kiểu dáng các sản phẩm.
Máy tính bảng Window 8 đã có thể là quá muộn
Đến thời điểm hiện tại, các đối thủ như Apple và Google đã ra các mẫu máy của mình đến tận thế hệ thứ 3.Trong khi phân khúc giá rẻ thì gần như đã có chủ với sự "độc chiếm" của Amazon Kindle Fire và hệ sinh thái rộng lớn của mình.
Nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Forrester, J.P.Gownder cho biết Microsoft hiện vẫn chưa có thể cho ra mắt một sản phẩm có tính cạnh tranh cho đến năm 2013. Chính vì thế, máy tính bảng chạy Window 8 sẽ phải được giới thiệu trong năm nay. 2013 sẽ là quá muộn cho một thị trường đang trưởng thành như hiện nay
Hoàn thiện và sẵn sàng bán Windows 8
Sẽ không thể có máy tính bảng Windows 8 nếu hệ điều hành này chưa sẵn sàng. Với độ bao phủ và truyền thống người dùng Windows, việc phát hành hệ điều hành mới sẽ là sự kích cầu cho toàn thị trường máy tính nói chung. Những người dùng cũ sẽ muốn mua hệ điều hành mới để tăng trải nghiệm quen thuộc của mình. Bên cạnh đó, Window 8 còn hứa hẹn sẽ xóa nhòa rào cản giữa các thiết bị di động, trải nghiệm sẽ trở nên ổn định và đồng nhất trên tất cả các thiết bị chạy hệ điều hành này.
Window 8 : Chủ bài của Microsoft trong cuộc chiến di động
Windows 8 nói cách khác sẽ là một trong các chủ bài để Microsoft có thể đánh bại các đối thủ khác trong cuộc chiến hậu PC.
Cải thiện bản thân và các dịch vụ của mình
Dù thích hay không thì Microsoft phải chấp nhận một sự thật rằng, người tiêu dùng bắt đầu ít muốn trả tiền cho sản phẩm như hệ điều hành và phần mềm văn phòng - những thứ mang lại phần lớn số tiền cho Microsoft. Người dùng không mua iPad vì nó chạy IOS, mà mua vì trải nghiệm khi dùng nó. Hệ điều hành Android hiện đang nổi như cồn thì lại đang hoàn toàn miễn phí . Đến sản phẩm chủ lực của mình là Office cũng cảm thấy được sự sụt giảm do tầm ảnh hưởng của nền tảng miễn phí như Google App, hoặc giá rẻ hơn rất nhiều như sản phẩm OpenOffice.
Những sản phẩm chính của Microsolf đang yếu thế vì xu thế phát triển của thị trường
Microsoft cần đầu tư, phát triển để trở thành công ty cung cấp dịch vụ công nghệ. IBM là một ví dụ điểm hình cho việc thay đổi cơ cấu doanh nghiệp từ bán sản phẩm đến cung cấp và tư vấn các dịch vụ công nghệ. IBM đã coi PC là một thứ hàng hóa, và công ty có thể kiếm lời từ các dịch vụ liên quan đến nó. Microsoft cũng nên nhìn nhận sản phẩm phần mềm của mình với hướng đi như IBM.
Xây dựng hệ sinh thái khép kín giữa các dịch vụ và thiết bị của Microsoft
Mặc dù Microsoft gặp khá nhiều khó khăn trước đây khi phải vất vả cạnh tranh trong thị trường game với các đối thủ nặng ký như Sony và Nintendo. Nhưng với sự ra đời của Kinect, công ty đã bán 10 triệu đơn vị sản phẩm này chỉ trong 4 tháng phát hành. Điều này kiến cho năm 2011, vừa qua trở thành một năm không thể thành công hơn đối với Microsoft về mảng giải trí . Với nhiều công nghệ tân tiến tích hợp trong Kinect như nhận diện giọng nói, cảm ứng chuyển động; Kinect là lý do chính cho vị trí dẫn đầu của Microsoft ngành công nghiệp game đang hái ra tiền này.
Xbox và Kinect là thiết bị thống trị nội dung giải trí số ở các hộ gia đình Bắc Mỹ.
Vậy làm sao để có thể tiếp tục dẫn đầu? Microsoft cần tận dụng lợi thế trong 3 ngành kinh doanh chính là Xbox, Windows 8 và Windows Phone để tạo được hệ sinh thái kép kín. Có vậy Microsoft mới có thể khai thác hết tối đa lợi thế liên kết giữa các sản phẩm của mình; cũng như đã làm với Xbox360 khi mà sản phẩm này được coi là "sự thống trị" trong đời thống giải trí của các hộ gia đình ở Mỹ hiện nay.
Chiếm đoạt Yahoo đang xuống dốc
Microsoft đã cố gắng chiếm đoạt Yahoo nhiều lần, thời điểm chào giá cao nhất là 33$ cho một cổ phiếu. Bing vẫn là mảng kinh doanh mà hãng vẫn phải bù lỗ. Bên cạnh đó, những cố gắng của Bing trước Google Search khá nhỏ nhoi và chưa mang lại kết quả gì nhiều. Nhưng nếu 2 dịch vụ Yahoo và Bing kết hợp lại, cạnh tranh với Google trở thành một việc khả thi hơn bao giờ hết .
Yahoo với Bing một thế lực duy nhất đủ mạnh chống lại Google Search.
Mặc dù Yahoo có mắc nhiều sai lầm trong quá khứ, nhưng không thể phủ nhận được vị thế của Yahoo trong người tâm trí người dùng Internet. Trang web và cổng truy cập của Yahoo vẫn là một trong những website có lượng người truy cập cao nhất thế giới. Nếu kết hợp với cổng thông tin, dịch vụ MSN của Microsoft thì vị thế cạnh tranh của thực thể mới này sẽ khó mà bì kịp. Bên cạnh đó,Yahoo cũng sẽ mang lại cho Microsoft các nền tảng công nghệ sẵn có của mình. Từ đó có thể phát triển các dịch vụ như email và các ứng dụng online tốt hơn cho người tiêu dùng phổ thông và các khách hàng doanh nghiệp.
Theo ICTnew
Microsoft bí mật bán đứt Bing cho Facebook? Microsoft từng công khai tuyên bố công cụ tìm kiếm Bing là tài sản chiến lược cốt lõi của hãng. Nhưng nhiều nguồn tin đồng loạt khẳng định có vẻ như gã khổng lồ phần mềm Mỹ đang tìm cách bán tháo "đứa con cưng" của họ trong bí mật. Một số cổ đông và một vài giám đốc điều hành trong nội...