Steve Ballmer đã không còn tiếng nói sau khi rời ghế CEO
Cựu CEO Microsoft Steve Balmer có thể rời công ty mà mình đã gắn bó và coi như “con” sớm hơn dự định khi không còn có tiếng nói tại đây, theo một tiết lộ của chính ông.
Theo một phỏng vấn của Nhật báo phố Wall với Steve Ballmer nhân ngày sinh nhật lần thứ 58, ông tiết lộ rằng hiện tại ở Microsoft, ông không còn “hạnh phúc” và nhiều khả năng sẽ rời công ty sớm hơn dự kiến.
Ballmer cho biết rằng, hiện ông đã không còn được “để ý” và thường im lặng trong các cuộc họp HĐQT của Microsoft kể từ khi Satya Nadella lên thay. Thậm chí ở thời điểm tìm kiếm CEO mới, ông cũng không được tham gia vào bất kì dự án dài hạn nào mặc dù vẫn đang nắm giữ chức vụ lãnh đạo hàng đầu của gã khổng lồ phần mềm.
Đây là một thông tin khá bất ngờ bởi hiện tại, Ballmer là một tượng đài không thể thay thế, là cái tên gắn liền với sự phát triển của Microsoft, là nhân tố quyết định bên cạnh Chủ tịch Bill Gates.
Ballmer bỏ học tại Đại học Stanford và gia nhập Microsoft vào năm 1980 sau khi bị Gates thuyết phục. Sau đó, ông giữ hàng loạt chức vụ quan trọng tại đây trước khi lên làm CEO vào năm 2000 thay Gates. Năm 2013 vừa qua, ông tuyên bố rời vị trí của mình.
Hiện tại, Ballmer đang nắm giữ 4% tài chính của Microsoft – số tiền giúp ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Theo Neowin/CNET
Tổng hợp tiêu điểm công nghệ đầu năm 2014
Trong lúc người dùng tại Việt Nam đang hưởng thụ một cái Tết Đoan Ngọ thật ấm áp thì trên thế giới, hàng loạt sự kiện công nghệ đã diễn ra. Sau đây là những sự kiện "nóng" được giới công nghệ đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
1. Satya Nadella chính thức trở thành tân CEO của Microsoft
Video đang HOT
Satya Nadella, tân CEO của Microsoft.
Trước tiên phải kể đến là sự kiện Microsoft công bố danh tính của vị Giám đốc điều hành (CEO) mới. Theo đó, ban lãnh đạo Microsoft đã hoàn thành quá trình chọn lựa và bỏ phiếu cho Satya Nadella vào vị trí CEO, thay người tiền nhiệm là Steve Ballmer. Trong thông cáo báo chí chính thức từ Microsoft, Bill Gates đã có lời đánh giá cao vai trò của Satya Nadella: "Trong quá trình chuyển giao, không có lựa chọn nào tốt hơn người thuyền trưởng Satya Nadella. Đây sẽ là người chèo lái Microsoft trong thời gian tới".
Satya Nadella năm nay 46 tuổi, được sinh ra tại Ấn Độ và đã có 20 đóng góp cho Microsoft. Ở Microsoft, ông cùng các cộng sự đã tạo ra những sản phẩm "đám mây" rất thành công, dần dần trở thành sản phẩm chiếc lược của hãng này, như Office365, OneDrive (trước kia là SkyDrive). Tạm thời thay vị trí Phó giám đốc mảng đám mây và dịch vụ của Microsoft sẽ là Scott Guthrie, người đã có 14 năm làm việc tại đây, cũng là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Windows Azure từ năm 2011.
Song song với vị trí CEO mới, Microsoft cũng ghi nhận John Thompson trở thành tân chủ tịch của tập đoàn này. John Thompson sẽ thay Bill Gates ngồi vào chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị, còn Bill Gates sẽ lui về sau làm cố vấn công nghệ và tiếp tục những hoạt động từ thiện ở tuổi "xế chiều".
2. Lenovo mua bộ phận kinh doanh máy chủ của IBM: 2,3 tỉ USD
Trong lúc Microsoft đang trong giai đoạn chuyển giao và tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng kinh doanh thì hàng loạt các công ty khác như Apple, Sony, Google, Lenovo, IBM, Nokia, HTC lại diễn ra những cuộc thâu tóm hoặc bắt tay với nhau. Hoành tráng nhất chính là Lenovo, một hãng công nghệ Trung Quốc đã cùng lúc mua hai bộ phận chủ lực của hai công ty lớn và vang bóng một thời của thế giới là IBM và Motorola, với giá trị giao dịch lần lượt là 2,3 tỉ USD và 2,91 tỉ USD. Cả hai thương vụ trên đều được giao dịch thông qua tiền mặt lẫn cổ phần của Lenovo.
Trong thông cáo báo chí gửi đi, Lenovo cho biết, tập đoàn Lenovo và tập đoàn IBM đã cùng đi đến một thỏa thuận cuối cùng về việc Lenovo sẽ mua lại bộ phận kinh doanh máy chủ x86 của IBM, bao gồm các máy chủ System x, máy chủ và bộ chuyển mạch BladeCenter và Flex System, máy chủ tích hợp Flex nền tảng x86, máy chủ NeXtScale và iDataPlex, cùng với các phần mềm, hệ thống mạng và các dịch vụ bảo trì liên quan". Thỏa thuận này dựa trên sự cộng tác lâu năm giữa 2 tập đoàn kể từ thời điểm Lenovo mua lại bộ phận kinh doanh máy tính của IBM năm 2005, trong đó có các sản phẩm ThinkPad. Kể từ đó đến nay, cả hai công ty tiếp tục cộng tác với nhau trên nhiều phương diện.
3. Lenovo thâu tóm thành công Motorola: 2,91 tỉ USD
Ngay sau đó, Lenvo tiếp tục gây bất ngờ cho giới công nghệ khi thâu tóm thành công bộ phận thiết bị của Motorola đang thuộc sở hữu của Google. Nếu chỉ nhìn vào số tiền giao dịch giữa lúc Google thâu tóm Motorola (12,5 tỉ USD) và lúc Google bán lại Motorola cho Lenovo (2,91 tỉ USD), nhiều người có cảm giác Google đang chịu lỗ khi bán với giá rẻ bèo. Song thực chất Google đã có được những điều mong muốn sau một vòng giao dịch như vậy, đó chính là việc giữ lại hơn 17.000 bằng sáng chế của Motorola, chưa kể khoảng 7.500 bằng sáng chế đang chờ phê duyệt.
Nhớ lại, tại thời điểm Google mua Motorola là mua toàn bộ mọi bộ phận của hãng này với giá 12,5 tỉ USD, từ thiết bị cho đến phần mềm và các bằng sáng chế. Tuy nhiên, sau đó Google đã bán lại Motorola Home, bộ phận chuyên nghiên cứu về set-top box cho công ty Arris với giá 2,35 tỉ USD. Giờ đây, Google tiếp tục bán lại bộ phận thiết bị kèm khoảng 2.000 bằng sáng chế cho Lenovo với giá 2,91 tỉ USD, tức hãng vẫn giữ lại được thành phần cốt lõi khi mua Motorola ban đầu là số lượng lớn các bằng sáng chế.
Như vậy, với tư tưởng mua Motorola vì các bằng sáng chế thì Google đã và đang không hề thua lỗ, thậm chí họ đang thu hồi vốn nhanh chóng mà không phải tốn kém quá nhiều. Mặt khác, sản xuất thiết bị không phải là thế mạnh của Google, tiêu biểu là các dòng Nexus của hãng này được sản xuất bởi LG hoặc ASUS chứ không phải một thương hiệu độc lập của Google. Nexus ra đời cũng nhằm tăng thị phần của Android, hỗ trợ Google thực hiện những chiến lược về phần mềm và dịch vụ là chính. Do đó, chuyển giao bộ phận thiết bị của Motorola cho Lenovo được xem làm một bước đi hợp lý, giúp Google gỡ bỏ một gánh nặng, còn Lenovo thì có trong tay những công nghệ mới nhằm phát triển tốt hơn sản phẩm của mình.
Về phía Lenovo, cũng như lúc mua IBM, Lenovo đã khá thành công khi khai thác công nghệ từ dòng laptop IBM ThinkPad để tạo dựng thương hiệu Lenovo ThinkPad cho chính mình. Giờ đây, khi thế giới đang chuyển sang xu hướng di động hóa, Lenovo từ một "ông trùm" máy tính để bàn muốn lấn sân sang thị trường thiết bị cầm tay thì có Motorola là một lợi thế lớn.
Không chỉ tận dụng công nghệ, Lenovo còn có một lợi thế khác khi thâu tóm được Motorola, đó là cơ hội thâm nhập vào Mỹ và mở rộng thị trường. Trước kia, Lenovo từng có ý định mua BlackBerry, nhưng bị chính quyền Hoa Kỳ ngăn cản do lo ngại một doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập vào đất nước mình, nhưng giờ đây Lenovo bất ngờ mua Motorola đã giúp họ hoàn thành bước đầu của kế hoạch dài phía trước.
4. Sony bán bộ phận kinh doanh PC VAIO: 490 triệu USD
Trước tình hình kinh doanh thua lỗ nặng nề, ước tính lên tới 1,1 tỉ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2014, hãng công nghệ Nhật Bản này cho biết họ đã xem xét và tái cấu trúc lại công ty. Nhận thấy PC là một mảng kinh doanh không còn mang lại lợi nhuận và hãng cũng không còn tập trung phát triển ở lĩnh vực này nên đã quyết định bán bộ phận kinh doanh PC mang thương hiệu VAIO cho công ty Japan Industrial Partners (Nhật Bản). Mặc dù giá trị giao dịch không được tiết lộ, nhưng con số dự đoán là khoảng 490 triệu USD.
Song song đó, Sony cũng sẽ tiếp tục cắt giảm khoảng 5.000 nhân sự cho đến cuối năm 2014, phục vụ cho việc tái cơ cấu. Trong khi đó, Japan Industrial Partners dự định sẽ thuê thêm khoảng 250 - 300 nhân viên của Sony, chủ yếu tập trung vào việc thiết kế, phát triển sản xuất và bán hàng.
5. Nokia và HTC ký thỏa thuận chia sẻ bằng sáng chế
HTC và Nokia đã tiến hành ký kết một thỏa thuận hợp tác liên quan đến bằng sáng chế và công nghệ nhằm kết thúc tất cả các cuộc xung đột pháp lý giữa hai bên. Cụ thể, HTC sẽ thanh toán cho Nokia một khoản phí bản quyền, và hai công ty sẽ cùng hợp tác trong việc phát triển công nghệ. Sự hợp tác giữa hai bên liên quan đến danh mục đầu tư bằng sáng chế LTE của HTC và sẽ tăng cường hơn nữa các giấy phép được cấp từ Nokia. Ngoài ra, HTC và Nokia cho biết họ sẽ tìm thêm các cơ hội hợp tác công nghệ trong tương lai.
HTC lần đầu tiên bị Nokia kiện vào năm 2012 với hàng chục bằng sáng chế, bao gồm công nghệ phần cứng và phần mềm liên quan đến công nghệ không dây, thiết kế và cả giao diện người dùng. Lịch sử cho thấy, Nokia khá thành công trong các cuộc tranh tụng chống lại HTC, bao gồm một lệnh cấm bán tại Đức đối với HTC One và tại Anh với HTC One Mini, cũng như đạt được lệnh hạn chế nhập khẩu đối với HTC One ở Mỹ.
Hai công ty không tiết lộ các điều khoản trong thỏa thuận, nhưng theo tuyên bố của HTC thì công ty cảm thấy hài lòng với thỏa thuận mới ký kết. Điều này sẽ giúp công ty tránh những mối đe dọa liên tục diễn ra trên tòa án, từ đó họ có thể tập trung sâu hơn vào việc nghiên cứu sản phẩm để bước qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Đây là một trong những thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế diễn ra liên tục từ đầu năm đến nay. Trước đó, có thể kể đến thỏa thuận giữa Google và Samsung, Google và Lenovo hay Google với Cisco.
6. Facebook tròn 10 tuổi
Ngày 04/02/2014 là sinh nhật lần thứ 10 của mạng xã hội lớn nhất hành tinh, Facebook. Ban đầu, mục đích của đội ngũ phát triển là xây dựng một mạng lưới cho sinh viên Harvard, song nó dần được lan rộng ra để rồi ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tính tới tháng 01/2014, Facebook có hơn 1,23 tỉ người dùng thường xuyên hằng tháng và được định giá vào khoảng 134 tỷ USD. Tờ Entertainment Weekly đã ca ngợi Facebook như một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, với lời bình: "Trước khi có Facebook, làm sao chúng ta có thể theo dõi người yêu cũ, nhớ được sinh nhật đồng nghiệp, trêu chọc bạn bè và chơi game thoải mái?".
Mới đây, Facebook còn gây xôn xao giới công nghệ thì tuyên bố mua dịch vụ nhắn tin theo thời gian thực WhatsApp với giá 16 tỉ USD và 3 tỉ USD cổ phiếu tặng thưởng cho những nhà sáng lập WhatsApp. Giá trị thương vụ này cao hơn nhiều các vụ thâu tóm đã diễn ra trong đầu năm 2014. Song song đó, đối thủ của WhatsApp là Viber cũng đã "bán thân" cho một công ty Nhật Bản, nhưng với mức giá rẻ hơn nhiều - chỉ 900 triệu USD.
7. Flappy Bird: Niềm tự hào của người Việt Nam
Câu chuyện về game Flappy Bird (chim non vỗ cánh) đã gây sốt không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đây cũng là một niềm tự hào cho người Việt khi tác giả chính là lập trình viên Nguyễn Hà Đông 29 tuổi, sống tại Hà Nội. Hiện Hà Đông đã có nhiều tựa game phát hành trên App Store và Google Play, song Flappy Bird đã mang lại thành công ngoài mong đợi cho anh.
Tuy nhiên, xoay doanh Flappy Bird và cái tên Nguyễn Hà Đông là hàng loạt vấn đề, đặc biệt từ khi tác giả công khai con số doanh thu ước tính vào khoảng 50.000 USD (hơn 1 tỉ đồng) mỗi ngày. Để rồi sự nổi tiếng nhanh chóng, cũng như áp lực từ giới truyền thông đã tác động quá lớn tới anh. Hà Đông còn để lại một dấu hỏi lớn cho người dùng toàn cầu khi quyết định gỡ bở Flappy Bird khỏi các kho ứng dụng App Store và Google Play. Trước khi gỡ bỏ Flappy Bird, Hà Đông chỉ nói đơn giản rằng "Tôi không thể chịu đựng được nữa" và phủ nhận lý do gỡ game vì vấn đề bản quyền.
Ngay sau đó, hãng Nintendo, đơn vị được dự đoán là có thể khởi kiện Hà Đông vì game Flappy Bird sử dụng hình ảnh ống khói giống trong game Mario thuộc sở hữu của hãng này, đã lên tiếng khẳng định họ chưa bao giờ nghĩ tới điều đó. Về vấn đề đánh thuế thu nhập cá nhân trong nước, đại diện Cục thuế khẳng định sẽ chỉ áp dụng thuế ưu đãi nhằm khuyến khích Hà Đông chứ không phải "tận thu" như tin đồn.
Theo VNE
Tân CEO Microsoft được lòng giới công nghệ quốc tế Việc bổ nhiệm Satya Nadella vào CEO được giới công nghệ nhìn nhận sẽ góp phần thay đổi đáng kể hướng đi của Microsoft. Satya Nadella với kiến thức về kỹ thuật và công nghệ có thể mang đến sự thay đổi chiến lược cho Microsoft. Ảnh: Bloomberg Việc Microsoft đưa Satya Nadella lên làm CEO thay Steve Ballmer được các chuyên gia...