Startup từng nhận giải NTĐV phát huy thế mạnh trong mùa dịch Covid-19
Bằng những cách này hay cách khác, nhiều startup công nghệ từng là thí sinh dự thi Nhân tài Đất Việt đang cho thấy giá trị cộng đồng của mình khi đất nước cần tới họ.
Trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến khó lường và dẫn tới cách ly xã hội trên toàn quốc thì các dịch vụ online tại nước ta lại đang bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Giờ đây, người ta nhắc đến khái niệm chuyển đổi số không chỉ là xu hướng, mà còn là giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục những khó khăn của hình thức kinh doanh truyền thống.
Với vai trò là vườn ươm, bệ phóng cho những startup trong lĩnh vực CNTT, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã cho thấy giá trị của mình khi có nhiều sản phẩm từng tham gia dự thi, nay đã chuyển mình và góp phần “chung tay” trong mùa dịch Covid-19.
Những đại diện ưu tú có thể kể đến đó là Stringee – nổi lên như một startup tiên phong trong lĩnh vực lập trình giao tiếp – mà nổi bật là Video Call; và Tanca – với giải pháp cho phép chấm công định vị tại nhà.
Giải pháp xây dựng Video Call hiệu quả từ Stringee
Trong mùa dịch Covid-19, thực hiện chỉ thị của chính phủ trong việc cách ly toàn xã hội, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi sang mô hình “work from home” (làm việc tại nhà), họp trực tuyến, thông qua video call.
Bên cạnh đó, người dùng cũng bắt đầu tìm kiếm những dịch vụ bằng video trực tuyến thay thế cho những dịch vụ truyền thống như: Tư vấn sức khỏe, tư vấn trực tuyến với luật sư, giao dịch chứng khoán trực tuyến, giám định bảo hiểm từ xa,…
Đáp ứng nhu cầu này, Stringee đã phát triển giải pháp Video Call API giúp doanh nghiệp tự xây dựng tính năng gọi video cho Website/ Mobile App chỉ trong 2 giờ. Đây được xem là công nghệ tối ưu, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho các vấn đề của doanh nghiệp, cơ quan tổ chức.
Video đang HOT
Tính đến nay, Stringee vẫn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung cấp Video Call API giúp doanh nghiệp có thể tự thêm tính năng gọi video vào trong Website/Mobile App của mình. Bên cạnh đó, do hạ tầng của Stringee đặt tại Việt Nam nên chất lượng cuộc gọi ổn định, hình ảnh rõ nét, âm thanh rõ ràng.
Giành giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018, Stringee tự tin mang đến giải pháp xây dựng Video Call hiệu quả cho doanh nghiệp trong mùa Covid-19.
Được biết, giải pháp Video Call của Stringee có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc thẩm mỹ, họp trực tuyến, chăm sóc khách hàng, giám định tổn thất bảo hiểm, định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), học trực tuyến (e-learning),…
Khi các khách hàng tăng cường sử dụng dịch vụ trực tuyến, doanh nghiệp cũng cần đẩy nhanh việc chuyển đổi số hoạt động kinh doanh của mình để nắm đón đầu thị hiếu tiêu dùng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và bán hàng tốt hơn.
Các ngân hàng có thể chuyển từ hình thức giao dịch tại quầy sang giao dịch online qua video ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) và tối ưu hoạt động của tổng đài chăm sóc khách hàng để mang đến dịch vụ cạnh tranh hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể số hóa quy trình bồi thường bảo hiểm như giám định tổn thất bảo hiểm qua cuộc gọi video.
Startup này từng đạt Giải nhì tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 và có hơn 500 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực như: Viettel, Mobifone, Bảo hiểm PTI, VNDIRECT, Đất Xanh Group, Bảo hiểm VietinBank, Golden Gate,…
Tanca giải quyết cơn “đau đầu” cho nhiều doanh nghiệp
Bên cạnh khâu giao tiếp, thì việc phải bất ngờ chuyển đổi sang mô hình làm việc online tại nhà cũng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cụ thể là trong quản lý nhân sự, hồ sơ trình ký,..
Trước thực trạng này, Tanca – sản phẩm đạt Giải khuyến khích tại Nhân tài Đất Việt 2019, đã cho thấy giá trị của mình thông qua giải pháp cho phép nhân viên khai báo địa chỉ nhà và dùng điện thoại để chấm công thông qua định vị GPS.
Thông qua đó, bộ phận quản lý sẽ nắm bắt được thời gian nhân viên bắt đầu làm việc, vị trí và tình trạng trực tuyến của nhân viên để tránh tình trạng không kiểm soát được giờ làm việc.
Ngoài ra hệ thống Tanca cũng tích hợp với các công cụ làm việc trực tuyến như Trello để đo thời gian làm việc tại nhà của nhân viên, đồng thời thực hiện các khâu như yêu cầu nghỉ phép, thanh toán, tạm ứng hay hồ sơ trình ký… đều qua ứng dụng mà không cần các giấy tờ văn phòng.
Nguyễn Nguyễn
Trước thềm VietAI Summit 2019, TS. Vũ Duy Thức - "trùm" startup công nghệ giao lưu cùng sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Talkshow "AI, BLOCKCHAIN và câu chuyện khởi nghiệp" tại Đại học Văn Lang vào ngày 01/11/2019 sẽ có sự xuất hiện của tiến sĩ người Việt trẻ nhất Đại học Stanford .
TS. Vũ Duy Thức - nhà sáng lập, CEO Kambria & OhmniLabs, người đã truyền cảm hứng cho nhiều tài năng trẻ đam mê startup công nghệ.
Niềm đam mê robotics và AI (trí tuệ nhân tạo)
TS. Vũ Duy Thức là chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và thuật toán, người đứng sau hàng loạt startup công nghệ đình đám tại Thung lũng Silicon (Mỹ). Anh được Silicon Valley Business Journal, tạp chí kinh doanh có uy tín tại Mỹ vinh danh là một trong 40 nhân vật dưới 40 tuổi có ảnh hưởng lớn nhất tại thung lũng Silicon năm 2017.
Tốt nghiệp loại ưu Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), hoàn thành tiến sĩ chuyên ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học danh giá Stanford ở độ tuổi 28, Vũ Duy Thức là nhân vật "sáng giá" trong các chuyên gia công nghệ trên thế giới. Anh là đồng sáng lập của rất nhiều startup công nghệ đình đám tại Thung lũng Silicon (Mỹ): ứng dụng Katango tự động phân loại bạn bè (đã được Google mua lại), ứng dụng Tappy nâng tầm các cộng đồng địa phương thành mạng lưới xã hội lớn, Ohmni - robot trợ giúp người già,...
Vũ Duy Thức là đồng sáng lập và CEO OhmniLabs - doanh nghiệp cung cấp robot chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, tạo nên "cơn sốt truyền thông" trên nhiều hãng tin tức lớn: New York Times, CNN, CNBC, ABC, Washington Post... khi gọi vốn thành công chỉ sau chưa đầy 4 ngày khởi động trên Indiegogo.
Sau OhmniLabs, TS. Vũ Duy Thức tiếp tục sáng lập dự án Kambria - một hệ sinh thái hợp tác trên nền tảng blockchain để kết nối 3 nhân tố nhà phát minh, nhà sản xuất và người dùng nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ robot tiên tiến, nhân rộng mô hình của Ohmnilabs.
Dùng tri thức AI phát triển quê hương
Vũ Duy Thức là một trong những startup thành công tại Mỹ, nhưng anh cũng được biết đến là đồng sáng lập VietAI - tổ chức giáo dục phi lợi nhuận hỗ trợ và phát triển cộng đồng nghiên cứu AI Việt Nam. Hết lòng vì quê hương, anh cùng đồng nghiệp thành lập Vietseeds Foundation - quỹ học bổng chuyên hỗ trợ sinh viên khó khăn, đã trao hàng trăm suất học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học Việt Nam.
Với bề dày thành tích và những kinh nghiệm khởi nghiệp thành công tại Mỹ, trong talkshow AI - BLOCKCHAIN và câu chuyện khởi nghiệp diễn ra tại Đại học Văn Lang trước thềm VietAI Summit 2019, TS. Vũ Duy Thức sẽ chỉ ra những bài học thực tế cho khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam trong quá trình chuẩn bị, gọi vốn, vận hành một startup thành công,...
Talkshow là cơ hội quý cho các bạn sinh viên tiếp cận chuyên gia hàng đầu về công nghệ AI và Robotics, nhưng cũng là mong muốn của TS. Vũ Duy Thức. Như anh từng chia sẻ khi được VTV Awards trao giải ở hạng mục nhân vật của năm 2019: "Bản thân tôi chia cuộc sống theo tam trụ - nghiên cứu, kinh doanh và đóng góp cho xã hội. Cả ba đều là những lĩnh vực khó nhằn nhưng tôi muốn dung hòa tất cả khi bắt đầu khởi nghiệp..."
Trước thềm sự kiện, Trần Thanh Huy, cựu sinh viên khóa 21 ngành Kỹ thuật phần mềm Trường Đại học Văn Lang, chia sẻ: "Là người hiện làm việc trong lĩnh vực công nghệ, mình thấy đây thực sự là chủ đề rất hay và ý nghĩa, được chia sẻ từ một trong những chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực AI. AI và Blockchain rất cần thiết trong thời đại này, giải quyết được nhiều vấn đề truyền tải thông tin dữ liệu trong nhiều lĩnh vực của đời sống."
Có ý định khởi nghiệp bằng dự án mobile app và đang tìm tòi, nghiên cứu cách ứng dụng AI & blockchain vào dự án, sinh viên Hoàng Phi Hùng - Khóa 22 ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Văn Lang rất hứng khởi khi biết những vấn đề khó khăn đang gặp phải như xác minh và đánh giá uy tín của user khi sử dụng app; gợi ý cho user dựa trên lịch sử tìm kiếm,... sẽ được giải đáp từ chính những chuyên gia hàng đầu.
Là trường đại học tiên phong chuyển giao các chương trình giáo dục công nghệ chất lượng vượt trội cho sinh viên từ năm 2008 với chương trình hợp tác với Đại học Carnegie Mellon (đại học số 1 Hoa Kỳ về kỹ thuật phần mềm). Hiện nay, Văn Lang đặt trọng tâm vào một trong những cột trụ thúc đẩy chất lượng giáo dục đại học là chuyển đổi số, với vai trò lớn của AI và các công nghệ mới.
Chương trình Talkshow AI, Blockchain và câu chuyện khởi nghiệp sẽ được tổ chức tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM) từ 14g ngày 01/11/2019. Cùng với TS. Vũ Duy Thức, chương trình còn có sự tham gia của hàng loạt chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như TS. Lưu Thế Lợi - nhà sáng lập, CEO Kyber Network; ThS. Văn Đinh Hồng Vũ - nhà sáng lập, CEO Elsa Speak; ThS. Ngô Trí Giang - nhà sáng lập, CEO Everest Education,...
Theo GenK
Hướng dẫn chat video trên Facebook khi làm việc từ xa Ứng dụng thân thuộc Facebook Messenger cũng là nền tảng hỗ trợ họp trực tuyến khá tốt, nếu cần hãy xem lại hướng dẫn sử dụng chi tiết. Hiện nay những người làm việc từ xa có rất nhiều các ứng dụng để họp hội nghị trực tuyến với một hay với nhóm nhiều người khác. Trong đó, bạn có biết ứng dụng...