Startup kiểu “nhà giàu” của RUN Together: Quỹ lớn hỗ trợ từ sớm, chỉ tập trung marketing và sale, từ sản xuất giày tới công nghệ đều thuê ngoài
RUN Together vừa ra mắt giày công nghệ gắn chip NFC đầu tiên cho người yêu chạy bộ – con chip này sẽ kết nối với ứng dụng trên smartphon người dùng, từ đó đồng bộ giày thật – giày ảo trong ứng dụng.
Dù mới ra mắt, RUN Together đã có sự đồng hành của quỹ FundGo và để đi nhanh, họ hợp tác với Goya sản xuất giày và MoonLab phát triển các giải pháp công nghệ.
Trước kia, khi nói tới khởi nghiệp, người ta sẽ nghĩ tới hình ảnh các chàng trai trẻ lọ mọ code trong những tầng hầm tối tăm để tạo dựng ra những hình thái ban sơ của các ứng dụng, hoặc những cô gái tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ ở các xưởng sản xuất thiết kế ra những đôi giày, chiếc váy ưng ý khác biệt với thị trường.
Nhưng ngày nay, cách thức khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ đã rất khác biệt, ví dụ như các lãnh đạo của dự án RUN Together.
2 thành tố quan trọng tạo nên dự án RUN Together là giày thể thao chạy bộ vật lý và ứng dụng (app) để đưa những đôi giày với thông số kỹ thuật bên ngoài vào thế giới ảo; đều được họ thuê ngoài, chứ không tự mình làm tất cả.
Theo đó, RUN Together và Goya sẽ hợp tác nghiên cứu để cho ra đời những mẫu giày thể thao chạy bộ ngày càng xịn hơn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng.
Sản phẩm đầu tiên của ‘cặp đôi’ này chính là đôi giày chạy bộ có gắn chip NFC. Theo giới thiệu, thì giày RUN Together được thiết kế đặc biệt cho những người chạy bộ thể thao với công nghệ bọt khí Eva mang lại cảm giác đàn hồi êm ái cho bàn chân, nhưng vẫn giữ được trọng lượng nhẹ cần thiết. Ngoài ra, nó cũng phù hợp để mang đi chơi, đi học và đi làm.
Phần đế giày cao 5cm được làm bằng cao su nguyên khối, hạn chế ma sát trơn và mòn. Phần trên của giày được làm từ chất liệu cao cấp, mềm mại, dễ dàng vệ sinh. Hiện giày chỉ có 3 màu, với mức giá 1-2 triệu đồng, hướng tới tệp khách hàng là cách bạn trẻ.
Bên cạnh đó, MoonLab chính là đối tác chiến lược phát triển giải pháp công nghệ cho RUN Together Việt Nam.
” RUN Together là ứng dụng Web3 được xây dựng trên hệ sinh thái BSC (Binance Smart Chain), lấy cảm hứng từ việc đi bộ hàng ngày của mọi người. Bằng cách tặng thưởng token cho những người chạy và tạo ra các cuộc thi, RUN Together hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng chạy bộ lớn.
Video đang HOT
RUN Together hứa hẹn sẽ là ứng dụng đầu tiên áp dụng mô hình kết hợp giữa Move to Earn – Chạy để kiếm tiền, Social – Mạng xã hội và Metaverse – Thế giới ảo, có tính ứng dụng thiết thực đối với sức khỏe cộng đồng và mang lại nguồn thu nhập bền vững, hấp dẫn cho cộng đồng các nhà đầu tư“, ông Nguyễn Nhật Khánh – CEO RUN Together, giới thiệu.
Cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh RUN Together như thế này: Sau khi mua 1 đôi giày chạy bộ RUN Together, người dùng tải ứng dụng RUN Together về điện thoại (hệ điều hành Android hoặc iOS) và quét chip NFC trên giày để kích hoạt hiển thị giày NFT trên ứng dụng.
Ứng dụng RUN Together sẽ giúp đo được số bước chân, số kilomet quãng đường chạy, ghi lại các tuyến đường, lập bản đồ đường chạy, thống kê và phân tích quá trình luyện tập. Người dùng cũng sẽ tìm được những người bạn mới có cùng sở thích chạy bộ, có thể nhắn tin – tạo nhóm để chia sẻ mục tiêu chạy và trải nghiệm cùng nhau. Đặc biệt, người dùng còn có thể kiếm tiền, đổi quà, nhận voucher thông qua việc chạy bộ để tích lũy token mỗi ngày.
Vậy bản thân nhân sự như lãnh đạo của RUN Together sẽ làm gì?
” Chúng tôi sẽ làm thứ mà mình giỏi nhất: marketing và bán hàng. Trước mắt chúng tôi sẽ phải làm sao để bán được càng nhiều giày càng tốt cũng như xây dựng một cộng đồng những người yêu thích chạy bộ lớn mạnh cho app RUN Together. Hơn nữa, phải khi thuê ngoài như thế này, chúng tôi mới đi nhanh được.
Thứ hai, chúng tôi cũng tham gia vào các quá trình sản xuất – thiết kế giày cùng Goya cũng như cải tiến – xây dựng các tính năng mới của app với MoonLab. Chúng tôi đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho giày cũng như app!“, ông Đ ỗ Đăng Khoa – Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị, RUN Together, bày tỏ.
Trả lời cho câu hỏi: mô hình kinh doanh này có dễ sao chép hay không, vì ngoài kia không chỉ mỗi RUN Together biết làm marketing – sale, không chỉ mỗi Goya biết làm giày và không chỉ riêng MoonLab biết làm công nghệ, ông Đỗ Đăng Khoa khẳng định là ‘không’.
” Vì là người trong cuộc, tôi biết ngành này có nhiều rào cản lớn và phức tạp ra sao. Ví dụ: để tìm được Goya – một nhà cung cấp trong nước, khiến giày của chúng tôi được sản xuất 100% bởi người Việt, là không dễ. Xây dựng các cộng đồng yêu thích chạy bộ cũng là việc khá khó khăn, nếu không ‘đốt tiền’ vô tội vạ.
Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của RUN Together chính là ban lãnh đạo, với nhiều gương mặt sừng sỏ trong giới khởi nghiệp, vừa có chuyên môn vừa hiểu biết về công nghệ”, ông Đỗ Đăng Khoa cho hay.
Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, CEO Nguyễn Nhật Khánh từng đóng vai trò Giám đốc phát triển cộng đồng Garena Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và tham gia vào nhiều tựa game tên tuổi như Liên minh Huyền thoại (LOL), Heroes of Newerth (HON), Chiến Dịch huyền thoại.
Còn Đỗ Đăng Khoa là Co-Founder kiêm CMO CNV Loyalty. CNV Loyalty từng lên Shark Tank mùa 2021 và được Shark Hưng đầu tư 250.000 USD cho 10% cổ phần; năm 2020, startup này cũng đã được NextPay (thuộc hệ sinh thái NextTech của Shark Bình) đầu tư 11 tỷ đồng.
Cũng chính nhờ dàn lãnh đạo chất lượng nói trên, mà ngoài tài chính để thuê ngoài cả Goya lẫn MoonLab, thì ngay khi chập chững chào thị trường, dự án RUN Together nhận được đầu tư và cả sự hỗ trợ chiến lược và kinh doanh từ quỹ FundGo.
FundGo là quỹ đầu tư đầu tiên được cấp phép thành lập tại Đồng bằng sông Cửu Long – Cần Thơ. Dù mới ra mắt vào tháng 3/2022, nhưng FundGo đã đầu tư được 10 dự án khởi nghiệp – doanh nghiệp. RUN Together là deal đầu tư đầu tiên của FundGo trong lĩnh vực này.
” Sở dĩ, FundGo muốn đồng hành và hỗ trợ dự án RUN Together là bởi nó có tính ứng dụng thực tiễn, kết nối người yêu thích chạy bộ và hướng tới lợi ích cộng đồng“, ông Nguyễn Chí Công – Giám đốc Công ty Quản lý quỹ, FundGo cho hay.
Một thời kỳ tồi tệ đang đến với các công ty khởi nghiệp
Việc sa thải nhân viên hàng loạt chỉ là dấu hiệu đầu tiên của loạt rắc rối đối với các công ty trong giai đoạn đầu đối mặt với suy thoái kinh tế.
Tuần trước, các nhân viên của Cameo, một công ty khởi nghiệp đằng sau ứng dụng video cho phép người dùng trả tiền cho những người nổi tiếng vì những lời chào ngắn được cá nhân hóa, đã tụ tập với nhau trong một cuộc họp chung. Bởi có một thông tin không tốt: Gần một phần tư nhân viên sẽ bị cho nghỉ việc.
"Hôm nay là một ngày tồi tệ tại văn phòng", Steve Galanis, CEO của công ty viết trên Twitter. "Tôi đã đưa ra quyết định đau đớn khi từ bỏ 87 thành viên yêu quý của Cameo Fameo."
Trong các câu trả lời phản hồi, mọi người đã rất tức giận. Cameo đã trải qua một đợt tuyển dụng lớn vào năm 2021 và nhiều đợt sa thải đã ảnh hưởng đến những người đã làm việc ở đây trong chưa đầy một năm.
Chỉ vài giờ sau, Doug Ludlow, CEO của công ty khởi nghiệp fintech Mainstreet, cũng thông báo rằng ông đã cắt giảm 30% nhân viên của công ty. "Chúng tôi thực hiện hành động này bởi vì chúng tôi tin rằng có khả năng rất cao là thị trường đang cực kỳ khó khăn ngày hôm nay sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn," Ludlow đã tweet, "và có khả năng điều đó sẽ duy trì như vậy trong nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm".
Việc sa thải nhân viên và những điều tiếng xung quanh nó là một sự khác biệt rõ ràng so với tính thần lạc quan trong hai năm qua, khi các công ty khởi nghiệp được những nhà đầu tư mạo hiểm rót vốn hàng triệu USD. Việc định giá cao ngất ngưởng và các đợt IPO bùng nổ đã khiến các công ty khởi nghiệp dường như là một sự đặt cược an toàn, truyền cảm hứng cho hàng trăm quỹ mạo hiểm mới. Nhưng bây giờ, bữa tiệc dường như đột ngột kết thúc, và việc giảm quy mô có thể báo hiệu cho quãng thời gian còn tồi tệ hơn ở phía trước.
Kể từ tháng 1 năm nay, gần 50 công ty khởi nghiệp đã thực hiện các đợt sa thải đáng kể, theo dữ liệu do Layoffs.fyi thu thập. Trong số đó có các công ty như Robinhood và Peloton, những công ty đã phát triển vượt bậc trong thời kỳ đại dịch, giờ đây phải đối mặt với thực tế phũ phàng của một nền kinh tế kém phát triển hơn, và ít tiền mặt hơn. Còn các công ty khởi nghiệp như Cameo đã phải đảo ngược tốc độ chi tiêu trong hai năm qua. Theo CEO Galanis, việc sa thải là một sự điều chỉnh "đau đớn nhưng cần thiết" để "cân bằng chi phí với dự trữ tiền mặt của chúng tôi."
Dự trữ tiền mặt sẽ ngày càng quan trọng để vượt qua cơn bão và các công ty khởi nghiệp không gây quỹ gần đây có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai. Ba tháng đầu năm 2022 đánh dấu mức cao kỷ lục đối với hoạt động giao dịch đầu tư mạo hiểm giữa các công ty khởi nghiệp giai đoạn cuối, nhưng tốc độ điên cuồng đó đã bắt đầu chậm lại. Giờ đây, nhiều nhà đầu tư đã khuyên những người sáng lập nên chi tiêu một cách thận trọng với nhận định rằng việc huy động vốn trong vòng tiếp theo có thể không quá hấp dẫn.
"Hiện tại, các công ty khởi nghiệp đang ở trong tình huống khó khăn nhất là các công ty khởi nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng với định giá kỳ lân, tỷ lệ đốt tiền cao, các chỉ số tốt nhưng không tuyệt vời và 12 tháng tiền mặt", Matt Turck, một đối tác của quỹ đầu tư mạo hiểm chia sẻ. "Bạn sẽ thấy rất nhiều vụ sa thải ở đó, bởi vì các công ty cần phải khẩn trương cắt giảm khoản tiền phải đốt của họ, nếu họ không muốn cạn kiệt tiền mặt."
Kyle Stanford, nhà phân tích VC cấp cao tại PitchBook, cho biết tâm trạng của các nhà đầu tư mạo hiểm đã thay đổi đáng kể từ năm 2021. Sự nhiệt tình đã suy giảm, một phần do các yếu tố kinh tế - lãi suất tăng, lạm phát và bất ổn địa chính trị - đã tạo ra sự suy thoái trên thị trường công cộng. Cần nhiều thời gian hơn để những yếu tố đó ảnh hưởng đến các công ty tư nhân, nhưng việc sa thải hàng loạt tại các công ty khởi nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng là một dấu hiệu cho thấy nó đã xuất hiện. Các công ty khởi nghiệp đã lên kế hoạch IPO vào năm 2022 phần lớn đã trì hoãn việc này và các công ty công nghệ đại chúng như Uber đã quyết định cắt giảm chi tiêu tiếp thị và tuyển dụng. Các công ty lớn hơn, như Meta, đã thực hiện việc đóng băng tuyển dụng và cảnh báo nhân viên rằng việc cắt giảm có thể sắp xảy ra.
Trong khi hầu hết mọi người đồng ý rằng một cuộc suy thoái kinh tế sắp đến, nó có thể ảnh hưởng đến các công ty khởi nghiệp khác với những cuộc suy thoái trước đó. Bởi vì, theo số liệu của Pitchbook, gần 2.000 quỹ mạo hiểm mới đã được huy động ở Mỹ kể từ đầu năm 2020 và con số này nhiều hơn số quỹ đã bị đóng cửa trong khoảng thời gian bảy năm từ 2006 đến 2013. Nói cách khác, hoạt động giao dịch mạo hiểm khó có thể bị chậm lại hoàn toàn, vì vẫn còn hàng tỷ USD được luân chuyển, ngay cả khi việc định giá và quy mô giao dịch giảm xuống từ mức cao kỷ lục của chúng.
"Có thể sẽ có một số cuộc tàn sát."
Matt Turck
Tuy nhiên, có vẻ như sự lạc quan gây sốt trong hai năm qua đã hết.
"Mỗi ngày, dường như có nhiều nỗi sợ hãi hơn trên thị trường và nỗi sợ hãi có xu hướng trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Các công ty khởi nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn để nhận được các gói đầu tư mạo hiểm, hoặc sẽ phải có lãi sớm hơn để không phải phụ thuộc vào các nhà đầu tư", ông Mark Turck nói. "Đối với những công ty không thể làm điều đó, rất có thể sẽ có một số cuộc tàn sát xảy ra".
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là các công ty khởi nghiệp có thể vượt qua thời kỳ khó khăn có xu hướng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều công ty nổi tiếng nhất hiện nay - Uber, Airbnb, Square, Stripe, Facebook - đã bắt đầu trong thời kỳ suy thoái. Nhưng cái giá phải trả của mỗi con kỳ lân vượt qua thời kỳ suy thoái, là hàng trăm công ty khởi nghiệp khác có thể sẽ bị chà đạp.
Ra mắt ứng dụng Gaapnow: Cuộc chơi mới cho bất động sản thời 4.0 Sau gần 1 năm xây dựng, ngày 2/11/2021, nền tảng ứng dụng công nghệ AI cho bất động sản toàn cầu Gaapnow đã chính thức được ra mắt với nhiều ưu điểm vượt trội, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài. Buổi lễ ra mắt có sự tham dự của ông Đặng Hà Lâm - CEO...