Startup kì lân mảng TMĐT của Indonesia gọi vốn khủng bất chấp COVID-19
Temasek mới đây đã quyết định rót 500 triệu USD đầu tư cho Tokopedia.
Startup kì lân trong lĩnh vực thương mại điện tử của Indonesia Tokopedia mới đây đã chốt thành công 500 triệu USD vốn đầu tư từ Temasek, quỹ đầu tư nhà nước Singapore, trong vòng gọi vốn mới nhất của mình, DealStreetAsia xác nhận.
Tokopedia hiện có khoảng 90 triệu người dùng hàng tháng. Ảnh: Reuters
Không dừng lại ở đây, Tokopidia còn đang đàm phán với các nhà đầu tư hiện hữu khác như SoftBank Vision Find và Alibaba Group Holdúng cũng như nhiều công ty Internet ở Mỹ trong vòng gọi vốn này với mục tiêu kêu gọi thêm khoảng từ 500 triệu USD đến 1 triệu USD nữa, nguồn tin nói. Được biết, thương vụ nói trên mang đến cho Tokopedia định giá trước gọi vốn lên tới khoảng 7,5 tỉ USD.
Về phần mềm, cả Temasek và Tokopiedia đều từ chối đưa ra bình luận chónh thức của mình về thông tin nói trên.
Video đang HOT
Đầu năm nay, Financial Times đưa tin rằng Tokopedia đang đàm phán với các nhà đầu tư hiện hữu để kêu gọi tối đa 1,5 tỉ USD vốn mới.
Tokopedia được xem là một trong những đơn vị dẫn đầu trong cuộc đua thương mại điện tử vốn cực kì cạnh tranh và khốc liệt ở Indonesia cùng một số cái tên khác như Bukalapak, Lazada và Shopee. Alibaba hiện tại cũng đang có cổ phần tại Lazada và trước đó cũng đầu tư vào Bukalapak.
Cùng thời điểm, JD.ID, đại diện của ông lớn Trung Quốc JD.com tại Indonesia, cũng đã đạt được định giá vượt mốc 1 tỉ USD vào đầu năm nay.
Hồi tháng 5, Tokopedia chịu nhiều chỉ trích khi có thông tin nói rằng thông tin của 91 triệu người dùng đã bị rò rỉ trực tuyến.
Các công ty nói trên đều đang được hưởng lợi từ sự bùng nổ của nền kinh tế số tại Indonesia. Theo một báo cáo của Google và Temasek, thị trường thương mại điện tử ở Indonesia có thể sẽ đạt giá trị 82 tỉ USD vào năm 2025, chiếm 2/3 nền kinh tế tại quốc gia này.
Theo số liệu từ iPrice, Tokopedia và Shopee hiện đang là hai nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu Indonesia xét trên khía cạnh lưu lượng truy cập web và lượt tải về ứng dụng.
Startup từ chối 7 tỉ đầu tư trên Shark Tank Vietnam gọi vốn từ quỹ ngoại
Hoozing là startup hoạt động trong lĩnh vực cho thuê bất động sản tại Việt Nam.
Hoozing, startup Việt Nam có mục tiêu trở thành một "siêu thị bất động sản", mới đây cho biết đã nhận được vốn đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc Smilegate Investment. Số tiền đầu tư trong thương vụ này không được công bố.
Được thành lập vào năm 2005, Hoozing vận hành một khu chợ trực tuyến cho phép người dùng tìm kiếm và thuê các bất động sản trong dài hạn. Hoạt động theo mô hình cộng đồng, người dùng có thể tìm thấy cả những bất động sản đang được thuê nhưng người thuê đang chuẩn bị dọn đi.
Lê Hải, người sáng lập Hoozing. (Ảnh: Shark Tank Viet Nam)
Hoozing mong muốn số hoá các giao dịch bất động sản ở Việt Nam để giúp các giao dịch bất động sản dễ tiếp cận, đáng tin cậy và dễ dàng hơn. Dù vậy, Hoozing thừa nhận khó khăn đến từ việc người dân đang có xu hướng tiết kiệm tiền mặt thay vì đầu tư vào bất động sản trong đại dịch.
"Dù vậy, xu hướng số hoá các giao dịch bất động sản vẫn sẽ tăng lên, và Hoozing sẽ sử dụng vốn đầu tư để tạo ra nền tảng công nghệ để đáp ứng nhu cầu này," Hoozing chia sẻ với Tech In Asia.
Ở thời điểm hiện tại, Hoozing đang ra mắt một ứng dụng trên di động. Ứng dụng này sử dụng kho dữ liệu của chính mình và mạng lưới đại lý để giúp người cho thuê nhà và người đi thuê nhà tìm thấy nhau hiệu quả hơn. Hơn 50.000 thông tin bất động sản và 7.000 đại lý sẽ được đưa lên hệ sinh thái của Hoozing.
Với ứng dụng này, người dùng có thể tìm kiếm, ghé thăm trực tuyến bất động sản (ở chế độ 3D) cùng với đó là các báo cáo từ đại lý và phân tích dữ liệu thị trường. Một số tính năng trước cũng khả dụng là so sánh giá thông minh và tìm kiếm thông minh.
Trước đó, Hoozing đã nhận được vốn đầu tư ở vòng seed từ công ty đầu tư mạo hiểm Expara Ventures. Hoozing cũng từng xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam song từ chối khoản đầu tư 7 tỉ từ Shark Nguyễn Thanh Hưng.
Sàn thương mại điện tử lớn nhất Indonesia bị rò rỉ 15 triệu tài khoản Tokopedia, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Indonesia, đang điều tra, xác minh thông tin bị rò rỉ dữ liệu của tới hơn 15 triệu tài khoản khách hàng của mình. Tokopedia có hơn 7 triệu thương nhân trên nền tảng của mình, phục vụ hơn 90 triệu khách truy cập mỗi tháng. Tokopedia, một trong những sàn...