Startup Đông Nam Á “thắt lưng buộc bụng” vượt qua đại dịch
Khi thế giới đang đối phó với đại dịch Covid-19, các startup Đông Nam Á cũng đối mặt với trận chiến khác, đó là việc hết tiền do không thể huy động vốn các nhà đầu tư.
Đầu tư vào startup Đông Nam Á năm 2019 giảm 30% so với năm 2018. Ảnh: Nikkei
Startup thanh toán điện tử FOMO Pay đã dự đoán một năm tăng trưởng đầy hứa hẹn phía trước khi ngành công nghệ tài chính (fintech) Đông Nam Á tiếp tục bùng nổ về số người dùng chi tiêu qua ví điện tử. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ tưởng tượng về đại dịch toàn cầu đã buộc các doanh nghiệp và hộ gia đình phải lui về sau, cách ly xã hội để giảm lây lan virus trong cộng đồng.
FOMO ghi nhận giao dịch sụt giảm hơn 50% trong tháng 2/2020 khi Covid-19 càn quét qua khu vực. Công ty phải cho một số nhân viên bán thời gian nghỉ việc, hoãn kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Đồng sáng lập Zack Yang cho biết việc này giúp FOMO giảm khoảng 10 tới 20% chi phí. Ông đánh giá đây là tình hình rất tồi tệ.
Theo dữ liệu từ trang thông tin tài chính DealStreetAsia, đầu tư vào startup tại Đông Nam Á của các nhà đầu tư mạo hiểm và tổ chức khác đạt 9,5 tỷ USD năm 2019, giảm khoảng 30% so với năm 2018. Nó cho thấy các nhà đầu tư đang lựa chọn kỹ càng hơn sau khi nhiều startup tưởng bom tấn lại thành bom xịt.
Khi mà các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng, đại dịch tấn công nền kinh tế toàn cầu và thị trường vốn trong quý I khiến startup càng khó khăn hơn trong huy động vốn. GV Ravishankar, Giám đốc quản lý Sequoia Capital India, cảnh báo các nhà sáng lập startup hồi đầu tháng này về số tiền huy động được sẽ rất nhỏ và khuyên họ cắt giảm chi phí “nhanh và sâu”.
Theo Yang, startup của ông buộc phải giảm lương từ 20% đến 50%. FOMO chỉ là một trong số nhiều startup non trẻ của Đông Nam Á đối mặt với thời kỳ khó khăn vì dịch bệnh.
Yang và các đồng nghiệp phải dựa vào nhau trong cộng đồng bao gồm hơn 30 doanh nhân đến từ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia trong nhóm “SEA Founders”.
Giden Lim, CEO startup giao hoa BloomThis của Malaysia, một thành viên của SEA Founders, cho hay công ty của mình bị tác động mạnh vì lệnh kiểm soát đi lại, cấm tụ tập đông người và du lịch trong – ngoài nước. Doanh thu của BloomThis giảm tới 90% và không biết còn kéo dài tới khi nào, khiến họ cảm thấy bị áp lực về tài chính.
Video đang HOT
Lim nói startup buộc phải loại bỏ tất cả chi phí tiếp thị, xin chủ nhà giúp đỡ, tìm kiếm hỗ trợ từ các ngân hàng và cân nhắc giảm lương. “Chúng tôi phải sẵn sàng cho việc có thể mất 12 tháng hoặc hơn để phục hồi. Cố giảm chi phí hết sức và tìm kiếm cơ hội mới là điều sống còn để vượt qua khủng hoảng này”.
Nhà phát triển game Agate International của Indonesia quyết định dừng tuyển dụng mới do một số khách hàng hoãn thanh toán. Giám đốc điều hành Shieny Aprilia nói đang chuẩn bị cho kế hoạch 6 tới 12 tháng cho tới khi mọi thứ về lại bình thường.
Sau khi thực hiện khảo sát trong số các thành viên, SEA Founders phát hiện hơn 70% startup xem doanh thu bị trì hoãn là thách thức lớn nhất, 62% cho rằng giảm đốt tiền là yêu cầu khẩn cấp.
Ngay cả những startup có tài chính dồi dào thông qua các nỗ lực huy động vốn trong quá khứ cũng không “miễn dịch” trước khủng hoảng. Caecilia Chu, CEO ví điện tử YouTrip của Singapore, thừa nhận công ty phải giảm lương ở cấp quản lý và giảm chi phí tiếp thị 50% dù trước đó gọi vốn thành công 30 triệu USD. Cô cho biết do khách hàng giảm chi tiêu, họ cũng bị ảnh hưởng.
Các startup khác còn trải qua nhiều đau khổ hơn. “Kỳ lân” Traveloka của Indonesia phải sa thải khoảng 100 người, tương ứng 10% nhân sự. Covid-19 đã tàn phá nặng nền ngành công nghiệp du lịch, buộc Traveloke phải hoàn số tiền khổng lồ trong tháng 2.
Hạn chế đi lại cũng gây đau đầu cho startup đang tìm vốn. Hyuk-Tae Kwon, CEO của hãng đầu tư Pine Venture Partners, nói sẽ tập trung hoàn tất các giao dịch trước đó. Ông không tìm kiếm các thương vụ mới do không có cơ hội gặp mặt trực tiếp, trong khi đầu tư mạo hiểm là ngành công nghiệp rất nhạy cảm, không thể chỉ nhìn vào bảng biểu và giấy tờ.
Dù startup có thể dựa vào các gói cứu trợ từ chính phủ, Jixun Foo – đối tác quản lý tại hãng đầu tư mạo hiểm GGV Capital – cho rằng startup nên tối ưu hóa hoạt động và trông cậy vào nhân tài của mình. “Nhìn vào nội bộ để quản lý tài chính tốt hơn và củng cố một số hoạt động. Làm được điều này, nó sẽ cho thấy sức mạnh của công ty với nhà đầu tư tương lai do khả năng xử lý khủng hoảng là một trong các yếu tố mà nhà đầu tư tìm kiếm trong bất kỳ nhà lãnh đạo nào”.
Du Lam
Tương lai đầy hứa hẹn cho ví điện tử
Thanh toán không tiếp xúc (thanh toán điện tử) ngày càng trở nên phổ biến và những chiếc ví đựng tiền truyền thống dần mất chỗ đứng trong cuộc sống hằng ngày.
Không sợ quên ví, chỉ sợ quên điện thoại
Ngày nay, người dùng có xu hướng sờ túi để kiểm tra có mang theo điện thoại hoặc chìa khóa nhiều hơn thay vì tìm ví như trước đây. Một chiếc ví để chứa giấy tờ và tiền mặt từng là điều cần thiết, nhưng khi mọi thứ được lưu trữ điện tử, kể cả tiền, thì câu chuyện bắt đầu khác đi.
Apple, Google, Samsung, Facebook, Amazon và nhiều hãng công nghệ khác đang nỗ lực thay thế phương thức thanh toán truyền thống bằng những sản phẩm ví điện tử. Họ hứa hẹn về một viễn cảnh người dùng không cần mang theo chiếc ví dày cộp chứa đủ các loại thẻ nhựa, giấy tờ và tiền mặt bên mình. Giờ đây, với smartphone, người dùng có thể đang sử dụng các loại ví điện tử như Apple Wallet, Samsung Pay hay Google Pay.
"Chúng tôi thích vụ này. Đây chính xác là điều Apple làm tốt nhất", CEO Tim Cook của Apple đã phát biểu vậy khi giới thiệu ví điện tử của hãng vào năm 2014. Sáu năm sau thời điểm đó, thế giới hiện đại tiến dần hơn đến công nghệ mới này. Nhiều quốc gia đã hỗ trợ ví điện tử, và hầu hết thẻ tín dụng của các ngân hàng đều có thể tích hợp vào ví do Apple, Google, Samsung cung cấp. Vé máy bay giờ cũng trong ví điện tử. Và nhiều chính phủ trên thế giới bắt đầu chuẩn bị liên kết bằng lái xe điện tử vào trong điện thoại của người dùng.
Theo CNET, hơn 15% đơn hàng của Starbucks đến từ điện thoại (số liệu do hãng này công bố tháng 1.2020). Google vừa hợp tác với Citigroup và các tổ chức tín dụng địa phương để phát hành thẻ ghi nợ nhằm cạnh tranh với Apple Card. Trong khi đó, Amazon bắt tay cùng JPMorga Chase, Apple "chung phe" với Goldman Sachs... Tất cả đều là sự kết hợp giữa một hãng công nghệ lớn với một "đại gia" trong ngành tài chính ngân hàng toàn cầu vì một mục tiêu chung: thẻ thanh toán điện tử.
Trong khi đó, Facebook muốn thay thế các ngân hàng bằng dự án tiền ảo Libra. Loại tiền điện tử này sử dụng công nghệ mã hóa tương tự Bitcoin, nhằm cung cấp phương thức lưu trữ và chi tiêu đơn giản hơn cho người dùng, đặc biệt với những ai không có tài khoản ngân hàng hoặc đang sinh sống ở những quốc gia nghèo trên thế giới.
Với không ít người, sự tiện dụng trong quy trình điện tử hóa ví tiền không chỉ đơn thuần là vứt bỏ đi những tấm thẻ nhựa suốt ngày phải mang theo khi ra khỏi nhà. Ví điện tử mang đến cơ hội chi tiêu không tiếp xúc với tiền mặt, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn lan rộng không ngừng mà chưa có loại vaccine hay thuốc điều trị hữu hiệu nào được phát triển thành công.
Mức tín nhiệm dành cho ví điện tử của mỗi hãng sẽ thay lời khẳng định gắn bó với sản phẩm, dịch vụ từ công ty của các khách hàng
Với các chuyên gia phân tích, ví điện tử sẽ mang lại lợi ích cho các công ty công nghệ bởi người dùng càng dùng dịch vụ thì càng có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp mà họ đã tin tưởng trao gửi, trông nom số tiền mình có.
Trong quá trình thanh toán, người dùng cũng để lại lượng lớn dữ liệu để từ đó các doanh nghiệp có thể nắm được thói quen, sở thích như loại thức ăn, thói quen dùng khi ở ngoài hay tại gia, vào thời điểm nào trong tuần. Thói quen mua sắm còn tiết lộ nhiều thông tin về cá nhân như có thiếu kiểm soát chi tiêu không, các vấn đề về sức khỏe nếu có...
"Rất nhiều công ty kiếm tiền từ những dữ liệu đó", Dayna Ford, chuyên gia phân tích theo dõi mảng thanh toán toàn cầu của công ty nghiên cứu Gartner nói. Trước đây, đơn vị cung cấp thẻ tín dụng thường bán dữ liệu chi tiêu cho các doanh nghiệp chuyên phân tích hay nhà bán lẻ nhằm học hỏi, tìm hiểu về thói quen của khách hàng. Các hãng công nghệ cũng nhận ra điều đó và có thể tự mình thu thập dữ liệu nếu phát hành dịch vụ thanh toán riêng.
"Họ có thể khiến các thiết bị thông minh hơn. Và tất cả những gì cần làm chỉ là thuyết phục người dùng sử dụng dịch vụ mình cung cấp", Dayna nói.
Có thể nói ví điện tử được tin dùng toàn cầu đầu tiên (cho tới tận ngày nay) là PayPal, đi vào hoạt động từ 2 thập kỷ trước với danh nghĩa một công ty nửa bảo mật, nửa tài chính, cam kết cung cấp tính năng chuyển tiền toàn cầu đơn giản qua công cụ web. Nhờ khả năng thanh toán dễ dàng nhưng bảo mật cao, PayPal trở thành công cụ cần thiết để người dùng mua bán trên eBay, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Người dùng sẽ chọn sản phẩm "Pay" nào trong vài năm tới?
Ngày nay, nhiều "đại gia công nghệ" đã nhảy vào thị trường này và ngày càng phát triển. Các nhà sản xuất thiết bị đều thêm chữ "Pay" trong tên ví điện tử của mình như Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay, Amazon Pay. Sự tăng trưởng của các ứng dụng này cho thấy người dùng đang trông đợi vào những thương hiệu công nghệ lớn để trao gửi tiền. Khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường McKinsey cho biết năm 2019, 35% người tham gia trả lời cho biết họ tin tưởng Facebook để quản lý vấn đề tài chính của mình, trong khi hơn 50% chọn Apple, Google và Amazon có tới 65% phiếu tín nhiệm.
Khi công ty công nghệ càng gầy dựng được niềm tin với người tiêu dùng, các khách hàng càng có xu hướng mua thiết bị và dịch vụ của họ hơn.
Apple rõ ràng là ví dụ điển hình nhất cho quan điểm trên. Hãng định hướng bảo mật cá nhân là tính năng chìa khóa trên thẻ thanh toán điện tử Apple Card. Trong chiến lược marketing của mình hay các buổi họp báo, điều khoản dịch vụ, "táo khuyết" đều nhấn mạnh không chia sẻ dữ liệu khách hàng với các công ty khác hay sử dụng vào các mục đích khác ngoài việc xác định trường hợp gian lận và quản lý tài khoản.
CEO Tim Cook chưa bao giờ ngừng tuyên bố những sản phẩm như Apple Pay, Card hay iPhone là sản phẩm chủ chốt của "táo khuyết", không phải vấn đề quảng cáo. "Khách hàng không phải sản phẩm của chúng tôi", ông nhấn mạnh.
Nhiều công ty khác dường như đang theo chân Apple, tích hợp công nghệ giúp tăng cường bảo mật vào các sản phẩm tài chính, đồng thời giúp quá trình sử dụng thuận tiện hơn. Nhưng để xác định hãng nào nhanh hơn trong cuộc đua điện tử hóa thanh toán có lẽ cần phải chờ thêm vài năm nữa.
Anh Quân
Top startup gọi vốn đầu tư nhiều nhất Đông Nam Á từ năm 2010 đến 2019 Với nhiều nhà đầu tư, Đông Nam Á đang là vùng đất có những startup tiềm năng và hấp dẫn nhất. Startup công nghệ Đông Nam Á nào gọi được nhiều vốn đầu tư nhất? Câu trả trả lời Grab có lẽ không làm nhiều người bất ngờ. Thế nhưng, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết Grab có số vốn đầu...