Standard Chartered: Đà tăng của giá vàng vẫn chưa kết thúc
Chuyên gia chiến lược cấp cao Manpreet Gill của ngân hàng Standard Chartered ngày 18/8 đã đưa ra nhận định đà tăng của giá vàng thế giới vẫn có thể tiếp diễn bất chấp những pha “bẻ lái” gần đây.
Vàng miếng được bày bán tại một cửa hàng ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ đầu năm 2020 tới nay, giá vàng đã tăng đột biến, thậm chí có thời điểm vượt qua ngưỡng 2.000 USD/ounce vào đầu tháng Tám. Xu hướng này đã chững lại vào tuần trước, khi giá kim loại quý này quay đầu giảm xuống dưới 2.000 USD/ounce. Trong phiên giao dịch ngày 18/8 tại sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.981,41 USD/ounce.
Ông Gill cho biết, đà giảm của giá vàng thời gian gần đây được lý giải bởi lợi suất trái phiếu được điều chỉnh cao hơn, gây sức ép giảm lên các tài sản không sinh lời như vàng. Thêm vào đó, những bước tiến tích cực trong việc điều chế vắc xin chống virus SARS-CoV-2 đã giúp giới đầu tư bớt dè chừng các tài sản rủi ro hơn.
Tuy vậy, ngân hàng Standard Chartered cho rằng đà tăng của giá vàng vẫn chưa chấm dứt. Theo ông Gill, miễn là lợi suất trái phiếu tiếp tục duy trì dưới 1%, Standard Chartered sẽ không thay đổi quan điểm dài hạn. Ông cho rằng các ngân hàng trung ương thực sự muốn giữ lợi suất trái phiếu ở mức thấp.
Với kịch bản các ngân hàng trung ương tiếp tục duy trì lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp và đà phục hồi kinh tế vẫn tiếp diễn, ông Gill cho rằng bối cảnh hiện tại “là môi trường tuyệt vời” cho vàng.
Trước đó, các nhà phân tích tại Fitch Solutions dự báo giá vàng sẽ tiếp tục đi lên trong vài tháng tới, khi căng thẳng địa chính trị gia tăng và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi, dù với tốc độ chậm và không đồng đều.
Video đang HOT
Fitch dự đoán giá vàng trung bình năm 2020 là khoảng 1.850 USD/ounce, đồng thời cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới, sau đó quay trở lại mức đỉnh hồi đầu tháng 8/2020 và vượt lên trên mức này.
Dù vậy, Fitch vẫn thừa nhận rằng giá vàng có thể biến động và đi xuống khi tâm lí “ưa mạo hiểm” của nhà đầu tư tăng cao./.
Diễn biến chưa từng có của giá vàng
Trong khi vàng thế giới đang có những diễn biến chưa từng có tiền lệ, vàng trong nước tiếp tục tăng lên sát ngưỡng 48 triệu đồng/lượng.
Thị trường tài chính và kim loại quý thế giới đang trải qua những biến động lớn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Trong khi chứng khoán liên tục trồi sụt, thị trường vàng lại ghi nhận những diễn biến chưa từng có tiền lệ.
Kim loại quý thế giới đêm qua (giờ Việt Nam) tiếp tục ghi nhận đà tăng lên gần mốc 1.630 USD. Trong đó, vàng giao ngay trên sàn Kitco đóng cửa phiên ở mức 1.628 USD/ounce, tăng 3,5 USD so với ngày hôm trước. Đây cũng là mức tăng của vàng trên sàn New York (Mỹ), đóng cửa ở mức 1.628 USD.
Giá vàng tương lai Comex giao tháng 4 đêm qua cũng giao dịch ở mức 1.618,1 USD/ounce.
Tính trong cả tuần này (23-29/3) dù đã giảm 33 USD từ đỉnh nhưng kim loại quý vẫn đạt mức tăng hơn 8% trong tuần. Đây cũng là mức tăng tuần lớn nhất trong hơn một thập kỷ giao dịch của kim loại quý (từ năm 2008).
Chuyên gia tư vấn thị trường vàng toàn cầu The Perth Mint Kevin Rich cho biết, vàng giảm mạnh trước đó do các nhà đầu tư phải bán kim loại quý, một tài sản có tính thanh khoản cao để bù đắp vào tài khoản ký quỹ cho các thị trường hàng hóa khác.
Vàng thế giới đã tăng 8% trong tuần này. Ảnh: Archidev.
Tuy nhiên, khoản tiền khổng lồ hơn 2.000 tỷ USD chuyển trực tiếp cho người dân Mỹ cùng với hàng nghìn tỷ USD khác do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bơm vào nền kinh tế đã hỗ trợ mạnh đối với vàng thời gian qua.
Đây cũng là những hành động mạnh hơn cả những gì cơ quan này đã làm trong khủng hoảng tài chính 2008.
Ông Gary Wagner, nhà môi giới hàng hóa và phân tích thị trường nhận định với Kitco, chênh lệch lớn giữa giá vàng giao ngay với giá vàng tương lai giao trong tất cả tháng còn lại của năm 2020 là một diễn biến chưa từng được ghi nhận trong lịch sử giao dịch. Tuy vậy, về dài hạn, vàng được dự báo tiếp tục tăng cao.
Ngoài các gói cứu trợ hàng nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ và FED, nguyên nhân khiến vàng thế giới tăng 8% tuần này còn do số liệu kinh tế yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại quốc gia này đã tăng lên gần 3,3 triệu người trong một tuần qua, chấm dứt hơn 1 thập kỷ tăng trưởng việc làm tại Mỹ.
Không chỉ FED, nhiều ngân hàng trung ương các nước đang tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế đang chịu nhiều thiệt hại từ dịch bệnh.
Tại thị trường trong nước, khoảng cách giữa 2 chiều mua và bán vẫn chưa được thu hẹp, hiện phổ biến trong khoảng trên 1 triệu đồng/lượng.
Trong hôm nay (28/3), Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại TP.HCM ở mức 47,1 triệu/lượng (mua) và 47,9 triệu/lượng (bán), tăng 150.00 đồng so với cuối ngày hôm qua. Giá bán ra tại khu vực Hà Nội hiện cũng đã đạt mức 47,92 triệu/lượng.
Mức 47,9 triệu đồng/lượng cũng là giá bán ra tại cả Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu và Tập đoàn Phú Quý sáng nay. So với cuối phiên hôm trước, giá bán ra tại các doanh nghiệp này đều tăng 100.000-200.000 đồng mỗi lượng.
Trong khi đó, giá mua vào tại một số doanh nghiệp đã sụt giảm khiến chênh lệch giá mua - bán bị nới rộng, hiện ở mức 800.000 đồng (tại Phú Quý); 900.000 đồng (tại DOJI); và 1,1 triệu (tại Bảo Tín Minh Châu).
Riêng Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay đồng loạt tăng 350.000 đồng với cả mặt hàng vàng miếng và vàng trang sức do doanh nghiệp chế tác. Hiện giá giao dịch vàng tại đây phổ biến ở mức 46,8-47,95 triệu/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch mua - bán neo cao ở mức cao 1,15 triệu đồng.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á bị bán tháo VN-Index có phiên giảm sâu; Thận trọng khoản vay ưu đãi lãi suất qua ngân hàng; Thế bí của dòng tiền; Thị trường chứng khoán sát hơn nền kinh tế thực; Chưa có lý do hợp lý để thị trường quay trở lại xu hướng giảm; Chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc; Cố vấn của ông Trump tuyên bố, nền kinh...