SSI: MSCI đánh giá Việt Nam tích cực hơn nhưng chưa đủ để thay đổi điểm xếp hạng
Ngày 6/6, MSCI đã công bố Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường – MSCI Global Market Accessibility Review – kỳ tháng 6/2019. Theo đó, các điểm đánh giá về Việt Nam vẫn giữ nguyên như đánh giá hồi tháng 6/2018.
Tuy nhiên, theo đánh giá của CTCK SSI, MSCI có đưa ra một số nhận định có tính tích cực với thị trường Việt Nam.
Trong phần đánh giá về các thị trường Frontier Markets, MSCI tập trung phần lớn nội dung cho nhận định về Việt Nam bên cạnh một phần ngắn về Kazakhstan. Các thị trường Frontier khác không được nhắc tới.
Theo báo cáo, MSCI ghi nhận một số thay đổi của Việt Nam ở các khía cạnh:
1. Thành lập Sở GDCK Việt Nam sở hữu cả HOSE và HNX;
2. Triển khai mô hình đối tác thanh toán trung tâm cho VSD;
3. Áp dụng hình thức lệnh giao dịch mới,
Video đang HOT
4. Tăng thời gian giao dịch và mở rộng biên độ giá.
Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện khung pháp lý để nới giới hạn sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực không quan trọng đối với an ninh quốc gia và cải cách hành chính để tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận TTCK Việt Nam.
: không có vấn đề; : không có vấn đề lớn, có thể cải thiện; -/?: cần cải thiện/ đánh giá thêm.
Trong đánh giá cụ thể về mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối, MSCI đã không còn lưu ý về thanh khoản thấp của thị trường như báo cáo năm 2018.
Những đánh giá của MSCI năm nay là khá tích cực nhưng vẫn chưa tạo thay đổi trong điểm xếp hạng chính thức của Việt Nam. Theo SSI, cơ hội để Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng trong kỳ này không nhiều. Tuy nhiên, một khi những cải cách này được thực thi, Luật Chứng khoản sửa đổi chính thức có hiệu lực thì chắc chắn sẽ tác động mạnh tới quan điểm đánh giá của MSCI về Việt Nam.
Nếu thuận lợi, Luật Chứng khoán sửa đổi có thể được thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 2021 và Việt Nam nhiều khả năng sẽ được cân nhắc đưa vào danh sách theo dõi ngay sau đó.
Tiếp sau báo cáo Accessibility Review, vào ngày 25/6/2019, MSCI sẽ công bố báo cáo xếp hạng thị trường – MSCI Global Market Classification Review với kết quả xếp hạng cụ thể cho Việt nam cũng như các thị trường khác.
MAI HƯƠNG / Theo SSI
Forbes chỉ ra yếu tố đang cản trở sự nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam
Việt Nam sẽ có thể được lựa chọn vào nhóm thị trường mới nổi theo MSCI vào năm sau nếu áp dụng tỷ giá được thả nổi nhiều hơn và hạ tầng của thị trường được nâng cấp.
Cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim gần đây tại Hà Nội sẽ có thể bị coi như một nỗi thất vọng nếu xét đến mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thế nhưng Việt Nam với tư cách nước chủ nhà đã hưởng lợi nhiều.
Cuộc gặp thượng đỉnh này đã giúp cải thiện hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, cùng lúc đó nó khẳng định cho việc Việt Nam đã thành công chuyển mình sang một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường và theo định hướng thương mại, theo Forbes trong một bài báo mới đây.
Bền lề cuộc gặp thượng đỉnh Trum - Kim, các hãng hàng không Việt Nam đã ký các hợp đồng mua máy bay trị giá 21 tỷ USD, ngoài ra là rất nhiều hợp đồng dịch vụ với các công ty Mỹ.
Việc Việt Nam được bổ sung vào nhóm các chỉ số chứng khoán có ảnh hưởng lớn nhất thế giới sẽ mang đến cú huých quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đánh giá của FTSE Russell công bố vào tháng 9/2018, Việt Nam vẫn được coi như thị trường cận biên (frontier market), thế nhưng đã được bổ sung vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp (secondary emerging market). Tác giả bài báo của Forbes dự báo rằng khả năng thị trường Việt Nam được nâng hạng sẽ có thể xảy ra vào tháng 9/2019. Hiện tại, nhóm thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines và Nga.
Việt Nam sẽ có thể được lựa chọn vào nhóm thị trường mới nổi theo MSCI vào năm sau nếu áp dụng tỷ giá được thả nổi nhiều hơn và hạ tầng của thị trường được nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.
Phần lớn những lo lắng mà MSCI chỉ ra về việc nâng hạng của thị trường Việt Nam liên quan đến vấn đề kỹ thuật và có thể được giải quyết bằng các quy định mới. Trở ngại lớn nhất cần vượt qua chính là việc các chủ doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chào đón đầu tư nước ngoài đến đâu. Sự cởi mở, chào đón đầu tư nước ngoài sẽ hình thành nên ấn tượng lớn nhất về Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh vị thế chính thức mà MSCI áp dụng.
Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam để thể hiện ý định sẽ gỡ bỏ hạn chế trong sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như các công ty niêm yết trước thời điểm cuối năm 2019, chính phủ cố gắng mở rộng nền kinh tế đang khát vốn của Việt Nam để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao. Bộ Tài chính Việt Nam cũng đang soạn thảo sửa đổi luật chứng khoán, lần sửa đổi đầu tiên từ năm 2010.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc được chọn vào nhóm thị trường mới nổi thuộc MSCI và tăng cường thanh khoản, các hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 cũng được giới thiệu vào năm ngoái. Hiện tại, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cũng đang cố gắng đưa ra thêm nhiều sáng kiến mới phát triển thị trường.
Các nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam đang nghiên cứu về các hợp đồng phái sinh chỉ số có thể sử dụng VNX200 hoặc VNX200, ngoài hợp đồng VN30 hiện tại. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng đang lên kế hoạch công bố các hợp đồng trái phiếu chính phủ tương lai vào quý 3/2019.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Nhà đầu tư phải nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc, dù muốn hay không Mọi việc đang trở nên khó khăn hơn cho các nhà quản lý quỹ nếu họ muốn "phớt lờ" cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là khi sự hiện diện của nhóm cổ phiếu này không ngừng gia tăng trong các chỉ số thông dụng bậc nhất. MSCI vừa quyết định nâng tỷ trọng cổ phiếu hạng A của Trung Quốc...