Sri Lanka tìm cách xin hoãn trả nợ nước ngoài đến năm 2028
Ngày 6/3, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết ông đang tìm cách xin hoãn nợ nước ngoài đến năm 2028 sau khi chính phủ nước này vỡ nợ trong cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có cách đây 2 năm.
Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở Colombo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Wickremesinghe nêu rõ, Sri Lanka vẫn đang đàm phán với các chủ nợ song phương và tư nhân để có thể tái cấu trúc hàng tỷ USD gồm các khoản vay và trái phiếu.
Nhà lãnh đạo này cho biết chính phủ dự định đảm bảo được các khoản cứu trợ tạm thời khi không phải trả các khoản nợ cho đến cuối tháng 12/2027.
Dự trữ ngoại hối sụt giảm khiến Sri Lanka không có đủ khả năng chi trả các đơn hàng nhập khẩu, từ đó quốc đảo này lâm vào tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu trong nhiều tháng. Hàng loạt cuộc biểu tình đã buộc tổng thống khi đó là Gotabaya Rajapaksa phải từ chức vào năm 2022. Kể từ đó, Sri Lanka đã đăng ký nhận gói giải cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nỗ lực khắc phục vấn đề tài chính công sau khi chính phủ vỡ nợ vào tháng 4 cùng năm.
Theo số liệu từ ngân hàng trung ương, nợ nước ngoài của Sri Lanka là 52,65 tỷ USD vào cuối tháng 9/2023. Để tiếp tục nhận được chương trình cứu trợ của IMF, quốc đảo Nam Á phải đạt được thỏa thuận chắc chắn với các chủ nợ nước ngoài, gồm cả các trái chủ song phương và trái chủ tư nhân trước đợt đánh giá tiếp theo của IMF về nền kinh tế này vào tháng 6 năm nay. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, IMF đã công bố gói cứu trợ thứ hai trị giá 337 triệu USD sau khi Colombo đạt được thỏa thuận nợ “về nguyên tắc” với Trung Quốc. Tuy nhiên, thể chế tài chính này cho biết họ muốn thỏa thuận “về nguyên tắc” nói trên được củng cố trước đợt xem xét tiếp theo.
Cựu Tổng thống Sri Lanka rời khỏi Singapore
Theo hãng tin AFP, ngày 11/8, Cơ quan di trú Singapore xác nhận cựu Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi nước này sau khi thị thực hết hạn.
Cựu Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhà chức trách Singapore không tiết lộ điểm đến của ông Rajapaksa. Một nguồn tin thân cận với cựu Tổng thống Sri Lanka cho biết ông Rajapaksa đã nộp đơn xin gia hạn thị thực để có thể ở lại, tuy nhiên đơn xin gia hạn đã bị Singapore bác bỏ. Cũng theo nguồn tin này, cựu Tổng thống Sri Lanka hiện có kế hoạch đến Thái Lan trong khoảng thời gian ngắn trước khi quay trở lại Singapore.
Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết đã nhận được đề nghị cấp thị thực nhập cảnh cho cựu Tổng thống Sri Lanka. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, Tanee Sangrat cho biết ông Rajapaksa đang sử dụng hộ chiếu ngoại giao, cho phép ông nhập cảnh Thái Lan trong 90 ngày. Tuy nhiên, quan chức này không nói rõ khi nào ông Rajapaksa sẽ đến Thái Lan. Theo quan chức này, việc nhập cảnh Thái Lan của cựu Tổng thống Sri Lanka "chỉ là tạm trú" và "phía Sri Lanka đã thông báo rằng cựu Tổng thống không có ý định tị nạn chính trị ở Thái Lan và sẽ chuyển sang một quốc gia khác".
Cựu Tổng thống Rajapaksa rời khỏi Sri Lanka hôm 13/7, sau nhiều tháng đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện. Điểm đến đầu tiên của ông Rajapaksa là Maldives, sau đó ông tới Singapore. Tại đây, ông Rajapaksa thông báo từ chức, trở thành Tổng thống đầu tiên của Sri Lanka không thể tại vị hết nhiệm kỳ. Singapore cho biết nước này ban đầu chỉ cấp thị thực nhập cảnh 2 tuần cho ông Rajapaksa, tuy nhiên quốc gia Đông Nam Á sau đó gia hạn thị thực thêm 2 tuần nữa.
Người kế nhiệm ông Rajapaksa, Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã từng gợi ý rằng cựu Tổng thống có thể tạm thời chưa nên trở về Sri Lanka trong thời gian tới. Các chuyên gia pháp lý cho biết nếu ông trở về, ông có thể không được miễn trừ truy tố nếu có bất cứ khiếu kiện nào chống lại ông.
Sri Lanka đang rời vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng.
Tổng thống Sri Lanka đề xuất kế hoạch giải quyết khủng hoảng kinh tế Ngày 3/8, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết chính phủ nước này đang soạn thảo một lộ trình chính sách quốc gia trong 25 năm tới nhằm giảm nợ công và đưa đất nước trở thành một nền kinh tế xuất khẩu cạnh tranh. Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tại lễ tuyên thệ nhậm chức ở Colombo ngày 21/7/2022. Ảnh:...