Sri Lanka tăng giá nhiên liệu trong bối cảnh thiếu nguồn cung trầm trọng
Ngày 26/6, Sri Lanka đã quyết định tăng giá nhiên liệu trong bối cảnh thiếu hụt trầm trọng và gây thêm áp lực cho nền kinh tế vốn đang khủng hoảng của nước này.
Người dân xếp hàng dài chờ đổ xăng tại Colombo, Sri Lanka, ngày 17/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tập đoàn Dầu khí Ceylon (CPC) do nhà nước điều hành, giá dầu diesel, được sử dụng phổ biến trong giao thông công cộng ở Sri Lanka, tăng 15% lên 460 rupee (1,27 USD)/lít trong khi giá xăng tăng 22% lên 550 rupee (1,52 USD)/lít.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Năng lượng Kanchana Wijesekera thông báo Sri Lanka đang cạn kiệt xăng và dầu diesel sau khi một số chuyến hàng dự kiến bị trì hoãn vô thời hạn.
Ông Wijesekera cho hay các lô hàng dầu mỏ đến hạn vào tuần trước đã không xuất bến trong khi những lô hàng – dự kiến đến vào tuần tới – cũng sẽ không đến được Sri Lanka vì lý do “tài chính và kho vận”.
Video đang HOT
Sri Lanka đang đối mặt tình trạng thiếu ngoại hối nghiêm trọng để chi trả ngay cho những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu nhất, gồm thực phẩm, thuốc men và xăng dầu; đồng thời quốc gia này đang kêu gọi các khoản tài trợ quốc tế. CPC đã đóng cửa nhà máy lọc dầu duy nhất của mình do thiếu dầu thô.
Hôm 22/6, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết nền kinh tế của quốc gia Nam Á với 22 triệu dân “phải đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn” và kêu gọi mọi người sử dụng tiết kiệm nhiên liệu.
Không thể trả khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỷ USD, Chính phủ Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ vào tháng 4/2022. Các nhà lãnh đạo đang đàm phán về một gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), song dự kiến phải mất nhiều tháng, khoản tiền này mới có thể được thông qua. Đại sứ quán Mỹ tại Colombo cho biết, một phái đoàn của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ đã đến Sri Lanka để tìm kiếm “biện pháp hiệu quả nhất để Mỹ hỗ trợ những người Sri Lanka đang cần trợ giúp”.
Sri Lanka đóng cửa trường học, dừng dịch vụ chính phủ không thiết yếu
Ngày 20-6, Sri Lanka đóng cửa trường học và tạm dừng tất cả dịch vụ chính phủ không thiết yếu trong bối cảnh nguồn nhiên liệu đang cạn dần và Quỹ Tiền tệ quốc tế đang thảo luận với Colombo về gói cứu trợ tiềm năng.
Hàng dài người xếp hàng chờ mua xăng tại thủ đô Colombo, Sri Lanka ngày 17-6 - Ảnh: AFP
Quốc gia Nam Á có 22 triệu dân đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất sau khi cạn kiệt nguồn tiền để tài trợ ngay cả những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu nhất, trong đó có nhiên liệu, theo Hãng tin AFP.
Tất cả trường học đóng cửa và chỉ những nhân viên chủ chốt đi làm trong các văn phòng chính phủ vào ngày 20-6. Đây là một phần trong các biện pháp của Chính phủ Sri Lanka nhằm cắt giảm việc đi lại và tiết kiệm xăng dầu.
Bệnh viện và cảng biển chính của Colombo vẫn hoạt động.
Hàng trăm ngàn người vẫn xếp hàng dài nhiều kilômet để mua xăng dầu, dù Bộ Năng lượng đã thông báo họ sẽ không còn nguồn dự trữ nhiên liệu mới trong ít nhất ba ngày tới.
Tháng 4-2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ với toàn bộ khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỉ USD, và chuẩn bị thảo luận với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để nhận giải cứu.
Ngày 20-6, cuộc thảo luận trực tiếp đầu tiên với IMF về yêu cầu cứu trợ của Sri Lanka đã bắt đầu tại thủ đô Colombo và sẽ tiếp tục trong 10 ngày.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cũng sẽ gặp Bộ trưởng Nội vụ Úc Clare O'Neil để "làm sâu sắc hơn hợp tác và hỗ trợ Sri Lanka khi đất nước đang đối mặt với giai đoạn kinh tế rất khó khăn", theo thông báo từ Canberra.
Sri Lanka đang đối mặt với lạm phát cao kỷ lục và tình trạng thiếu điện kéo dài. Những vấn đề này đã là một phần nguyên nhân làm bùng phát các đợt biểu tình kéo dài nhiều tháng qua để kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Lệnh đóng cửa trường học và các dịch vụ chính phủ thiết yếu tại Sri Lanka sẽ kéo dài trong hai tuần, theo AFP.
Liên Hiệp Quốc cho biết 4/5 người Sri Lanka đã bắt đầu bỏ bữa vì không đủ tiền ăn. Đồng thời tổ chức này cũng cảnh báo về một "cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc" với hàng triệu người đang cần cứu trợ.
Quan hệ UAE - Israel tiếp tục chứng kiến dấu hiệu cải thiện Hãng hàng không Emirates Airline của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 23/6 đã tiến hành chuyến bay chở khách đầu tiên từ Dubai đến thủ đô Tel Aviv của Israel, dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai nước đã tiếp tục được cải thiện. Chuyến bay EK931 đã cất cánh từ thành phố Dubai vào lúc 12h20', giờ...